Ứng Dụng Hóa Mô Miễn Dịch Trong Chẩn đoán, Tiên Lượng Và điều Trị ...

Skip to content
  1. Trang chủ
  2. /
  3. Tin tức
  4. /
  5. Bài viết chuyên môn
  6. /
  7. Ứng dụng hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, tiên lượng và điều trị bệnh ung thư biểu mô tuyến vú tại khoa GPB – Tế bào BVĐK tỉnh Thanh Hóa

          BsCKI Hà Minh Thắng

                                                           (Trưởng khoa GPB – tế bào)

 

Trong chẩn đoán bệnh lý ung thư tuyến vú, hóa mô miễn dịch được dùng để:

  • Chẩn đoán phân biệt u lành và ung thư; phân biệt nguồn gốc các u: Bao gồm các dấu ấn Ki67, E-cadherin, p120, β-catenin, GCDFP-15, mammaglobin, P63, alpha-SMA, chuỗi nặng cơ trơn myosin, calponin, CD10, CK14, CK5/6, 34βE12, cytokeratins, …………..
  • Dự đoán đáp ứng điều trị và tiên lượng: Bao gồm các dấu ấn ER, PR, HER2, Ki67, p53, PCNA, ………….

 

Hiện nay, tại khoa Giải phẫu bệnh – Tế bào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa triển khai và ứng dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán, điều trị, tiên lượng các bệnh lý ung thư nói chung, ung thư vú nói riêng; phạm vi của bài viết này tác giả chỉ muốn chia sẻ với các quý đồng nghiệp và các bạn quan tâm đến lĩnh vực ứng dụng hóa mô miễn dịch cho 5 dấu ấn thường quy nhằm phục vụ chẩn đoán, điều trị và tiên lượng trong chẩn đoán bệnh tuyến vú: 

 

ER, PR

Estrogen receptor (ER) dương tính trong khoảng 50% đến 70%, progesteron receptor (PR) dương tính trong khoảng 55% các trường hợp ung thư vú. Các ung thư vú có ER, PR dương tính đáp ứng tốt với tamoxifen, thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi và có tiên lượng tốt.

 

HER2

HER2 (Human epithelium receptor 2) là một protein xuyên màng được mã hóa bởi gen sinh ung ERBB2 nằm ở nhánh dài nhiễm sắc thể 17 vị trí 17q21, có trọng lượng phân tử 18kD. HER2 dương tính trong khoảng 17 – 42% ung thư vú bằng hóa mô miễn dịch. HER2 dương tính thường gặp ở người trẻ, có liên quan đến các yếu tố tiên lượng xấu trong ung thư vú như ER, PR âm tính, u có độ mô học cao, chỉ số phân bào cao và hạch di căn.

Các ung thư vú không biểu hiện đồng thời ER, PR, và HER2 được gọi là ung thư vú bộ ba âm tính (triple – negatinve breast cancer). Loại ung thư vú này thường gặp ở người trẻ và phụ nữ châu Phi. Có khuynh hướng phát triển và lan rộng nhanh hơn các loại ung thư vú khác.

 

Ki67

Ki67 là kháng nguyên ở nhân tế bào, hiện diện ở kỳ hoạt động của tế bào (G1, S, G2 và phân bào), không có ở kỳ nghỉ ngơi­­­­­­. Gen Ki67 nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc thể số 10 (10q25). 

Trong ung thư vú Ki67 có tương quan mạnh với độ mô học cao. Tỷ lệ Ki67 dương tính càng cao thì nguy cơ tái phát bệnh càng lớn, thời gian sống càng ngắn.

 

p53

Nhuộm hóa mô miễn dịch xác định những protein mất chức năng do đột biến gen p53 tạo ra, tích tụ trong nhân tế bào. Sự xác định đột biến gen p53 trong ung thư vú, đại tràng, gan, thanh quản, bàng quang, u vùng mũi xoang có ý nghĩa tiên lượng. Bệnh nhân có đột biến gen p53 tỷ lệ càng cao thì tiên lượng càng xấu, thời gian sống thêm ngắn hơn những bệnh nhân không có đột biến gen p53.

 

Phân nhóm phân tử ung thư vú:

Dựa vào biểu hiện của tình trạng gen HER2, ER, PR, Ki67 người ta chia ung thư vú thành 4 phân nhóm phân tử (phân nhóm lòng ống A, phân nhóm lòng ống B, phân nhóm HER2, phân nhóm bộ ba âm tính/ giống đáy).

 

Các phân nhóm này có bệnh cảnh lâm sàng khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong hướng dẫn điều trị ung thư vú.

 

BẢNG PHÂN NHÓM PHÂN TỬ UNG THƯ VÚ.

Phân nhóm

Biểu hiện

Tỷ lệ

Độ mô học

Tiên lượng

Lòng ống A (LA)

ER+ và/ hoặc PR+, HER2-, Ki67 thấp

40%

Độ 1 hoặc 2

Tốt *

Lòng ống B (LB)

ER+ và/ hoặc PR+, HER2+, (hoặc HER2 – với Ki67 cao)

20%

Độ cao

Xấu hơn nhóm LA

Bộ ba âm tính/ Giống đáy

ER-, PR-, HER2-

15 – 20%

Độ cao

Xấu hơn nhóm LA

HER2

ER-, PR-, HER2+

10 – 15%

Độ cao

Xấu hơn nhóm LA và LB

 

Ghi chú : ER+ = estrogen receptor dương tính; ER- = estrogen receptor âm tính; PR+ = progesteron receptor dương tính; PR- = progesteron receptor âm tính; HER2+ = HER2/neu receptor dương tính ; HER2- = HER2/neu receptor âm tính 

 

* Phân nhóm lòng ống A (LA)

Có dưới 15% lòng ống A có đột biết gen p53, một yếu tố tiên lượng xấu.

 

* Phân nhóm lòng ống B (LB)

Phân nhóm LB gặp ở bệnh nhân trẻ hơn nhóm lòng ống LA, u có kích thước to hơn, di căn hạch, 30% đột biến gen p53 và có tiên lượng xấu hơn.

 

* Phân nhóm bộ ba âm tính/ giống đáy.

Hầu hết phân nhóm bộ ba âm tính có đột biến gen p53. Thường gặp ở người trẻ, gốc Mỹ – Phi và có đột biến gen BRCA1. Không phải tất các nhóm bộ ba âm tính là giống đáy và ngược lại.

15 – 20% ung thư vú thuộc phân nhóm giống đáy. Xác định phân nhóm này rất quan trọng vì bệnh nhân có diễn tiến lâm sàng xấu , không biểu hiện cả 3 dấu ấn ER, PR và HER2, không đáp ứng với nhiều mô thức điều trị. Các ung thư vú phân nhóm giống đáy có CK5, p63, EGFR, KIT, p53 dương tính. Bệnh nhân nhóm này thường ở tuổi tiền mãn kinh, gốc Mỹ – Phi và có đột biến gen BRCA1.

Phân nhóm bộ ba âm tính/ giống đáy không đáp ứng với nội tiết tố cũng như trastuzumab (Herceptin).

 

* Phân nhóm HER2 :

Bệnh nhân ung thư vú phân nhóm HER2 có tiên lượng xấu, dễ tái phát và di căng, tuổi trẻ hơn nhóm LA và LB. Có thể điều trị bằng trastuzumab (Herceptin). Có 75% phân nhóm HER2 có đột biến gen p53./.

 

Liên kếtTrang
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Ban Giám đốc
    • Ban chấp hành Đảng bộ
    • Ban chấp hành Công đoàn
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ban chấp hành Đoàn Thanh niên
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Video
    • Lịch tuần, lịch trực
    • Công tác xã hội
  • Hướng dẫn người bệnh
    • Quy trình khám chữa bệnh
    • Sơ đồ bệnh viện
    • Hướng dẫn tìm đường
  • Dich vụ y tế
    • Khám chữa bệnh theo yêu cầu
    • Dịch vụ y tế tại nhà
    • Dịch vụ kĩ thuật Cận lâm sàng
    • Dịch vụ kĩ thuật Ngoại khoa
    • Dịch vụ kĩ thuật Nội khoa
  • Đào tạo – NCKH
    • Đào tạo chỉ đạo tuyến
      • Danh sách đăng kí đào tạo
      • Danh sách đã hoàn thành đào tạo
    • Kiến thức chuyên môn
    • Nghiên cứu khoa học
  • Khoa – phòng chức năng
  • Liên hệ
  • 2024 © Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Liên hệ nhanh
  • Hotline: 19001536
  • Phòng KHTH: 0237.3951467
  • lienhe@bvdktinhthanhhoa.com.vn
  • Bộ Y tế: 1900 -9095
  • Sở Y tế: (0237). 3759313
  • Chat messenger

Từ khóa » Bộ 3 âm Tính Là Gì