Ứng Dụng Sơ đồ Tư Duy Trong Dạy Học Và Học Lịch Sử Lớp 12 - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Lịch sử
Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và học lịch sử lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.39 MB, 65 trang )

SKKN: ng dng s t duy trong dy v hc lch s lp 12Sở giáo DC & đào tạo TỉNH HƯNG YÊNTrờng THPT TIÊN Lữ=====aa a=====ng dng s t duy trong dy v hc lch s lp12Môn: Lịch sửNgời thực hiện:ThanhNguyễn MaiTổ: Sử - Địa - GDCDĐơn vị: Trờng THPT Tiên LữNgi thc hin: Nguyn Mai Thanh Trng THPT Tiờn L1SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12Năm học: 2015 – 2016SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMỨng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và họclịch sử lớp 12Người thực hiện: Nguyễn Mai ThanhChức vụ MỤC LỤC: Giáo viênNgười thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ2Tháng 3 năm 2015SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12Khảo sát thực tế:....................................................................................................92. Thực trạng về việc giảng dạy bài 10 và bài 13(t2) chương trình lịch sử lớp 12..............................................................................................................................103. Hiện trạng học bài của học sinh......................................................................10PHẦN MỘT :ĐẶT VẤN ĐỀI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀIHiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước tiếnnhanh, tiến mạnh trên con đường XHCN. Từng bước hội nhập quốc tế để đưanước ta trở thành nước công nghiệp, sánh vai cùng với các cường quốc nămchâu, thực hiện mục tiêu của Đảng là “Xây dựng thành công CNXH và bảo vệvững chắc nước Việt Nam XHCN”.Cùng với sự nghiệp CNH- HĐH, Đảng, nhà nước, bộ giáo dục cũng cónhiều cải cách trong dạy và học, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Nghịquyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạođã khẳng định tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học: “Chươngtrình chú trọng tới yêu cầu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, chú ýcho học sinh thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống thựctiễn, các tình huống có tính phức hợp, tìm tòi khám phá nghiên cứu, thực hiệncác dự án học tập…;học sinh được tham gia các hình thức “học tập cá nhân”,“học tập hợp tác”…rèn kĩ năng học tập, có thái độ tích cực đối với việc họctập…”Khác với các môn; Ngữ văn, Địa Lí, Sinh học, Giáo dục công dân…Lịchsử là một môn học đặc thù với những chuỗi sự kiện, diễn biến đã diễn ra trongquá khứ. Vì vậy, nhiệm vụ của dạy học Lịch sử là khôi phục lại bức tranh quáNgười thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ3SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào cuộc sống hiện tại vàtương lai. Đây là môn học yêu cầu người học phải “Biết sự kiện - Hiểu sự kiện- Nhớ sự kiện” từ đó có sự phân tích, tư duy lôgic, khái quát, và đánh giá sựkiện.Muốn khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sinh động, thì phươngtiện trực quan là một yếu tố hết sức cần thiết. Trong quá trình giảng dạy tạitrường, bản thân tôi cũng như các giáo viên trong tổ đều cố gắng về đổi mớiPPDH cho phù hợp với hướng dạy học “lấy học sinh làm trungtâm”, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh…ý thức rõ về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn:Tích cực sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học hiện có ở nhà trường, ứng dụngCNTT, tìm tòi các biện pháp gây hứng thú trong dạy học môn Lịch sử…. Tuynhiên các biện pháp trên cũng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao nên các tiếthọc còn nhàm chán đơn điệu, học sinh không tái hiện được bức tranh quá khứmột cách rõ nét nhất. Vì vậy chất lượng bộ môn không cao.Xuất phát từ thực tế dạy và học Lịch sử ở nhà trường cũng như của bảnthân, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học bộmôn Lịch sử. Trong mỗi tiết học: trò phải hứng thú, say mê; thầy phải phát huyđược tính tích cực ở trò, phải khơi dậy được niềm đam mê ở trò. Để đáp ứngđược yêu cầu đó và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thì việc sử dụng sơđồ tư duy trong dạy và học Lịch sử là phương pháp tối ưu nhằm phát huy tínhtích cực và khả năng tư duy của học sinh.Trước thực tiễn đó, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Ứng dụng sơ đồ tưduy trong dạy và học lịch sử lớp 12” làm đề tài nghiên cứu của mình. Mục đíchcủa đề tài là giúp cho giáo viên và học sinh yêu thích môn lịch sử hơn từ đó cóthể nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử trong nhà trường.II. PHẠM VI NGHIÊN CỨUĐể thấy rõ được hiệu quả của việc thay đổi phương pháp: ứng dụngSĐTD trong dạy học lịch sử lớp 12, tôi xin chọn thiết kế: Kiểm tra trước tácđộng và sau tác động đối với các nhóm tương đương.Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ4SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12Nhóm 1: Lớp 12D1 - là nhóm thực nghiệm, nhóm này sẽ được học theophương pháp ứng dụng SĐTD trong các tiết học lịch sử .Nhóm 2: Lớp 12D2 - là nhóm đối chứng, vẫn được dạy theo phương pháptruyền thống, không có sự thay đổi.III. CƠ SỞ LÍ LUẬN.1.Cơ sở lí luậnMôn lịch sử trong nhà trường phổ thông có chức năng và nhiệm vụ quantrọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Mục tiêu của bộ môn lịch sử ởtrường phổ thông không những giúp cho học sinh có được những kiến thức cơbản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, mà còn nhằm truyền thụ chohọc sinh ý nghĩa của quá khứ và tiếp tục trong hiện tại, dẫn dắt học sinh hiểuvai trò con người trong cộng đồng và vai trò của con người trong thế giới nóichung. Như vậy, trong thời đại cách mạng khoa học – kĩ thuật rất sôi động hiệnnay, bộ môn lịch sử cần phải được giáo dục một cách đúng đắn, với phươngpháp hiệu quả để góp phần giúp học sinh nắm chắc những kiến thức lịch sử làmcơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương,đất nước, truyền thống dân tộc, hình thành các năng lực tư duy, hành động,phẩm chất học sinh qua đó các em có thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xãhội.2. Cơ sở thực tiễnSơ đồ tư duy còn được gọi là bản đồ tư duy, hay lược đồ tư duy (MindMap), là một hình thức “ghi chép” đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữviết với sự tư duy tích cực, nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, tóm tắtnhững ý chính của một nội dung, hệ thống hóa kiến thức của một chủ đề, cáccách giải một dạng bài tập. Có nhiều cách để lập sơ đồ tư duy, như dùng bút chì,bút màu, giấy bìa, phấn màu, bảng đen… (cách truyền thống), hoặc ứng dụngcông nghệ thông tin để thiết kế (Microsoft Powerpoint…)Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết khắt khe nhưbản đồ địa lí hay bản đồ lịch sử. Người sử dụng có thể thêm hoặc bớt đi cácnhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau thông qua màu sắc, hình ảnh, cụm từNgười thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ5SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12diễn đạt (tùy theo tư duy mỗi người). Cùng một chủ đề, nhưng mỗi người có thể“thể hiện” sơ đồ tư duy theo cách riêng. Do đó, sử dụng sơ đồ tư duy sẽ phát huyđược tối đa năng lực sáng tạo của người dạy và người học. Cơ chế hoạt động củasơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc với các mạng lưới liên tưởng (cácnhánh) được thiết kế dưới dạng công cụ đồ họa trực quan nối các hình ảnh cómối liên hệ với nhau. Vì vậy giáo viên có thể vận dụng để hỗ trợ dạy học cácdạng bài nghiên cứu kiến thức mới, bài ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thứccho người học sau mỗi chương, phần, chuyên đề, học kì… và giúp cho cán bộquản lí lập kế hoạch công tác hiệu quả.Con người sử dụng sơ đồ tư duy đã có cách đây hàng thế kỷ, nhằm hỗtrợ trong việc học tập, tư duy, ghi nhớ, giải quyết vấn đề, báo cáo… nhưngTony Buzan được cho là người đầu tiên đưa ra sơ đồ tư duy hiện đại vào năm1960. Ông cho rằng, những cách ghi chép cũ bắt buộc mọi người phải đọc từtrái sang phải rồi từ trên xuống dưới, trong khi người đọc thường đọc cả trangkhông theo một trật tự tuyến tính nào cả, vì thế ông cải biến nó. Theo phươngpháp cải tiến của Tony Buzan, sơ đồ tư duy sẽ có cấu tạo như một “cái cây”(nằm chính giữa), xung quanh có nhiều nhánh lớn khác nhau. “Cái cây” ở giữasơ đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm, nối với nó là các nhánh lớnthể hiện các vấn đề liên quan rất quan trọng với ý tưởng chính. Các nhánh lớnnày tiếp tục được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏhơn nữa nhằm thể hiện chủ đề kiến thức ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứthế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kếtnày tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm của người dạy(hay người học) một cách đầy đủ và rõ ràng nhất.Rõ ràng, trên thế giới việc sử dụng sơ đồ tư duy đã được nghiên cứu, hệthống hóa và sử dụng một cách phổ biến. Ở Việt Nam, kĩ thuật này mới được ápdụng từ năm 2006, nhưng chưa được nghiên cứu và ứng dụng đại trà trong dạyhọc. Sơ đồ tư duy mới chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên, học sinhtrước mùa thi bằng phương pháp thủ công, truyền thống thông qua cây bút, trangNgười thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ6SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12giấy, bảng…Để định hướng cho học sinh tư duy, học tập tích cực, hiệu quả thìgiáo viên cần tích cực ứng dụng SĐTD vào quá trình dạy học.Như vậy, sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) trong dạy sẽ phát huy khả năng tưduy, tính sáng tạo của học sinh, giúp các em, yêu thích và hào hứng khi học sử.Hơn nữa, sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) giúp học sinh có được phương pháphọc tập một cách tích cực, huy động tối đa sự tư duy và sáng tạo của mình, từđó nhớ bài lâu và hiểu bài sâu, đây cũng là một phương pháp ghi chép tối ưu sovới phương pháp ghi chép truyền thống.Tuy nhiên, việc sử dụng SĐTD trong dạy học nói chung và dạy họcLịch sử ở nhà trường cũng còn nhiều hạn chế bởi, giáo viên chưa hướng dẫn cụthể cho học sinh cách thiết kế và nắm bắt kiến thức ở SĐTD ra sao. Bên cạnh đó,một số giáo viên chưa thật sự chú trọng, quan tâm tới phương pháp dạy học này.Mặt khác, học sinh dù đã được làm quen với cách ghi bài theo sơ đồ tư duy ởcác trường THCS nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa hiểu rõ cách thể hiện nộidung, kiến thức như thế nào trong việc thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy.Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tôi chỉ xin đề cập tới việc ứngdụng SĐTD trong phần lịch sử lớp 12 - phần lịch sử dài và khó học nhất. Thực tếđã cho thấy, việc sử dụng SĐTD đã tạo ra không khí học sôi nổi và hứng thú ởhọc sinh. Tôi hy vọng phương pháp dạy và học này sẽ được áp dụng nhiều hơnnữa trong các nhà trường trong thời gian tới.III. NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VINGHIÊN CỨU.1.Nhiệm vụ nghiên cứuĐể thực tốt nội dung vấn đề nghiên cứu, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ:- Tham khảo các tài liệu về “ Phương pháp dạy học Lịch sử”. “ Thiết kếbài giảng”, “tạp chí giáo dục”….- Tham khảo các nguồn tài liệu trên mạng, một số tài liệu liên quan đếndạy học theo hướng phát triển năng lược của học sinh.- Tài liệu hướng dẫn dạy học theo phương pháp lập bản đồ tư duy của TSTrần Đình Châu và TS Đặng Thị Thu Thủy của Bộ GD &ĐT.Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ7SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12- Hoạt động dạy học bằng phương pháp “Lập bản đồ tư duy” (Tài nguyêndạy học Bộ GD&ĐT)- Vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại nhằm phát huytính tích cực của học sinh - NXB Đại học sư phạm I.- Sách giáo khoa, Tài liệu chuẩn KT-KN lịch sử lớp 12- Một số hình ảnh, bản đồ khai thác từ mạng Internet- Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THPT, lớp 12 của bộ GD-ĐT- Thao giảng dự giờ đồng nghiệp, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy- Đặc biệt nghiên cứu tài liệu: “Dạy học theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹnăng”.- Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử lớp 12- Thử nghiệm một số nội dung nghiên cứu vào thiết kế một bài dạy họclịch sử qua bài ( BÀI 10: CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾTOÀN CẦU HÓA; BÀI 13: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAMTỪ NĂM 1925 ĐẾN 1930)- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnhvà bổ sung hợp lý.2. Phương pháp nghiên cứu-Trao đổi với học sinh-Điều tra bằng phiếu, sau khi học sinh học bài dạy bằng sơ đồ tư duy.-So sánh đối chiếu3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu-Một số nội dung về ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học mà tôi tiếnhành thực hiện trong sáng kiến kinh nghiệm của mình được giới hạn trongchương trình lịch sử lớp 12 THPT.- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 12 THPT.IV. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.1. Thực trạng chung môn Lịch sửỞ trường phổ thông hiện nay, hầu hết học sinh ít có hứng thú với bộ mônlịch sử. Thực tế này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết và chủyếu vẫn là do việc giảng dạy của giáo viên bộ môn Lịch sử. Muốn nâng cao chấtlượng dạy học lịch sử, việc đổi mới nội dung phải tiến hành song song với đổimới phương pháp. Giáo viên cần khắc phục lối dạy truyền đạt một chiều, chuyểnNgười thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ8SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12sang vai trò tổ chức hướng dẫn, kích thích óc tìm tòi, sáng tạo của học sinh.Sự chủ động của trò là cơ sở tâm lý sư phạm tạo nên hứng thú học tập của học sinh.Vì lẽ đó, vấn đề bồi dưỡng hứng thú học tập là yêu cầu cấp thiết trong dạy họcnói chung, dạy học lịch sử nói riêng.Thực tế cho thấy các em chỉ có khả năng nhớ được những gì đã quan sátđược còn cái gì mà các em không thấy, không quan sát được thì rất khó nhớ.Cũng vì thế, khi xem phim lịch sử Trung Quốc thì nhớ rất rõ các nhân vật, sựkiện của lịch sử Trung Quốc. Còn khi học sử Việt Nam bằng chữ nghĩa thì lẫnlộn các nhân vật, các sự kiện lịch sử đến nỗi các thầy cô giáo “cười ra nướcmắt”. Các em mang các kiến thức lẫn lộn ấy mà lớn lên và bước vào cuộc sốngmà không có niềm tự hào dân tộc anh hùng, không hứng thú học tập, các em họcchỉ để trả nợ. Học xong, kiến thức không còn đọng lại trong tiềm thức của cácem. Như thế, công sức giáo dục của chúng ta thật uổng phí. Người công dântương lai của đất nước ta đa số đều thực dụng, mong sao lớn lên làm được nhiềutiền, bất chấp đất nước quê hương có phát triển, có thể sánh vai cùng các cườngquốc năm châu được hay không.Thực trạng học sinh lớp 12 trường THPT Tiên Lữ. Cụ thể :* Về Hs: Hai lớp được chọn tương đương nhau về sĩ số, giới tính và khảnăng học tập. Cụ thể:Bảng 1. Tình hình của hai lớpSố liệuSố lượng giữa các lớpKết quả học tập HK1 của từng lớpLớpSĩ sốNam12D1421824112D24222200NữGiỏiKháT.BìnhYếuKém30110033900Đặc điểm:- Cả hai lớp đều học khối D, khả năng tiếp thu của các em rất tốt, học tậpmang tính tích cực, tự giác, nhưng đối với môn Lịch sử các em không có nhiềuhứng thú.Khảo sát thực tế:Phát phiếu trả lời cho học sinh lớp 12D1, 12D2 theo nội dung sau: Có 5môn: Toán, Văn , Anh , Sử, Địa.Phiếu trả lời - Lớp:Bảng 2: Phiếu trả lời học tậpNgười thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ9SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12STT12345Môn họcToánVănAnhSửĐịaĐánh dấu (+) vào môn học em thích họcBảng 3: Kết quả khảo sát về sở thích học tập bộ môn của học sinh như sau:Sở thích môn họcLớpSĩVănSL%SửSLsố12D142 3583512D242 35834Qua bảng 3 cho thấy đa số%ĐịaSL %ToánSL%AnhSL %12 25 60337935 8310 17 40276419 45các em thích học các môn: Toán, Văn, NgoạiNgữ vì các môn này có nhiều trường để lựa chọn thi Đại học. Ngược lại sốlượng học sinh thích môn sử rất ít khoảng 10%- 12% vì môn sử khô khan, khónhớ, nhiều sự kiện, ít tổ hợp môn, khó lựa chọn trường thi Đại học.2. Thực trạng về việc giảng dạy bài 10 và bài 13(t2) chương trình lịch sửlớp 12.Bài 10 và bài 13 (t2) trong chương trình lịch sử lớp 12 là bài dài, nhiềumục và nhiều kiến thức. Thông thường khi dạy bài này, giáo viên chọn phươngpháp dạy truyền thống: thuyết trình, lập bảng thống kê, liệt kê các thành tựu chohọc sinh tìm hiểu.Việc trình bày theo lối liệt kê này khiến cho bài giảng khô khan, trở nênnhàm chán, không gây hứng thú học nên không thu hút được học sinh tham gia.3. Hiện trạng học bài của học sinhDo bài dài, có nhiều sự kiện, nhiều thành tựu, bài giảng không gây hứngthú nên học sinh học bài rất khó khăn. Thậm chí có nhiều em không muốn họcbài. Các em có học thì lại rất hay quên, chỉ nhớ được rất ít các sự kiện và haynhầm lẫn. Như vậy, việc dạy và học đều không hiệu quả, bài giảng không thànhcông. Cần có một phương phương pháp mới để học sinh dễ tiếp thu và hứng thúhơn trong việc học bài này.Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ10SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12PHẦN HAI:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨUPhần lịch sử lớp 12 tương đối dài và khó nhớ do có nhiều sự kiện, nhiềugiai đoạn, nhiều vấn đề. Nếu để học sinh học theo cách truyền thống là họcthuộc lòng thì chỉ sau vài ngày là các em lại quên hết. Nhưng nếu học theophương pháp mới là dùng SĐTD, phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của các emthì các em sẽ nhớ rất lâu.Mặc dù kiến thức lịch sử lớp 12 rất nặng nhưng lại có thể dễ dàng chiathành nhiều giai đoạn, nhiều phần nhỏ nên rất dễ cho việc áp dụng SĐTD trongtừng bài giảng. Do vậy tôi lựa chọn phần lịch sử lớp 12 cho bài nghiên cứu củamình.Tôi lựa chọn hai lớp học 12D1 và 12D2 vì khả năng nhận thức của hai lớplà tương đương. Đây lại là hai lớp khối D vì thế khả năng tư duy rất tốt và rấtnhanh.Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ11SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, chủ động.Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau vềđiểm số của tất cả các môn học.II. THIẾT KẾChọn 2 lớp nguyên vẹn: lớp 12D1 là nhóm thực nghiệm và lớp 12D2 lànhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra 45p đầu học kì I làm bài kiểm tra trướctác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm không có sựkhác nhau.Bảng 1: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:Đối chứng6,8TBCP=Thực nghiệm6,80,121P=0,121 >0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hainhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi làtương đương.Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu:Kiểm traNhómKiểm tra trướcTác độngtác độngsau tácđộngThựcnghiệmO1Dạy học có ứng dụng SĐTDO3Đối chứngO2Dạy học không ứng dụngO4SĐTDIII. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinhGiáo viên hướng dẫn học sinh làm sơ đồ tư duy: Giúp học sinh biết đượcnhững thành phần cấu tạo nên một sơ đồ tư duy, mặc dù chúng có thể được chỉnhsửa tự do theo ý muốn cá nhân.Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ12SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12• Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề, sử dụng ít nhất 3 màu.• Sử dụng hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy của bạn.• Chọn những từ khoá và viết chúng ra bằng chữ viết hoa.• Mỗi từ/hình ảnh phải đứng một mình và trên một dòng riêng.• Những đường thẳng cần phải được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh trung tâm.Những đường nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt đầu ốm dần khi toảra xa.• Những đường thẳng dài bằng từ/hình ảnh.• Sử dụng màu sắc – mật mã riêng của bạn – trong khắp sơ đồ.• Phát huy phong cách cá nhân riêng của học sinh.• Sử dụng những điểm nhấn và chỉ ra những mối liên kết trong sơ đồ tư duycủa mỗi học sinh.• Làm cho sơ đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tựhoặc dàn ý để bao quát các nhánh của sơ đồ tư duy.Dựa vào nguyên tắc dạy học và tác dụng của sơ đồ tư duy, chúng ta áp dụngdạy được ở nhiều dạng bài: Bài mới, ôn tập, hệ thống chương hoặc giai đoạn,làm bài tập lịch sử, đặc biệt là củng cố bài và các tiết tự chọn. Giáo viên hướngdẫn học sinh đi từ khái quát đến cụ thể, dựa trên cơ sở nguyên lý của sơ đồ tưduy hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy:( Nội dung chìa khóa là câycànhnhánh) từ đó học sinh mởrộng, phát triển thêm theo sự sáng tạo của mình.2. Tiến hành dạy thực nghiệmThời gian tiến hành dạy thực nghiệm là bắt đầu từ học kì I của năm học.Thực hiện dạy học bằng cách lập SĐTD được tóm tắt qua 4 bước như sau:- Bước 1: Trong mỗi bài học mới, học sinh lập SĐTD theo nhóm hay cánhân với gợi ý, hướng dẫn của giáo viên.- Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo,thuyết minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ13SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12- Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTDvề kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp họcsinh hoàn chỉnh SĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.- Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bịsẵn hoặc một SĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinhlên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.Khi củng cố kiến thức giáo viên hướng dẫn HS hệ thống kiến thức bài họcbằng sơ đồ tư duy. Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còncho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề, bài học. Nó giúp học sinh liên kết cácý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.Lập sơ đồ tư duy là một cách thức ghi chép cực kỳ hiệu quả. (Lưu ý:SĐTD là một sơ đồ mở, GV yêu cầu các nhóm HS nên vẽ các kiểu SĐTD khácnhau, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nétvẽ, màu sắc và hình thức, cấu trúc (nếu cần).Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ14SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12IV. CÁCH TIẾN HÀNH ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠYVÀ HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT.1 : Sử dụng SĐTD trong việc kiểm tra bài cũVì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầucủa giáo viên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánhđể trả lời câu hỏi. Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nộidung bài học bằng cách gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấmđiểm tùy vào mức độ thuộc bài của học sinh. Cách làm này vô tình để nhiều họcsinh rơi vào tình trạng “học vẹt”, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài. Do đó, cầnphải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh, yêu cầuđặt ra không chỉ “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phần hiểu”. Cách làm nàyvừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồng thời nângcao chất lượng học tập. Sử dụng sơ đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra đượcphần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ thườngđược giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thôngtin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từkhóa trung tâm.Ví dụ 1: Trước khi dạy học Bài 5: Các nước Châu Phi và Mỹ la tinh(Lịch sử 12), giáo viên sẽ kiểm tra kiến thức của học sinh ở bài 4: Các nướcĐông Nam Á và Ấn Độ, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng điền các thông tincòn thiếu để hoàn thiện SĐTD về sự ra đời và quá trình phát triển thành viên củatổ chức ASEAN (Phần I, mục3)Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ15SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 122: Sử dụng SĐTD trong việc giảng bài mới.Sử dụng bản đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày. Giáo viên thay vìgạch chân đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng SĐTD để thể hiệnmột phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan.Ví dụ 1: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩatháng Tám năm (1939 -1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời(Lịch sử 12), để xác định lệnh Tổng khởi nghĩa, việc giành chính quyền ở HàNội, trong cả nước và ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của cách mạngtháng Tám là phần kiến thức không khó nhưng không dễ nhớ đối với học sinh.Nếu giáo viên sử dụng phương pháp trình bày truyền thống thì vấn đề vẫn đượcgiải quyết nhưng không hiệu quả. Vì nội dung dàn trải, hết nội dung này đến nộidung khác, học sinh sẽ không thấy được mối quan hệ về việc chớp thời cơ đểTổng khởi nghĩa và việc giành chính quyền ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đốivới việc giành chính quyền trong cả nước và đặc biệt là ý nghĩa to lớn, nguyênnhân thành công của cách mạng tháng Tám.Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ16SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12Do vậy, sau khi giới thiệu xong nội dung kiến thức cần nắm trong bài học,giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, dựavào nội dung trong sách giáo khoa, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treotường để hoàn thành bài tập. Cuối cùng giáo viên cùng học sinh hoàn thiện đượcmột sơ đồ tư duy kiến thức theo ý muốn của mình, kết quả có thể như sau.Ví dụ 2: Hoặc khi dạyBài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền ở Bắc, giảiphóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) – Lịch sử 12, Giáo viên hướng dẫnhọc sinh lập sơ đồ tư duy ở mục III, ý 2: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân1975.Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ17SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12Qua sơ đồ tư duy học sinh khắc sâu được ý nghĩa của cuộc Tổng tiến côngvà nổi dậy Xuân 1975.Hay khi học Bài 4:CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ- lịch sửlớp 12, Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy ở mục I, ý 3: Sự ra đờivà phát triển của tổ chức ASEANNgười thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ18SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12Sau khi học sinh đã hoàn thiện sơ đồ, học sinh cần rút ra nhận xét về hoàncảnh ra đời, mục tiêu hoạt động, sự phát triển thành viên của tổ chức ASEAN.Ví dụ 2: Trước khi dạy Tiết 17 Mục II - Bài 12: Phong trào dân tộcdân chủ ở Việt từ năm 1919-1925 (Lịch sử 12) giáo viên yêu cầu học sinh lênbảng điền các thông tin còn thiếu để hoàn thiện SĐTD ở tiết 16 (Mục I: Nhữngchuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiếntranh thế giới thứ nhât)Như vậy qua việc hoàn thiện SĐTD, học sinh nói rõ hơn về thái độ chínhtrị và khả năng cách mạng của từng gia cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam sau chiếntranh thế giới thứ nhất, hay nói cách khác là nhận xét về mối quan hệ giữa cácnhánh thông tin với từ chìa khóa trung tâm. Đây chính là phần hiểu bài của họcsinh mà giáo viên cần căn cứ vào đó để đánh giá, nhận xét.3: Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài họcNgười thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ19SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12Củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thì dạng bài tập thích hợp làcho học sinh tự thiết kế một sơ đồ theo ý muốn sáng tạo của mình với màu sắctùy ý. Giáo viên có thể giao cho học sinh vẽ sơ đồ thiếu nội dung kiến thức cụthể hoặc đầy đủ lượng kiến thức của bài học vừa được dạy, cho học sinh hoạtđộng cá nhân hoặc nhóm. Tuy nhiên, các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nộidung toàn bài để một lần nữa khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm bài học.Ví dụ 1: Khi dạy Bài 1: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giớithứ hai (lịch sử 12), sau khi học sinh đã tự thiết kế cho mình một SĐTD xongthì giáo viên có thể củng cố kiến thức bài học cho học sinh với SĐTD mà giáoviên đã chuẩn bị sẵn như sau:Ví dụ 2: Khi dạy Bài 18 : Những năm đầu của cuộc kháng chiến toànquốc chống thực dân Pháp (1946-1950) (lịch sử 12), sau khi dạy xong mục IV:Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, giáo viên có thểnhấn mạnh nội dung kiến thức bài học này một cách đầy đủ và trực quan bằngSĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn:Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ20SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12Qua việc củng cố nội dung bài học theo hình thức này học sinh sẽ nhớ lâu,nhớ kỹ nội dung bài học và phát huy được tính sáng tạo, tư duy của mình, cácem sẽ yêu thích môn Lịch sử hơn.4: SĐTD hỗ trợ cho tiết tổng kết, ôn tập kiến thứcSau mỗi chương, mỗi phần, giáo viên cần phải tổng kết, ôn tập, hệ thốnghóa kiến thức cho học sinh trước khi các em làm bài tập và làm bài kiểm trachương, kiểm tra học kì, thi cuối năm.Với thế mạnh của SĐTD là kiến thức được hệ thống hóa dưới dạng sơ đồ,các đường nối, là sự diễn tả mạch logic kiến thức hoặc các mối quan hệ nhân quảhay quan hệ tương đương, cộng thêm màu sắc của các đường nối, màu sắc củacác đơn vị kiến thức, SĐTD sẽ giúp học sinh nhìn thấy “Bức tranh tổng thể” cảphần kiến thức đã học. Có nhiều cách xây dựng SĐTD trong tiết ôn tập, củng cố:- Thông thường giáo viên cho một số câu hỏi và bài tập để học sinh chuẩnbị ở nhà. Trong tiết ôn tập, củng cố, giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập SĐTD,sau đó cho học sinh trao đổi kết quả với nhau và sau cùng đối chiếu với SĐTDNgười thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ21SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12do giáo viên lập ra. Từng em có thể bổ sung hay sửa lại SĐTD của mình và coiđó là tài liệu ôn tập của mình.- Cách khác: Giáo viên lập SĐTD mở. Trong giờ ôn tập, củng cố, giáoviên chỉ vẽ một số nhánh chính, thậm chí không đủ nhánh, hoặc thiếu, hoặc thừathông tin trong tiết học đó, giáo viên yêu cầu học sinh tự bổ sung, thêm hoặc bớtthông tin, để cuối cùng toàn lớp lập được một SĐTD ôn tập, củng cố kiến thứcchương đó tương đối hoàn chỉnh và hợp lý. Cách làm này sẽ lôi cuốn được sựtham gia của học sinh (suy nghĩ nhiều hơn, trao đổi nhiều hơn, tranh luận nhiềuhơn) và giờ ôn tập, tổng kết chương sẽ không tẻ nhạt và có chất lượng hơn.Bên cạnh đó còn có cách khác như chia nhóm và từng nhóm lập SĐTD.Sau đó các nhóm lên trình bày SĐTD của nhóm, nhóm khác nhận xét về:+ Nội dung cơ bản kiến thức trong chương đã đủ chưa? Còn sót kiến thức nàokhông?+ Cách trình bày đã hợp lý chưa? Vị trí các thông tin như thế nào?+ Cấu trúc của SĐTD đã hợp lý chưa? Đã làm nổi bật nội dung cơ bản chưa?+ Nhìn tổng thể có hợp lý không, có hấp dẫn được người học không?Với cách lập SĐTD như trên, chắc chắn giờ ôn tập, củng cố kiến thức sẽmang lại hiệu quả cao.V. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Lịch Sử nhằm giúp các em dễ hiểudễ nhớ và có hứng thú khi học môn Lịch Sử. Qua đó bồi dưỡng cho học sinhlòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và ý chí vươn nên trong họctập, trong cuộc sống.VI. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ22SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12VII. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆMBÀI 10:Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ23SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓAI. Mục tiêu bài học:1. Kiến thức:-Học sinh nắm được nguồn gốc – đặc điểm và những thành tựu chủ yếucủa CMKH- CN và xu thế toàn cầu hóa sau chiến tranh thế giới II.2. Kỹ năng:- Rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích, liên hệ và kỹ năng vẽ SĐTD…3. Tư tưởng:- Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của CMKH- CN đối với sựphát triển của thế giới, thấy rõ ý chí vươn lên không ngừng của con người trongviệc tìm tòi, khám phá thế giới.- Từ đó học sinh cần cố gắng trong học tập và rèn luyện để tiếp thu kiếnthức, nắm bắt kịp sự tiến bộ về KHKT- CN tiên tiến của thế giới góp phần đẩynhanh công CNH- HĐH, đất nước Việt Nam.4. Định hướng phát triển năng lực* Năng lực chung- Năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo- Năng lực tự học, năng lực hợp tác- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ* Năng lực chuyên biệt- Năng lực vẽ sơ đồ tư duy- Tái hiện sự kiện, hiện tượng, thành tựu lịch sử…- Thực hành bộ môn lịch sử- Xác định mối liên hệ, tác động, ảnh hưởng giữa các sự kiện, hiện tượnglịch sử.- Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử- So sánh phân tích, phản biện, khái quát hóa- Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử vào thực tiễn- Sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sửNgười thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ24SKKN: Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học lịch sử lớp 12- Hình thành xúc cảm của GV- HSII.Chuẩn bị của thầy và trò.1.Thầy: Giáo án, máy chiếu, hình ảnh minh họa, tranh ảnh tư liệu về nhữngthành tựu của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại…2.Trò: Học bài cũ, đọc trước bài mới, tìm hiểu các thành tựu của cuộc cáchmạng khoa học lần 2 và những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa .III. Tiến trình bài giảng.1. Ổn định lớp2. Kiểm tra bài cũ3. Hoạt động trên lớpHoạt động của thầy và tròHoạt động 1Nội dung học sinh cần nắmCách mạng khoa học -Gv: chia lớp thành 4 nhóm và giao nội dung công nghệ và xu thế toàncho các nhóm thảo luận.cầu hóa.Nhóm 1: Tìm hiểu nguồn gốc đặc điểm củacuộc CMKH- CN.Nhóm 2: Nêu thành tự CMKH- CNNhóm 3: Ý nghĩa và tác động củaCMKH- CNNhóm 4: Xu thế toàn cầu hóa và tác động của nó.Hs: Làm việc theo nhóm và đưa ra nhận xét củamình về nhiệm vụ được giao. Nhóm khác có thểnhận xét theo kĩ thuật 3- 2- 1 hoặc kĩ thuật lắngnghe phản hồi tích cực.Năng lực cần đạt: Năng lực hợp tác, năng lựcphân tích một vấn đề lịch sử, năng lực tự học,năng lực sử dụng ngôn ngữ lịch sử để đưa rachính kiến riêng của mình, năng lực vẽ SĐTD...Gv: Vẽ sơ SĐTD, vẽ đến phần nhóm nào đượcphân công thảo luận, gọi đại diên nhóm trưởnglên trình bày.1. Nguồn gốc và đặc điểm.Người thực hiện: Nguyễn Mai Thanh – Trường THPT Tiên Lữ25

Tài liệu liên quan

  • Báo cáo Báo cáo "Kinh tế học phát triển bền vững sẽ từ bỏ tư duy kinh tế - một nội dung mới trong khoa học kinh tế " pot
    • 7
    • 842
    • 3
  • Dạy con thành người biết quan tâm chia sẻ pps Dạy con thành người biết quan tâm chia sẻ pps
    • 5
    • 406
    • 0
  • Thủ thuật Windows XP: Xóa nội dung file PageFile khi tắt máy.Khi bộ nhớ RAM bị thiếu, hệ thống sẽ pptx Thủ thuật Windows XP: Xóa nội dung file PageFile khi tắt máy.Khi bộ nhớ RAM bị thiếu, hệ thống sẽ pptx
    • 3
    • 1
    • 1
  • Suy nghĩ của anh, chị từ ý nghĩa của câu chuyện về sự quan tâm, sẻ chia. Suy nghĩ của anh, chị từ ý nghĩa của câu chuyện về sự quan tâm, sẻ chia.
    • 1
    • 1
    • 0
  • de tu hoc wa hay!giai roi se pít de tu hoc wa hay!giai roi se pít
    • 17
    • 377
    • 0
  • Nghị luận về sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống Nghị luận về sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống
    • 2
    • 4
    • 9
  • Ít lâu nay một số bạn trong lớp có phần lơ là là học tập em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích Ít lâu nay một số bạn trong lớp có phần lơ là là học tập em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích
    • 2
    • 3
    • 14
  • Suy nghĩ của anh chị từ ý nghĩa của câu chuyện về sự quan tâm sẻ chia Suy nghĩ của anh chị từ ý nghĩa của câu chuyện về sự quan tâm sẻ chia
    • 1
    • 336
    • 0
  • SKKN một số giải pháp giúp trẻ 3,4,5 tuổi biết yêu thương, chia sẻ tại lớp MGN sin chải và lớp MGL căn câu trường mầm non sùng phài SKKN một số giải pháp giúp trẻ 3,4,5 tuổi biết yêu thương, chia sẻ tại lớp MGN sin chải và lớp MGL căn câu trường mầm non sùng phài
    • 23
    • 121
    • 0
  • Ứng dụng mô hình Mike Basin tính toán cân bằng nước trên lưu vực sông Sê San hiện tại, 2030, 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu Ứng dụng mô hình Mike Basin tính toán cân bằng nước trên lưu vực sông Sê San hiện tại, 2030, 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu
    • 10
    • 38
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(24.83 MB - 65 trang) - Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và học lịch sử lớp 12 Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Asean Lịch Sử 12