Ứng Dụng Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Dùng Và Giữ Người
Có thể bạn quan tâm
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong chiến lược nhân sự đang được coi là phương pháp rất hữu hiệu trong việc tuyển dụng, thu hút và giữ chân nhân tài.
Nhân viên nghỉ việc và chuyển sang làm cho công ty đối thủ luôn là vấn đề đau đầu mà các nhà quản lý hay gặp phải. Để hạn chế và phòng tránh tình trạng “chảy máu chất xám” diễn ra liên tục, các nhà quản lý phải tìm ra nguyên nhân chính để lên chiến lược giữ chân nhân tài. Lúc này, ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự là công cụ giá trị giúp nhà quản lý sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Cùng TopHR tìm hiểu nhé!
Nền tảng lý thuyết nhu cầu Maslow
Năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) đã phát triển thang nhu cầu Maslow. Đây là lý thuyết về tâm lý được xem là có giá trị nhất trong hệ thống lý thuyết tâm lý mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Tháp Maslow được phân thành mức cao và mức thấp với 5 nhu cầu cụ thể. Những nhu cầu cao hơn được thỏa mãn khi nhu cầu thấp hơn được đáp ứng.
Mức thấp:
- Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs): Ăn, uống, ngủ nghỉ, đi lại,…các nhu cầu làm con người tồn tại.
- Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs): An toàn tính mạng, tài sản, nghề nghiệp, an toàn lao động, tâm lý,…
Mức cao:
- Nhu cầu xã hội (Belonging needs): Giao tiếp xã hội, bạn bè, người thân,…Mong muốn được gắn bó, yêu thương và quan tâm.
- Nhu cầu tôn trọng (esteem needs): được người khác nể trọng trong tổ chức, xã hội…
- Nhu cầu thể hiện bản thân (self-actualization): Đây là nhu cầu đỉnh cao của thang Maslow, nhu cầu được thể hiện mình, khẳng định mình trong cuộc sống.
Trong mỗi con người chúng ta đều tồn tại cả 5 nhu cầu này. Vì thế, để thay đổi hành vi của con người thì phải tác động vào nhu cầu cá nhân trước.
Với vai trò của nhà quản lý, bạn có thể lập chiến lược cụ thể để tác động vào nhu cầu và kỳ vọng của nhân viên nhằm thay đổi hành vi của họ. Mục tiêu của quản trị nhân sự theo tháp Maslow là thúc đẩy nhân viên làm việc chăm chỉ, tận tụy và hiệu quả hơn để đạt được nhu cầu họ kỳ vọng.
Ứng dụng thang Maslow trong quản trị nhân sự
Để có thể ứng dụng tháp Maslow trong quản trị nhân sự, các nhà lãnh đạo và quản lý cần nghiên cứu và xác định rõ nhu cầu của các nhân viên. Một khi nắm bắt được tâm lý con người thì có thể dùng phương pháp chiêu dụ cụ thể để nhân viên tự nguyện làm việc hết mình, gắn kết lâu dài cùng công ty.
Nhu cầu về sinh lý
Để có thể làm việc, cống hiến hết mình, điều đầu tiên một ứng viên quan tâm và đặt vấn đề rõ ràng nhất luôn là lương thưởng và phúc lợi để duy trì đời sống tối thiểu (ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt…).
Nhà quản lý có thể đáp ứng nhu cầu này bằng cách đưa ra chính sách lương tốt và công bằng dựa trên các tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc như: KPI, thái độ làm việc, thời gian làm việc, mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp,…
Đọc thêm: KPI là gì? Cách xây dựng & áp dụng KPI cho nhân viên
Ngoài lương cơ bản, nhà quản lý nên đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân viên bằng cách đảm bảo phúc lợi như: Thưởng sáng kiến, thưởng doanh số, lương tháng 13, chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên, du lịch hàng năm…và cung cấp miễn phí các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca, party từng quý cho nhân viên.
Nhu cầu an toàn, an ninh
Sau khi làm việc với bạn được một thời gian, nhu cầu an toàn trong nhân viên xuất hiện. Nhân viên bắt đầu mong muốn được nói về hợp đồng lao động, về các chế độ y tế bảo hiểm. Nếu không vì cuộc sống bức bách thì không ai muốn làm công việc áp lực ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Ở vị trí nhân viên, mọi người đều mong muốn công ty đảm bảo nhu cầu về an toàn và tính mạng cho mình làm ưu tiên hàng đầu.
Để đáp ứng nhu cầu này, nhà quản lý nên :
- Xây dựng môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ có đầy đủ tiện nghi cần thiết.
- Quy định tăng ca hợp lý, không để nhân viên làm quá sức. Có chế độ lương thưởng hợp lý khi nhân viên tăng ca.
- Đối với bộ phận sản xuất, môi trường làm việc phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn lao động như: Đồng phục bảo hộ lao động, hệ thống chữa cháy khẩn cấp, trang thiết bị hỗ trợ khi thực hiện công việc nguy hiểm,…
- Đảm bảo công việc được duy trì ổn định và đối xử công bằng giữa các nhân viên.
- Xây dựng không gian riêng để nhân viên thư giãn và rèn luyện thể dục, thể thao.
Đáp ứng nhu cầu giao tiếp của nhân viên
Nhân viên lúc này bắt đầu gắn bó với mọi người trong công ty, coi công ty như ngôi nhà thứ hai của mình, cảm thấy bạn là một phần không thể thiếu của nó. Đây là lúc nhu cầu thuộc về, nhu cầu tình cảm trong nhân viên trỗi dậy. Khi đó, ai cũng mong muốn được làm việc trong môi trường thoải mái, nhận được sự quan tâm từ cấp trên và đồng nghiệp, đặc biệt vào những lúc khó khăn cần sự giúp đỡ.
Một số gợi ý để đáp ứng nhu cầu này của nhân viên:
- Tạo điều kiện để nhân viên mở rộng giao lưu giữa các bộ phận.
- Lập nên một phòng ban hoặc nhóm nhân viên chuyên phụ trách hoạt động tập thể để thiết kế các chương trình giao lưu, trò chuyện và giải trí cho tập thể nhân viên.
- Khuyến khích mọi người tham gia các cuộc thi sáng kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp và tổ chức.
- Cử nhân viên tham gia các buổi tiệc giao lưu cùng khách hàng.
- Tặng quà cho nhân viên nữ vào các dịp lễ 8/3, ngày Phụ Nữ Việt Nam,…
- Tổ chức tiệc sinh nhật cho nhân viên hàng tháng.
- Chế độ hiếu hỷ thể hiện sự quan tâm của công ty đến gia đình nhân viên.
Đọc thêm: 10 ý tưởng tổ chức Team Building độc lạ, giúp gắn kết nội bộ
Nhu cầu được tôn trọng
Làm việc 3 năm- 10 năm, nhân viên bắt đầu có mong muốn được thùa nhận trong công ty, muốn mình là người có tiếng nói trong công ty, muốn được đề bạt tương xứng. Một nhân viên nhận được sự tôn trọng từ cấp trên và đồng nghiệp sẽ tạo động lực để làm việc hăng hái hơn, cảm nhận muốn gắn bó lâu dài cùng tập thể công ty.
Để đáp ứng nhu cầu này, nhà quản lý nên :
- Xây dựng lộ trình công danh cho nhân viên: Đề bạt nhân sự có khả năng lên vị trí cao hơn hoặc cho họ đảm nhận vị trí công việc có mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn.
- Quy định cụ thể và công bằng khi đánh giá nhân viên: Chính sách nhân viên mới, nhân viên có thực lực, nhân viên thâm niên gắn bó cùng công ty.
- Xây dựng cơ chế và chính sách khen ngợi sự đóng góp của nhân viên, phổ biến thành tích cá nhân một cách rộng rãi.
Nhu cầu được phát triển và thể hiện khả năng
Đến một lúc nào đó, lương thưởng không phải là thứ giữ chân nhân viên nữa. Họ bắt đầu muốn được làm công việc mình yêu thích, sống theo đam mê.
Lúc này nhà lãnh đạo và quản lý nên:
- Cung cấp các cơ hội để nhân viên phát triển khả năng, vận dụng sáng tạo vào công việc.
- Khuyến khích họ tham gia vào quá trình cải tiến của doanh nghiệp và tổ chức.
- Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển sự nghiệp và thực hiện lý tưởng cá nhân thông qua lương thưởng cao, ổn định, giao quyền…
Thang nhu cầu Maslow có thể giúp nhà quản lý nhận ra và chiêm nghiệm nhiều điều thú vị liên quan đến nhân viên của mình. Chiến lược nhân sự áp dụng thang Maslow chính là phương pháp hữu ích giúp bạn nhận biết nhân viên của mình đang ở mức nhu cầu nào để biết cách giúp họ làm việc đạt hiệu suất cao nhất.. Hãy lập chiến lược để động viên nhân viên của mình đúng tinh thần thuyết Maslow; chắc chắn bạn sẽ nhận được hiệu quả bất ngờ!
Tạo tài khoản TopCV để được tư vấn giải pháp cho hoạt động tuyển dụng và nhận các tài liệu nhân sự miễn phí Lượt xem: 8,363Từ khóa » Thuyết Nhu Cầu Maslow Trong Quản Trị Nhân Sự
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Và ứng Dụng Trong Quản Lý Nhân Sự | TopDev
-
Hướng Dẫn ứng Dụng Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Quản Trị Nhân Sự
-
Bật Mí Những ứng Dụng Của Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Quản Trị ...
-
Ứng Dụng Tháp Nhu Cầu Maslow Vào Mô Hình Quản Trị Nguồn Nhân Lực
-
Nền Tảng Lý Thuyết Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Quản Trị Nhân Sự
-
Ứng Dụng Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Quản Trị Nhân Sự - WEONE
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Quản Trị Doanh Nghiệp - YBOX
-
Ứng Dụng Tháp Nhu Cầu Maslow Vào Quản Trị Nhân Sự - Gems Tech
-
Cách động Viên Nhân Viên Theo Thuyết Nhu Cầu Của Maslow - Acabiz
-
Ứng Dụng Của Tháp Nhu Cầu Maslow Vào Quản Trị | LINKQ
-
Ứng Dụng Của Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Quản Trị Nhân Sự
-
ỨNG DỤNG MASLOW TRONG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
-
Ứng Dụng Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Quản Trị