Ưng Hoàng Phúc Remix Chú Đại Bi Giống Như đem 'khăn Piêu đi ...

Điều đó khiến người ta nghĩ rằng không biết chàng ca sĩ này và người nghĩ ra ý tưởng kia liệu có hiểu được ý nghĩa 'Chú' và 'Trì Chú' trong đạo Phật hay không?

Chú vốn là mật ngữ của chư Phật, chư Bồ Tát. Đối với Phật tử mà nói, họ thậm chí tôn kính thần chú đến mức không dịch nghĩa, mà hầu hết chỉ phiên âm toàn bộ các bài chú. 

Chú Đại Bi Tâm Đà La Ni vốn là bài chú rất quan trọng trong Phật giáo. Phật tử trì chú này để tâm an, thanh tịnh và được bảo vệ. Những người có hiểu biết chút ít về đạo Phật đều có thể tối thiểu biết được rằng, Chú phải được trì niệm nơi trang nghiêm, không gian thanh tịnh mới mong được linh ứng. 

Người viết không dám lạm bàn nhiều về Phật pháp, nhưng cốt lõi của đạo giáo là lòng tin và người Phật tử thường biết rằng “có tin tất có ứng”, sự ứng nghiệm đến đâu thì không thể luận giải. 

Bởi thế mới nói, nếu Ưng Hoàng Phúc tự nhận mình là Phật tử thì không thể không biết được cách trì Chú Đại Bi cho đúng cách. Còn nếu không là Phật tử thì xin hỏi, đem bài Chú tôn nghiêm của Phật giáo ra để “remix” rồi múa may trên sân khấu để làm gì? 

Trả lời câu hỏi này, Ưng Hoàng Phúc đăng đàn bảo rằng, đây là “trí tuệ, là tim óc của tôi dành cho nghệ thuật” (!?). Rằng, muốn khán giả - đặc biệt là giới trẻ biết đến Kinh phật, Phật giáo nhiều hơn. 

Xin thưa rằng, Chú Đại Bi là để đạt đến sự thanh tịnh, anh muốn khán giả đạt đến sự “thanh tịnh” khi trì chú trên nền nhạc mới nghe đã muốn giật lắc các kiểu? Anh muốn phổ biến Phật pháp đến các vũ trường, quán bar, hằng đêm mở loại nhạc như anh remix cho bài chú?  Phật giáo không cần Phúc tuyên truyền theo kiểu đó. Và giới trẻ muốn học giáo lý Phật pháp cũng không cần một bài Chú Đại Bi “giật gân” như anh đã “sáng tạo”.

Lại hỏi, có ngôi chùa nào dám phát “Chú Đại Bi remix” để tăng phần trang nghiêm trong khói hương bảng lảng không? Và có gia đình nào, đang tang thương mà mở “Chú Đại Bi remix” để cầu an yên, cầu được bảo vệ bằng Phật pháp vô biên không? 

Chú Đại Bi đã từng được người Hoa phổ nhạc một lần, nhưng đó lại là bài nhạc được phối khí sao cho thanh tao, thoát tục và được Phật tử, lẫn công chúng trên toàn thế giới hưởng ứng. Cũng là tụng Chú Đại Bi trước hàng trăm, hàng ngàn người, mà tại sao khán giả ở đó ngồi yên, thậm chí nhắm mắt lại để thiền, để giữ sự trang nghiêm vốn thấy của Phật pháp.  Còn “Chú Đại Bi remix” của Ưng Hoàng Phúc thì có lẽ khó ai mà ngồi yên được khi nghe. 

Nghệ thuật là sáng tạo vô tận, nhưng văn hóa tín ngưỡng lại có giới hạn của nó. Văn hóa, đạo giáo, tín ngưỡng dựa trên sự phù hợp hay không phù hợp, chứ không phải phá cách như kiểu “lấy khăn Piêu đóng khố”, hay giờ là remix Chú Đại Bi (e rằng 2 hành động này có vẻ giống nhau về tính chất). 

Thế mà không hiểu tại sao Ưng Hoàng Phúc có thể tự hào khoe rằng, “bài hát” Chú Đại Bi remix đã được cấp phép? Càng không hiểu tại sao cái “bài hát” này lại được … cấp phép biểu diễn công khai?!

Hồ Ngọc Giàu/motthegioi Đài truyền hình VTC đưa tin phản đối về sự việc này:   ====================================== Suy Nghĩ Về Bài “CHÚ ĐẠI BI” Được Phối Thành Nhạc  

Gần đây, người viết nhận được rất nhiều thư từ, email và đặc biệt được tiếp  rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ  nổi tiếng trực tiếp đến trao đổi về  cách phối nhạc (trong đó có cổ nhạc) các bài  kinh chú trong kinh Phật. Tuy được trả lời là không thuộc thẩm quyền cũng như không phải là một  cán bộ hoạt động văn hóa Phật giáo có chứng nhận hợp pháp, nhưng  các bạn vẫn tin tưởng và chỉ xin một vài ý kiến nhỏ để  làm tinh thần  ban đầu thực hiện  các tâm nguyện nghệ  thuật tiếp theo. Nghĩ đó là chuỵện lợi ích cho Phật pháp và trước tấm lòng ấy của các bạn  chúng tôi đã chia sẻ một số vấn đề liên  nhưng có giới hạn, bởi lẽ những gì chưa nói là phần tôn trọng một đấng “vô sư trí” trong các bạn. Vả lại, trong nghệ thuật không có biên giới  cảm tác và cách thể hiện cũng chính là  cách để công chúng biết đến giá trị thật của nhân tố thực hiện.

                 Thời gian qua, trên các  phương tiện giải trí, chúng ta đã được nghe rất nhiều  các bài  chú ( trong bài viết này người viết xin phép không gọi là Thần Chú để tránh hiểu lầm) được giới nhạc sĩ  phổ thành nhạc rất  hay, nhất là bài “Chú Đại Bi” . Ai cũng biết “chú” là mật ngữ riêng  của chư Phật, Bồ Tát, không thể dịch và không được dịch ra bất kỳ ngôn ngữ nào. Điều này lý giải tại sao các bài chú  thường được đọc rất nhanh, nghe âm điệu rất gần với ngữ tạng Pali hoặc Sansrit. Chúng ta nghe chư tăng đọc  Tụng Chú Lăng Nghiêm – Thập Chú mỗi sớm  thử xem, nó có một sự cuốn hút mạnh mẽ trước hết bằng chính âm điệu độc nhất vô nhị của thể loại kinh chú này. Với hàng cư sĩ chỉ với một bài tụng Chú Đại Bi thôi nhưng vẫn phải bằng nhịp điệu  bắt buộc bất thành văn ấy, tức là nhanh, hoặc nhanh vừa phải thì cũng sẽ thấy ngay được hiệu quả  của một bài  kinh chú.

                Bài Chú Đại Bi tuy ngắn gọn, nằm trong phần Thập Chú sau  Năm Đệ  Lăng Nghiêm nhưng đã trở nên  một phần thiết yếu trong mỗi thời khóa công phu, hộ niệm thường xuyên, ngoại trừ các nghi cúng vong ( Theo nhiều  ý kiến cho rằng Chú Đại Bi  có hiệu quả trừ tà ma rất cao nên  khi thỉnh vong không thể đọc bài chú này. Từ chổ đó cũng có nhận định cho rằng  mỗi vị cư sĩ Phật tử tu theo chánh pháp hẳn ai cũng thược nằm lòng bài chú  này nên không thể  có chuyện vong nhập váo các vị, và nếu có đó chính là chuyện lạ trong Phật giáo!) Chú Đại Bi được cho là một  bài chú  để củng cố  thân tâm chúng ta trước mọi nghịch duyên- nghịch chướng duyên ở đây cũng được hiểu là  thế lực  u minh, ma chướng. Ngay từ câu tựa đầu tiên của bài chú này chúng ta cũng thấy được bóng dáng của Bồ Tát Quán Thế Âm ngàn mắt ngàn tay “Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại Bi tâm Đà la Ni…”. Có lẽ do  vậy mà không ít  vị  còn cho rằng  đó là một bài “Thần Chú” trị bá bịnh , giúp loại trừ tai nạn khổ ách và phù hộ bình an? 

                      Thế nên, khi bài chú  Đại Bi được các nhạc sĩ và ca sĩ  phối thành bài nhạc thì chúng ta cũng nên xem đó là chuyện bình thường. Vấn đề là khi thể hiện  bản chất tinh túy của bài  chú này có được bảo vệ hay không, bên cạnh đó còn là sự phối âm có được chăm chút kỷ lưỡng hay không, có như thế mới không tạo ra  sự phản cảm, làm tổn hại  đến  tinh thần của chính  người có tâm nguyện thực hiện. Nếu thấy trước được điều này  cũng rất mong các ca sĩ nhạc sĩ  chớ nên nản lòng mà hảy tiềp tục cống hiến và sáng tạo nghệ thuật  thêm hơn, hy vọng khi đó những sai  sót sẽ  không còn.

                       Có rất nhiều  bài nhạc  Chú Đại Bi  được  trình làng với nhiều phong cách khác nhau, tùy theo khả năng  đầu tư nghệ thuật của  từng  ca sĩ và ê kíp thực hiện. Nếu như  chư Tăng Ni và Phật tử khi đọc tụng, tất cả  tạo ra âm giai  rất êm tai ,trang nghiêm  và thành kính  thì với các bài nhạc phối Chú Đại Bi, các nhạc sĩ  đã khéo léo phối bè và kéo bài chú Đại Bi về chân trời nghệ thuật  xa hơn mà những ngỡ rằng  chúng ta đang  ở trong thời khóa đọc tụng  của chính chư Tăng Ni và Phật tử nơi chánh điện. Ca sĩ Kỳ Phương , Trường Sơn …đã rất thành công  trong cả hai lãnh vực này, chúng ta cũng nên một lần nghe qua để có được thẩm âm như vừa trình bày.

                         Đó là những hiệu quả về phần  âm thanh nghe (mp3), còn nếu nhìn qua sân khấu hoặc video clip (mp4) thì hiệu quả ít hơn, thậm chí sai sót có thể nhận thấy ngay.

                          Thật đáng tiếc cho ca sĩ Ưng Hoàng Phúc khi tâm nguyện  trong sáng và thành kính của anh đã không được trọn vẹn trong phong cách  thể hiện ca khúc “Tụng Chú Đại Bi (Maha Karunika Citta Dharani)-Ưng Hoàng Phúc Remix Phong Cách Mới Lạ” (đính kèm clip)Theo  thiển ý người viết, trong  ca khúc này có tới 3 lý do để anh phải đương đầu với nhiều lời chê trách (có tới hơn 75% cho rằng phản cảm, khó chấp nhận và chỉ với 25% chấp nhận được trong tổng số 4.061 phiếu thăm dò của vnExpress),  thứ nhất : Nếu Ưng Hoàng Phúc  chuyển nhẹ  vài dòng nhạc vào thay vì đọc rap suốt sẽ hay hơn; Thứ hai: Chú Đại Bi tuy có bóng dáng Thiên Thủ Thiên Nhãn của Bồ Tát Quán Thế Âm nhưng vẫn là một bài chú riệng biệt, do vậy  dòng nhạc intro  đệm giữa  là “Om mani Padme hum” là không hợp lý. Chưa kể càng vô lý hơn khi dòng  intro mở đầu lậi là “Nam mô A Di Đà Phật”(Tịnh Độ Tông) theo phong cách nhạc  Phật Trung Hoa. Thứ Ba: (Như đã nói các phần trên,) Nguyên nhân chính phá nát bài hát này  của Ưng Hoàng Phúc chính là nhóm múa minh họa. Ngoài phong cách tung tăng không phù hợp  còn  là trang phục áo vạt hò lại có  miếng vá  màu đen bên vai phải ( không rõ đó là ý gì) và đeo tràng hạt đồng bộ không phù hợp  trong  Mật Tông (ảnh đính kèm).

                        Rất hiểu và thông cảm cho Ưng Hoàng Phúc  qua sự đáng tiếc này, riêng người viết bài này thì vẫn thích  phong cách thể hiện của anh và luôn ủng hộ anh trong bước đường tìm hiểu Phật pháp, xin chớ nản lòng.

Nhân tiện, xin được nói thêm đôi dòng về vấn nạn múa minh họa và   sự hổ trợ sân khấu (chỉ riêng Phật giáo). Hiện nay sân khấu biểu diễn thường được hổ trợ bởi  các điều kiện tiên tiến như âm thanh ánh sáng và video clip, tuy có phần rối rắm nhưng chính là để che bớt những nhược điểm của phong cách dàn dựng lẫn biểu diễn. Những điều kiện tiên tiến này sẽ là con dao hai lưỡi nếu  biên độ  nghệ thuật (lẩn  tư duy Phật pháp)của đạo diễn còn hạn chế. Chúng ta thường thấy thói quen của những đạo diễn thích phong cách áp đão, đưa lên sân khấu, chật thì thôi hình ảnh các vị sư xuất gia, bằng không thì  các nhóm múa minh họa  thay vào, không rõ để nói lên điều gì ngoải cách biện hộ  “hổ trợ-minh họa cho bài hát”.Điều này nên hiểu theo nghĩa bóng thì xác đáng hơn. Như vậy chẵng hóa ra tài năng diễn xuất của diễn viên, ca sĩ ngày nay  không cón tự tin, một mình có thể biến  khoảng trống chung quanh thành  một khoảng trời với những gì  tác phẫm, lời bài hát đang được cất lên! Dẫu rằng không thể so sánh   trường phái ước lệ tuyệt vời của ông bà chúng ta xưa kia trong các bộ môn kịch hát dân tộc như Chèo, Hát Bội …Nhưng cũng dễ hiểu một phong cách tả thực thái quá ngày càng hiện đại, chật chội trên sân khấu là đương nhiên môt khi tài năng  người diễn càng đi xuống.  Nhìn vào các chương trình Phật giáo  sẽ thấy rõ nhất những khiếm khuyết  trên. Chơi vơi, sáo mòn và dễ dãi đến ngán ngẫm. Đó là chưa  nói đến có những chương trình cũng gọi là Phật giáo  do một vài tự viện đứng ra thực hiện theo định kỳ ở ngoài  khuôn viên nhưng để trả lời  câu hỏi vì mục đích gì thì tất cả …lặng thinh!.

                                                                             DƯƠNG KINH THÀNH

Từ khóa » Chú đại Bi ưng Hoàng Phúc