Ung Thư Bàng Quang: Chẩn đoán Và điều Trị - Bệnh Viện K
Có thể bạn quan tâm
BVK - Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính, đây là bệnh thường gặp thứ hai trong các loại ung thư tiết niệu, chỉ đứng sau ung thư tuyến tiền liệt. Ở nước ta, số ca mắc mới ung thư bàng quang ngày càng tăng, nguyên nhân có thể là do hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất,… Hầu hết người mắc bệnh ung thư bàng quang đều ở độ tuổi trên 40.
Ung thư bàng quang ở giai đoạn đầu thường có những dấu hiệu dễ lầm tưởng với bệnh lý lành tính khác như: tiểu rắt, tiểu kèm máu, đau rát khó chịu bụng dưới, chán ăn, mệt mỏi, đau khi tiểu ......... Không nhiều người đến khám và điều trị ung thư ở giai đoạn sớm. Hầu hết bệnh nhân điều trị ung thư bàng quang tại bệnh viện K đều đã phát hiện ở giai đoạn muộn.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư bàng quang
Khi bệnh nhân có những triệu chứng bệnh ung thư bàng quang, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu chung về sức khỏe và làm một số xét nghiệm để chẩn đoán. Một số phương pháp chẩn đoán như sau:
- Khám lâm sàng: Phương pháp này có thể xác định được các khối bất thường ở bụng hoặc khung chậu. Ngoài ra các bác sĩ cũng có thể thăm khám âm đạo và trực tràng.
- Siêu âm: Thực hiện qua siêu âm bụng hoặc siêu âm nội soi để phát hiện u. Siêu âm có thể xác định khối của mô mềm, nhưng chưa thể chẩn đoán và đánh giá giai đoạn ung thư bàng quang, không đánh giá được chiều sâu xâm lấn, sự lan rộng ngoài bàng quang, hoặc tình trạng hạch. Siêu âm có thể sử dụng để đánh giá bệnh ở đường niệu trên và nhu mô thận, ứ nước thận và phân biệt sỏi không cản quang với khối mô mềm dựa trên sự hồi âm khác nhau.
- Chụp CT hoặc MRI: chụp CT ổ bụng và khung chậu cho phép đánh giá mức độ lan rộng của khối u, tình trạng di căn hạch trong khung chậu hoặc hạch sau phúc mạc, di căn tạng, phổi, xương và tình trạng tắc nghẽn đường niệu trên.
- Chụp UIV: chủ yếu dùng để đánh giá chức năng thận khi nghi ngờ có tổn thương thận do u xâm lấn, chèn ép niệu quản hoặc do viêm đường tiết niệu mạn tính.
- Chụp xạ hình xương: Chụp xạ hình xương được chỉ định khi có ung thư xâm lấn hoặc khối u tiến triển tại chỗ và bệnh nhân có biểu hiện đau xương hoặc có hàm lượng alkaline phosphatase tăng.
- Chụp PET-CT: chụp PET-CT ít có giá trị đánh giá tổn thương tại vùng nhưng có vai trò lớn trong việc đánh giá di căn.
- Xét nghiệm nước tiểu: Tìm hồng cầu, tế bào ung thư trong nước hay những dấu hiệu khác của bệnh ung thư bàng quang.
- Chụp tĩnh mạch có cản quang: Các bác sĩ sẽ chụp x – quang để phát hiện hình ảnh bất thường ở trong bàng quang bằng cách tiêm chất có cản quang vào trong tĩnh mạch. Các chất này sẽ được thận thải ra và tập trung ở bàng quang.
- Soi bàng quang: Trong quá trình làm thủ thuật này các bệnh nhân sẽ được gây mê. Bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ tổ chức qua nội soi bàng quang và thực hiện giải phẫu bệnh, sinh thiết để khẳng định có bị ung thư hay không. Trong một số ít các trường hợp bác sĩ có thể lấy bỏ toàn bộ vùng bị ung thư trong quá trình sinh thiết, đối với những bệnh này sinh thiết vừa để chẩn đoán bệnh ung thư bàng quang vừa có tác dụng điều trị.
Điều trị ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang có thể dễ dàng chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Việc điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Phẫu thuật:
Đây là một phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến. Loại phẫu thuật phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn và cấp độ của khối u: cắt bỏ u bàng quang qua niệu đạo; cắt bỏ bàng quang bán phần ; cắt bỏ bàng quang triệt để; cắt bỏ toàn bộ bàng quang, các hạch lân cận, một phần niệu đạo và các cơ quan lân cận có thể chứa các tế bào ung thư.
Ở nam giới, các cơ quan lân cận được cắt bỏ là tuyến tiền liệt, túi tinh và một phần ống dẫn tinh. Ở phụ nữ, tử cung, buồng trứng, vòi trứng và một phần âm đạo được cắt bỏ.
Tia xạ:
Một số bệnh nhân có thể được tia xạ trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u và ngược lại bệnh nhân có thể được chiếu xạ sau khi phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại. Với bệnh nhân ung thư bàng quang không thể thực hiện phẫu thuật thì sẽ tia xạ theo hai cách để: Chiếu xạ ngoài và chiếu xạ trong.
Hóa trị liệu:
Hóa trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.
Ung thư bàng quang hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, do đó bệnh nhân nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát ung thư bàng quang và điều trị kịp thời.
Từ khóa » Mri Tiền Liệt Tuyến Slideshare
-
MRI Tien Liet Tuyen Da Thong So, Nguyen Manh Cuong (VI) - SlideShare
-
VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG TRONG CHẨN ĐOÁN ...
-
MRI TIEN LIET TUYEN-Y Hoc Thuong Thuc
-
[PDF] Ung Thư Tuyến Tiền Liệt
-
Cộng Hưởng Từ Tiền Liệt Tuyến | TS. BS. Hoàng Đình Âu - Bv ĐHY HN
-
Tổng Quan Về Kỹ Thuật Cộng Hưởng Từ Tuyến Tiền Liệt đa Thông Số ...
-
Siêu âm, MRI, PET/CT Và Sinh Thiết Trong Chẩn đoán Ung Thư Tuyến ...
-
Đánh Giá Thang điểm PIRADS Trên Hình ảnh MRI Của Tuyến Tiền Liệt
-
Tăng Sản Tuyến Tiền Liệt Lành Tính (BPH) - Rối Loạn Di Truyền
-
Tăng Sinh Lành Tính Tuyến Tiền Liệt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phòng ...
-
[PDF] Ngoại Niệu - BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
-
[PDF] ĐẶT VẤN ĐỀ - Đại Học Y Hà Nội