Ung Thư Hắc Tố- Melanoma (Phần 1) - BioMedia Vietnam Group
Có thể bạn quan tâm
- Quang phổ
- Quang phổ hấp thụ nguyên tử
- Quang phổ phát xạ plasma
- Quang phổ tử ngoại khả kiến UV-VIS
- Quang phổ huỳnh quang
- Các kỹ thuật quang phổ khác
- Sắc ký
- Sắc ký lỏng cao áp HPLC
- Sắc ký khí GC
- Sắc ký ion IC
- Sắc ký lớp mỏng TLC
- Các kỹ thuật sắc ký khác
- Khối phổ
- GC-MS & GC-MS/MS
- LC-MS & LC-MS/MS
- ICP-MS & ICP-MS/MS
- Khối phổ và các ứng dụng phổ biến
- Phân tích dược phẩm
- Phân tích thành phần
- Phân tích đặc tính
- Phân tích hoạt tính
- Phân tích nồng độ
- Các kỹ thuật mới
- Phân tích thực phẩm
- An toàn thực phẩm
- Thực phẩm chuyển gen
- Thực phẩm chức năng
- Các kỹ thuật mới
- Tin tức nổi bật
- Nhóm thiết bị làm lạnh
- Tủ lạnh âm sâu
- Máy đông khô
- Bể tuần hoàn lạnh
- Tủ ấm - lạnh
- Tủ mát
- Tủ lạnh -60, -45, -20oC
- Máy lắc ấm - lạnh
- Nhóm thiết bị làm nóng
- Tủ ấm/ Tủ ấm CO2
- Tủ sấy/ Tủ sấy chân không
- Máy cô quay chân không
- Lò nung/ Máy sấy phun
- Máy sấy phun
- Nồi hấp tiệt trùng
- Đèn tiệt trùng khí ga
- Block gia nhiệt-ổn nhiệt
- Nhóm thiết bị cơ học
- Máy ly tâm/ cô ly tâm
- Máy khuấy cơ/khuấy từ
- Máy lắc/spin/vortex
- Máy thổi khí nitơ/khí trơ
- Máy nghiền mẫu
- Máy phá tế bào siêu âm
- Bể rửa siêu âm
- Máy rót môi trường
- Tủ ấm lắc
- Nội thất Phòng thí nghiệm
- Nội thất PTN
- Tủ hút khí độc
- Tủ an toàn sinh học
- Tủ cấy/ Clean bench
- Tủ hóa chất an toàn
- Các thiết bị nội thất khác
- Tủ sinh trưởng thực vật
- Bơm chân không
- Phòng sạch
- Cân/pH/Lọc/Pipet/Bơm...
- Cân kỹ thuật/phân tích
- Máy đo pH
- Máy đo chỉ tiêu khác
- Máy lọc nước siêu sạch
- Các loại pipet phổ biến
- Các máy đo đa chức năng
- Máy đếm khuẩn lạc
- Máy đo DNA/RNA/Protein
- Hóa chất cơ bản/phân tích
- Hóa chất cơ bản
- Hóa chất phân tích
- Hóa chất khác
- Kinh nghiệm lựa chọn
- Hóa chất sinh học
- Miễn dịch
- Nuôi cấy Tế bào động vật
- Nuôi cấy thực vật
- Enzyme-Protein
- Tách chiết DNA/RNA/Protein
- Hóa chất ELISA
- Sinh phẩm xét nghiệm
- Xét nghiệm huyết học-sinh hóa
- Xét nghiệm nước tiểu-vi sinh
- Xét nghiệm realtime PCR
- Xét nghiệm di truyền/ung thư
- Pipet/Vật tư tiêu hao
- Pipet/các dụng cụ hút
- Vật tư thông thường
- Vật tư sinh học
- Dụng cụ thủy tinh
- Hóa chất sinh học phân tử
- Kit tách chiết DNA/RNA/Protein
- Hóa chất PCR
- Các bộ kit Realtime PCR
- Hóa chất giải trình tự gen
- Hóa chất điện di
- Các loại kháng thể
- Các kỹ thuật phân tích
- Các phương pháp chuẩn bị mẫu
- Các kỹ thuật quang phổ
- Các kỹ thuật sắc ký
- Công nghệ mới
- Khối phổ và các kỹ thuật khác
- Các kỹ thuật lấy mẫu
- Lấy mẫu đất
- Lấy mẫu nước
- Lấy mẫu không khí
- Lấy mẫu đặc biệt
- Tin công nghệ mới
- Phân loại môi trường
- Môi trường nước
- Môi trường không khí - Tiếng ồn
- Đất đai – Tài nguyên – Khoáng sản
- Phân tích vi lượng - vi sinh vật
- Chất thải nông nghiệp, công nghiệp, y tế
- Đa dạng sinh học
- Các dự án môi trường - Chuyển giao công nghệ
- Xử lý nước thải - nước cấp
- Xử lý khí thải - Tiếng ồn
- Tư vấn và đào tạo các vấn đề về môi trường
- Dịch vụ kiểm tra, đo đạc, phân tích
- Xử lý chất thải
- Môi trường và cuộc sống
- Văn bản pháp luật
- Môi trường và sức khỏe
- Biến đổi khí hậu
- Sự cố môi trường
- Phát triển bền vững
Ung thư hắc tố- Melanoma (Phần 1)
BioMedia1. Ung thư hắc tố là gì?
Ung thư hắc tố là dạng ung thư da nguy hiểm nhất. Tế bào ung thư phát triển khi các tổn thương DNA không được sửa chữa gây tổn hại tới tế bào da, nguyên nhân thường do bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời và việc nhuộm da kích thích đột biến làm cho tế bào da nhân lên nhanh chóng và hình thành các khối u ác tính. Những khối u này bắt nguồn từ các tế bào melanocyte sản sinh sắc tố ở lớp đáy biểu bì. U hắc tố thường giống nốt ruồi; một số phát triển từ nốt ruồi. Phần lớn các u hắc tố có màu đen hoặc nâu, nhưng cũng có thể là màu da, hồng, đỏ, tím, xanh hoặc trắng. Ung thư hắc tố chủ yếu do sự tiếp xúc cường độ cao với tia cực tím (thường dẫn đến cháy nắng), đặc biệt là ở những người dễ mang gen bệnh. Ung thư hắc tố mỗi năm giết chết khoảng 10.130 người tại Mỹ.
Nếu ung thư hắc tố được phát hiện sớm, bệnh có thể chữa trị. Ngược lại, nếu bệnh đã tiến triển tới giai đoạn muộn và di căn sang các phần khác của cơ thể, việc điều trị rất khó và tỉ lệ tử vong cao. Dù bệnh này không phải là dạng phổ biến nhất trong các dạng ung thư da nhưng nó gây ra hầu hết các trường hợp tử vong. Trong năm 2016, ước tính có khoảng 76.380 trường hợp có khối u ác tính xâm lấn, với khoảng 46.870 ca bệnh ở nam giới và 29.510 ca bệnh ở nữ giới.
2. Dấu hiệu cảnh báo
Dấu hiệu ABCDE
Nốt ruồi, đốm nâu trên da thường vô hại. Tuy nhiên những ai có hơn 100 nốt ruồi trên cơ thể có nguy cơ mắc ung thư hắc tố cao hơn bình thường. Những dấu hiệu bệnh đầu tiên có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều nốt ruồi không điển hình. Đó là lý do tại sao việc nhận ra các thay đổi của nốt ruồi là vô cùng quan trọng. Hãy tìm những dấu hiệu ABCDE của căn bệnh ung thư hắc tố:
Cần tự kiểm tra cẩn thận các dấu hiệu của căn bệnh ung thư hắc tố (Nguồn: http://www.cancer.ie/)
và nếu bạn nhận thấy một hoặc nhiều dấu hiệu sau, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
A: Asymmetrical/ Tính bất đối xứng
Nốt ruồi lành tính có dạng đối xứng. Nếu bạn vẽ một đường thẳng qua tâm, nó sẽ chia nốt ruồi thành hai phần bằng nhau. Nếu bạn vẽ một đường thẳng qua nốt ruồi bất thường, hai nửa sẽ tạo hai phần không đối xứng – chính là một dấu hiệu cảnh báo cho khối u ác tính.B: Borders/ Đường viền
Một nốt ruồi lành tính có bề mặt và viền nhẵn. Trong khi đó, viền của một khối u hắc tố ác tính ở giai đoạn đầu có xu hướng không đồng đều, thường có dạng vỏ sò hoặc có các khe hình chữ V.
C: Color/ Màu
Hầu hết các nốt ruồi lành tính có màu đồng đều - thường là màu nâu. Nốt ruồi nhiều màu là một tín hiệu cảnh báo. Một số sắc thái khác nhau của màu nâu, chàm hoặc đen có thể xuất hiện. Khối u hắc tố cũng có thể chuyển thành màu đỏ, trắng hoặc màu xanh.
D: Diameter/ Đường kính
Nốt ruồi lành tính thường có đường kính nhỏ hơn so với những khối u ác tính. Đường kính u hắc tố thường lớn khoảng ¼ inch hoặc 6mm, nhưng đôi khi chúng trông nhỏ hơn khi phát hiện sớm.
E: Evolving/ Phát triển (mở rộng)
Thông thường, nốt ruồi lành tính không biến đổi theo thời gian. Hãy cảnh giác khi một nốt ruồi bắt đầu phát triển hoặc thay đổi theo bất kỳ cách nào. Những thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc, độ cao, hoặc các triệu chứng như chảy máu, ngứa hoặc đóng vảy đều là những dấu hiệu nguy hiểm.
The ugly duckling – “Vịt con xấu xí” – Dấu hiệu nhận biết ung thư hắc tố giai đoạn đầu
Năm 1998, Grob và cộng sự đưa ra khái niệm “vịt con xấu xí” – theo đó, các vết chàm (nốt ruồi) trong cùng một cơ thể có xu hướng giống nhau, và khối u hắc tố thường sở hữu những đặc tính khác biệt với các vết chàm này. Các thử nghiệm lâm sàng chỉ ra tầm quan trọng của việc đánh giá hình thái các tổn thương đang được nghiên cứu cũng như so sánh nó với các tổn thương xung quanh và tìm kiếm một chỉ thị ngoại vi (outlier – chỉ thị có đặc điểm khác biệt với phần còn lại). Ví dụ, các tổn thương outlier có thể lớn hơn và sẫm màu hơn so với các nốt ruồi xung quanh (Hình 1A), hoặc ngược lại, nhỏ hơn và có màu đỏ nằm trong vùng nhiều nốt ruồi đen lớn (Hình 1B). Cuối cùng, nếu bệnh nhân có ít hoặc không có nốt ruồi (Hình 1C), bất kỳ thay đổi nào đó của tổn thương cần được xem xét như một outlier đáng ngờ.
Ba trường hợp lâm sàng khác nhau với các các tổn thương outlier ("Vịt con xấu xí"). Hình A, B, và C đều đại diện cho cùng một khu vực của cơ thể. Trong hình A, bệnh nhân có một nốt ruồi với sự thay đổi nhỏ trong kích thước. Tổn thương outlier này có màu sẫm hơn và lớn hơn so với các nốt ruồi còn lại. Trong hình B, bệnh nhân có hai mẫu chàm chiếm ưu thế, bao gồm dạng chàm lớn,nhạt màu và dạng chàm nhỏ, sẫm màu. Tổn thương outlier tuy nhỏ nhưng thiếu sắc tố. Trong hình C, bệnh nhân chỉ có một tổn thương trên lưng. Nếu tổn thương này biến đổi, xuất hiện các triệu chứng, hoặc bị coi là không điển hình, nó cần được loại bỏ. Các bác sĩ sử dụng dấu hiệu “vịt con xấu xí” trong một quá trình được gọi là Sự nhận dạng khác biệt (differential recognition). Quá trình này phân biệt khối u hắc tố với các vết chàm thông thường hiệu quả hơn so với việc chỉ sử dụng dấu hiệu ABCDE.Mức độ chẩn đoán | Các dấu hiệu | Nhận xét |
Mức độ 1: “Vĩ mô” (Macro) – Sàng lọc tổn thương outlier | - Tuổi bệnh nhân — Tổn thương mới xuất hiện ở bệnh nhân lớn tuổi thường có nguy cơ cao phát triển thành ung thư hắc tố - Số lượng vết chàm (nốt ruồi) — Tổn thương không điển hình ở bệnh nhân có ít vết chàm thường có nguy cơ cao phát triển thành ung thư hắc tố - Sự nhận dạng khác biệt tổn thương “vịt con xấu xí” - Tổn thương biến đổi hay mới xuất hiện | Yếu tố chính quyết định độ nhạy của quá trình phát hiện khối u hắc tố |
Mức độ 2: “Vi mô” (Micro) – Đánh giá tổn thương ở mức cá thể | - Các tiêu chuẩn phân tích (Dấu hiệu ABCDE; Đánh giá soi da sử dụng các thuật toán) - Phân tích mẫu (nốt ruồi/ vết chàm) (lâm sàng và soi da) - Theo dõi ngắn hạn để phát hiện những biến đổi của mẫu (nốt ruồi/ vết chàm) | Yếu tố chính quyết định độ đặc hiệu của quá trình phát hiện khối u hắc tố |
Mức độ 3: Sinh thiết(Biopsy) |
Làm thế nào để sử dụng hiệu quả dấu hiệu “vịt con xấu xí” trong việc phát hiện sớm ung thư hắc tố? Cách tiếp cận lâm sàng đã được trình bày trong bảng trên. Ở những bệnh nhân có nhiều nốt ruồi, tiến hành việc sàng lọc để xác định tổn thương có nguy cơ (phát triển thành ung thư hắc tố) bằng cách sử dụng ba biến thể của khái niệm “vịt con xấu xí”:
1) hỏi về việc thay đổi hoặc triệu chứng của tổn thương
2) so sánh các tổn thương với hình ảnh chuẩn
3) xác định các chỉ thị outliers.
Khi tổn thương có nguy cơ đã được xác định, tiến hành các quan sát lâm sàng, phóng đại, và/ hoặc soi da (dermoscopy). Tùy thuộc vào kết quả thu được, các bác sĩ có thể quyết định để loại bỏ các tổn thương hoặc thực hiện theo dõi ngắn hạn nốt ruồi để đánh giá bản chất sinh học của nó.
3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Mọi người đều có thể mắc ung thư hắc tố, tuy nhiên nguy cơ gia tăng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ánh nắng mặt trời, số nốt ruồi trên da, loại da và lịch sử gia đình (yếu tố di truyền).
Ánh nắng mặt trời
Tia UVA và UVB đều gây nguy hiểm cho da, và có thể gây ung thư da, trong đó có ung thư hắc tố. Đặc biệt, khi còn nhỏ, cháy nắng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Những người sống ở những nơi có số giờ nắng nhiều như Florida, Hawaii và Australia – thường dễ mắc ung thư da; tại một số địa điểm phía Bắc bán cầu, người dân da sáng cũng có khả năng gặp phải một số dạng ung thư da. Không nên lạm dụng nhuộm da vì nó làm tăng tiếp xúc với tia UV, do đó tăng nguy cơ phát triển ung thư hắc tố và nhiều dạng ung thư da khác
Nốt ruồi
Có hai loại nốt ruồi: nốt ruồi bình thường - những điểm nhỏ màu nâu xuất hiện trong vài chục năm đầu đời, chúng có ở gần như tất cả mọi người - và nốt ruồi không điển hình, còn được gọi là các vết chàm bất thường (dysplastic nevi). Nốt ruồi không điển hình có thể là tiền thân của khối u hắc tố. Tuy nhiên, càng nhiều nốt ruồi (dù là loại bình thường), nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Dạng
Những người có màu da sáng (thường mắt và tóc màu sáng) có nguy cơ cao mắc ung thư da.
Tiền sử bệnh
Một khi bạn đã có khối u ác tính, tỉ lệ tái phát bệnh rất cao. Những người đang có hoặc đã có ung thư biểu mô tế bào đáy (basal cell carcinoma) và ung thư tế bào vảy (squamous cell carcinoma) cũng có nguy cơ tiến triển thành ung thư hắc tố.
Hệ thống miễn dịch suy yếu
Hóa trị, tắm nắng quá mức, cấy ghép nội tạng, các bệnh như HIV/AIDS và u lympho gây ra những tổn thương hệ thống miễn dịch, điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư hắc tố.
Lịch sử gia đình
Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển ung thư hắc tố. Cứ 10 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh thì có một trường hợp có một thành viên trong gia đình mang tiền sử ung thư hắc tố. Khả năng mắc bệnh tăng 50% ở một người mà có họ hàng đời đầu mắc ung thư hắc tố.
Hội chứng gia đình
FAMMM (Familial Atypical Multiple Mole Melanoma Syndrome) là tình trạng khi các nốt ruồi không điển hình xuất hiện ở một thành viên trong một gia đình có tiền sử mắc ung thư hắc tố. Đây là những người mang nguy cơ phát triển ung thư hắc tố cao nhất. Ngược lại, những người trong gia đình không có nốt ruồi không điển hình ít có khả năng phát triển bệnh.
Yếu tố di truyền
Một đột biến gen BRAF có thể đóng vai trò trong sự hình thành khối u hắc tố. Một nửa trong số các ca bệnh đều chứa gen đột biến này. BRAF được coi như một "công tắc", vì các đột biến có thể “bật” – hoạt động theo một cách bất thường, dẫn đến sự sinh trưởng không kiểm soát của tế bào và kết quả là ung thư. Việc phát hiện ra BRAF là một bước nghiên cứu đột phá, cùng với sự phát triển của vemurafenib (Zelboraf TM) – thuốc dùng để ức chế BRAF, được FDA chấp thuận vào năm 2011, các bác sĩ và bệnh nhân bắt đầu hiểu hơn về BRAF và phát triển những liệu pháp điều trị bằng thuốc hiệu quả hơn.
Đột biến gen p53 thường được tìm thấy trong những ca bệnh ung thư hắc tố có liên quan tới yếu tố gia đình. Khi gen này ở trạng thái bình thường, nó có chức năng như một chất ức chế khối u, giúp sửa chữa các tế bào hư hỏng để không tiến triển đến ung thư. Tuy nhiên, khi các gen bị biến đổi, nó mất chức năng này và các tế bào phát triển thành ung thư. Một nghiên cứu cho biết, tia UV có thể gây tổn hại p53, làm chúng mất khả năng ức chế các khối u.
Ngoài p53 và BRAF, có một số đột biến gen khác có liên quan tới ung thư hắc tố, đặc biệt là gen CDKN2A (cyclin-dependent kinase inhibitor 2A).
Nốt ruồi trong giai đoạn đầu
Nốt ruồi ở những người thuộc gia đình có tiền sử ung thư hắc tố dễ bị biến đổi tại một thời điểm nhất định trong đời – đây được coi là giai đoạn chúng hoạt động. Nguyên nhân của những thay đổi có thể là do thành phần nội tiết tố: Nốt ruồi hoạt động mạnh hơn ở tuổi dậy thì và trong khi mang thai. Nhiều bác sĩ tư vấn cho các cá nhân có nguy cơ mắc bệnh cao không dùng thuốc nội tiết tố, chẳng hạn như thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone.
Trẻ em: trường hợp đặc biệt
Trẻ em trong gia đình có tiền sử ung thư hắc tố cần được chăm sóc đặc biệt vì khối u có khả năng xuất hiện sớm trong đời. Mặc dù căn bệnh ung thư này thường không xuất hiện cho đến sau tuổi vị thành niên, bệnh vẫn có thể phát sinh ở trẻ em sống trong gia đình có thành viên mang bệnh. Do đó, nên khám bác sĩ khi trẻ 10 tuổi và sau đó tiếp tục khám định kỳ hai lần một năm, có chế độ chăm sóc đặc biệt để đảm bảo trẻ khỏe mạnh.
Bài viết liên quan:
Ung thư hắc tố- Melanoma (Phần 2)
Virus tiêu diệt tế bào ung thư hắc tố da
Quá trình chuyển đổi của tế bào thành tế bào ung thư
Dịch giả Nguyễn Ngọc Nam
Biên soạn Biomedia VN
BioMedia Việt NamSản phẩm - Công nghệ mới
Hệ thống thử nghiệm hoạt tính và độc tính tế bào NK
Máy giải trình tự gen điện di mao quản 3500
Máy điện di mao quản phân tích đoạn DNA/RNA Fragment Analyser
Máy PCR Gradient 96 giếng
Máy Realtime PCR 7500
Các bài viết cùng chủ đề
Ung thư hắc tố- Melanoma (Phần 1)
08-06-20161. Ung thư hắc tố là gì? Ung thư hắc tố là dạng ung thư da nguy hiểm nhất. Tế bào ung thư phát triển...
Từ khóa » Nguyên Bào Nevi Là Gì
-
U Tế Bào Hắc Tố (ung Thư Tế Bào Hắc Tố) Là Bệnh Gì?
-
Ung Thư Hắc Tố - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hình ảnh Ung Thư Da | Vinmec
-
Các U ác Tính Của Da
-
Nốt Ruồi Hắc Tố Bẩm Sinh (Congenital Nevomelanocytic Nevus)
-
Giải Phẩu Bệnh Về Nêvi Trong Bì - 123doc
-
UNG THƯ TẾ BÀO HẮC TỐ - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
Bớt Trung Bì Dạng Cuộn Não (Cerebriform Intradermal Nevus – CIN)
-
Melaniform Nevus: Triệu Chứng, điều Trị
-
Ung Thư Da Di Truyền Là Gì?
-
Hình ảnh Lâm Sàng Trong Ung Thư Da: Ung Thư Tế Bào Hắc Tố ...
-
Nevus - Nó Là Gì
-
Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Phú Thọ - UNG THƯ HẮC TỐ Ở MẮT LÀ GÌ ...
-
Phẫu Thuật Tạo Hình Bé Trai 2 Tuổi Mắc Nevus (Nơvi) Hắc Tố Bẩm Sinh ...