UNG THƯ KHOANG MIỆNG : YẾU TỐ NGUY CƠ BẠN CẦN PHẢI BIẾT

BVK - Ung thư khoang miệng đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu với tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ngày càng tăng. Hàng năm, ước tính có khoảng 300.000 người mắc ung thư khoang miệng trên toàn thế giới.

Tại Việt nam, theo ghi nhận ung thư 1991-1995, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi ở nam là 2,7/100.000 dân (chiếm 1,8%), ở nữ là 3/100.000 dân (chiếm 3,1%). Tính đến năm 2000, ung thư biểu mô khoang miệng là một trong mười ung thư phổ biến nhất Việt Nam.

Nguyên nhân:

Có rất nhiều yếu tố được xác định là yếu tố nguy cơ gây bệnh. - Thuốc lá ​Phần lớn các bệnh nhân ung thư đường hô hấp và tiêu hóa có hút thuốc và uống rượu . Thuốc lá có liên quan đến hầu hết các ung thư biểu mô khoang miệng ở nam và hơn nửa số ung thư biểu mô khoang miệng ở nữ. Chỉ có khoảng 2-10% bệnh nhân ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên không hút thuốc lá.

​Nguy cơ mắc ung thư biểu mô khoang miệng tăng lên theo số lượng thuốc hút và thời gian hút thuốc . Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc bệnh viện K: những người hút thuốc từ 1-19 năm có nguy cơ mắc ung thư đường hô hấp trên cao gấp 4,2 lần những người không hút, nếu hút từ 40 năm trở lên, nguy cơ này tăng lên 10 lần. - Rượu ​ Bên cạnh hút thuốc lá, uống rượu cũng là yếu tố nguy cơ của ung thư biểu mô khoang miệng. Chỉ có dưới 3% số bệnh nhân ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên không uống rượu. Rượu và thuốc lá có tác dụng hiệp đồng. Một yếu tố đơn độc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 2-3 lần, nhưng khi kết hợp lại, chúng có thể tăng gấp 15 lần

- Ăn trầu ​Nhai trầu là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc cao của ung thư khoang miệng ở Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á. - Chế độ dinh dưỡng ​ Thiếu vitamin A và/hoặc ß-caroten là yếu tố nguy cơ gây ung thư biểu mô khoang miệng. Ăn rau quả tươi làm giảm nguy cơ từ 30-50%.

- Yếu tố vật lý ​ Tiếp xúc với tia cực tím làm tăng nguy cơ ung thư môi. Tia cực tím có bước sóng từ 290-320 nm (UVB) có nguy cơ cao hơn tia cực tím có bước sóng từ 320-340 nm (UVA).

- Tình trạng vệ sinh răng miệng kém, răng sắc nhọ n , mang hàm giả không thích hợp, kích thích mạn tính niêm mạc miệng cũng là các yếu tố nguy cơ của ung thư biểu mô khoang miệng. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ liên quan đến nghề nghiệp nhưng không rõ ràng.

Mặc dù ở vị trí không khó phát hiện nhưng phần lớn người bệnh được chẩn đoán phát hiện bệnh ung thư khoang miệng khi khối u đã lớn, xâm lấn các mô xung quanh, di căn hạch, ảnh hưởng đến chức năng dinh dưỡng, hô hấp, phát âm, gây khó khăn cho quá trình điều trị, tăng tỷ lệ tái phát và giảm chất lượng sống của người bệnh. Do đó khi thấy những dấu hiệu bất thường ở khoang miệng như:

Vết loét miệng sưng lâu khỏi

Nếu vết loét miệng của bạn có cảm giác nóng rát, sưng quá 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán kỹ hơn về tình trạng bệnh của mình. Bởi đây là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư miệng.

Nổi cục u ở cổ và trong miệng

Những cục u nổi lên không rõ lý do ở cổ, hay trong miệng của bạn cũng là một dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Đặc biệt, nếu cục u mãi không biến mất thì bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt.

Khó nuốt khi ăn

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là cảm giác khó nuốt và khi nuốt thức ăn vào thấy có hiện tượng đau rát, ê ẩm... trong cổ họng.

Răng lung lay

Một số triệu chứng về răng như rụng một hoặc nhiều chiếc răng không rõ nguyên nhân, hay lỗ chân răng hở, không liền lại được... cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư miệng.

Khó cử động hàm

Khi bạn phát hiện thấy phần xương hàm sưng to và trở nên cứng hơn bình thường, đôi khi còn gây trở ngại trong quá trình nhai thức ăn thì nên chủ động đi khám để được chẩn đoán kỹ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

Thay đổi bất thường ở giọng nói

Giọng nói của bạn đột nhiên có sự thay đổi như khàn giọng, mất giọng, không thể nói to được, hay giọng nói bị thay đổi... cũng là một dấu hiệu bệnh cần lưu ý.

Chảy máu bên trong miệng

Do khối u phát triển trong khoang miệng khi tiếp xúc nhẹ sẽ gây ra tình trạng chảy máu. Vậy nên, nếu thấy có dấu hiệu chảy máu bên trong khoang miệng, đi kèm cùng cảm giác tê nhức thì bạn nên chủ động đi khám sớm.

Việc điều trị ung thư miệng sẽ đơn giản và đạt hiệu quả cao nếu bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn sớm (lúc u còn nhỏ và chưa di căn xa) bằng phẫu thuật, tia xạ hoặc hóa chất.

Từ khóa » Trong Miệng Nổi Cục Cứng