Ung Thư Lưỡi Là Gì? Hình Ảnh, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Ung thư lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?

Ung thư lưỡi là gì? Hình ảnh, dấu hiệu, cách điều trị

Ung thư lưỡi là gì? Hình ảnh, dấu hiệu, cách điều trị

Đặt lịch

Ung thư lưỡi là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không phát hiện sớm và can thiệp điều trị bằng biện pháp phù hợp. Các triệu chứng khởi phát thường bị nhầm lẫn với tính trạng nhiệt miệng khiến nhiều người chủ quan, không thăm khám dẫn đến tình trạng di căn, biến chứng nguy hiểm.

Ung thư lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?

Ung thư lưỡi là một trong những bệnh lý về khoang miệng mức độ nguy hiểm cao, khả năng đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Ung thư lưỡi khi khởi phát không có dấu hiệu rõ ràng làm người bệnh khó nhận biết ngay từ giai đoạn đầu.

Ung thư lưỡi là gì? Có nguy hiểm không?
Ung thư lưỡi là gì?

Bệnh thường xuất hiện ở những đối tượng ngoài 50 tuổi, tuy nhiên hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Đặc biệt, ung thư lưỡi khá phổ biến ở nam giới, tỷ lệ cao hơn so với phụ nữ, do thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vệ sinh răng miệng,…

Phát hiện bệnh ở giai đoạn càng muộn thì hy vọng điều trị càng thấp. Người bệnh có thể gặp nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng nếu ung thư bùng phát dữ dội, không được kiểm soát điều trị đúng phương pháp.

Bệnh ung thư lưỡi do nguyên nhân nào gây ra?

Nguyên nhân gây ung thư lưỡi cho đến hiện nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:

  • Thói quen hút thuốc lá: Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể, đặc biệt với phổi. Ngoài ra, miệng cũng là khu vực dễ bị tác động nhất. Tiếp xúc thường xuyên với nicotin độc hại có trong khói thuốc có thể làm khoang miệng bị tổn thương, niêm mạc lưỡi hình thành các vết lở loét không điều trị lâu ngày sẽ biến chứng thành ung thư ác tính.
  • Uống nhiều bia rượu: Bên cạnh thuốc lá, rượu bia hay những thức uống chứa cồn, chất kích thích cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư lưỡi. Theo nghiên cứu, trong 100 người mắc bệnh thì có khoảng 70-80 người có thói quen uống rượu bia thường xuyên. Độc tố có trong những loại thức uống này gây kích hoạt các gen tiền ung thư, phát sinh bệnh khi lạm dụng trong thời gian dài.
  • Tiếp xúc với bức xạ: Những người làm việc trong môi trường có tia bức xạ thường xuyên có nguy cơ bị ung thư, trong đó có tình trạng ung thư lưỡi, ung thư niêm mạc miệng.
    Bệnh ung thư lưỡi do nguyên nhân nào gây ra?
    Lạm dụng rượu bia là một trong những yếu gây ung thư lưỡi
  • Di truyền: Ngoài những nguyên nhân bên ngoài, bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc phải chứng bệnh ác tính này thì con cái sinh ra có khả năng mang gen bệnh từ bố mẹ.
  • Thói quen ăn uống: Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố gây bệnh mà bạn không nên bỏ qua. Người có thói quen ăn uống không điều độ, ăn nhiều thực phẩm không có lợi cho sức khỏe sẽ tạo điều kiện phát sinh các vấn đề của cơ thể, trong đó có bệnh ung thư lưỡi.
  • Nhiễm virus HPV: Không chỉ gây bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ, virus HPV còn là tác nhân gây ra nhiều chứng bệnh khác trong cơ thể. Theo nghiên cứu, loại virus này có thể là nguyên nhân khởi phát ung thư lưỡi ác tính.

Trên đây là những yếu tố nguy cơ làm bùng phát bệnh lý về khoang miệng, cụ thể là chứng ung thư lưỡi. Bạn đọc nên lưu ý để phòng tránh bệnh, đồng thời tìm ra nguyên nhân cụ thể sẽ giúp việc khắc phục và điều trị bệnh được tốt hơn.

Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi

Ở mỗi giai đoạn, triệu chứng bệnh ung thư lưỡi sẽ có những mức độ khác nhau, tăng dần từ giai đoạn khởi phát cho đến giai đoạn cuối. Cụ thể như sau:

Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn này, bệnh mới khởi phát nên chưa có dấu hiệu rõ ràng để nhận biết bệnh. Các triệu chứng khá giống với tình trạng nhiệt miệng thông thường nên nhiều người chủ quan, không thăm khám và điều trị. Dấu hiệu bất thường mà bạn đọc nên lưu ý như sau:

  • Xuất hiện cảm giác khó chịu ở lưỡi, như có dị vật bên trong hoặc xương cá đâm vào lưỡi. Tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó tự biến mất.
  • Bề mặt lưỡi có chấm đỏ to nổi lên trên, màu sắc lưỡi cũng thay đổi, quan sát niêm mạc lưỡi có màu trắng, một vài vết loét nhỏ.
  • Cổ nổi hạch bất thường.

XEM THÊM: Ung thư lưỡi giai đoạn 1 – Nhận biết sớm để điều trị

Giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn này, dấu hiệu của bệnh bắt đầu rõ ràng hơn, người bệnh đã có thể nhận diện vấn đề đang gặp phải. Các triệu chứng lúc này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh, cụ thể như:

Dấu hiệu nhận biết ung thư lưỡi
Người bệnh bị đau lưỡi, tiết nhiều nước bọt, hôi miệng, xuất hiện vết loét niêm mạc lưỡi,…
  • Đau lưỡi liên tục, nhất là khi nói hoặc nhai nuốt thức ăn. Cơn đau có thể lan rộng lên đến tai.
  • Tiết nước bọt thường xuyên.
  • Miệng chảy máu lẫn vào trong nước bọt, do đó khi nhổ bạn sẽ nhận thấy nước bọt có lẫn dịch đỏ.
  • Hôi miệng, hơi thở có miệng hôi khó chịu. Thường xảy ra khi ung thư bắt đầu hoại tử.
  • Khó khăn khi nói chuyện, nhai nuốt bởi lưỡi bị cố định, hàm bị khít lại do ung thư gây ra.
  • Cơ thể bị sốt, mệt mỏi, chán ăn, cân nặng giảm sút bất thường.
  • Bên dưới lưỡi có thể quan sát thấy các ổ loét lớn, chúng phát triển nhanh và có khả năng lan rộng ảnh hưởng đến hoạt động của lưỡi. Lớp niêm mạc lưỡi nhô ra một nhân lớn bên ngoài của ổ loét, bên dưới xuất hiện tình trạng hoại tử. Khi ấn vào những lỗ nhỏ li ti sẽ thấy tiết ra một chất dịch màu trắng.

Giai đoạn tiến triển

Bệnh đã bước vào giai đoạn muộn, các vết loét bắt đầu xuất hiện dày đặc, ăn sâu vào bên trong và lan rộng ra những khu vực lân cận. Lúc này lưỡi dễ bị chảy máu, có mùi hôi khiến người bệnh đau đớn nhiều hơn.

Giai đoạn cuối

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối bắt đầu gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn, cụ thể như:

  • Cơ thể người bệnh gầy gò, cân nặng sụt giảm “không phanh”.
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Rối loạn tiêu hóa, sốt kéo dài.
  • Dưới hàm, cằm xuất hiện các hạch di căn.
  • Tổn thương lan rộng, nặng nề ở bờ tự do của lưỡi, mặt dưới và trên của lưỡi, đầu lưỡi,…

Ung thư lưỡi có chữa khỏi không? Có lây không?

Nhiều người bệnh thắc mắc liệu bệnh ung thư lưỡi có chữa khỏi được không. Theo chuyên gia, nếu bạn nhận diện bệnh sớm ở giai đoạn khởi phát thì hy vọng điều trị khỏi căn bệnh này khá cao. Dưới đây là mức độ chữa bệnh theo từng giai đoạn:

Ung thư lưỡi có chữa khỏi không? Có lây không?
Phát hiện ung thư lưỡi giai đoạn sớm có hy vọng chữa khỏi bệnh
  • Giai đoạn đầu: Khả năng chữa khỏi cao nhất nếu phát hiện kịp và điều trị đúng phương pháp. Thống kê cho thấy, có tới 90% người bệnh có thể chữa khỏi bệnh khi can thiệp ở giai đoạn này. Tuy nhiên, vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng nên nhiều người chủ quan, dẫn đến bệnh nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Bạn nên thăm khám sớm và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
  • Giai đoạn 2-3: Lúc này triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, đồng nghĩa với việc điều trị sẽ khó khăn và hy vọng chữa khỏi cũng thấp hơn nhiều so với giai đoạn khởi phát bệnh. Thế nhưng bệnh nhân không nên quá tuyệt vọng, nếu áp dụng biện pháp kiểm soát tốt, tiên lượng sống của người bệnh có thể kéo dài.
  • Giai đoạn cuối: Đây là giai đoạn hầu như bệnh ung thư nào cũng không thể chữa trị dứt điểm, không riêng gì bệnh ung thư lưỡi. Giai đoạn cuối, bác sĩ chỉ có thể áp dụng các biện pháp nhằm kiểm soát bệnh, giúp người bệnh kéo dài thời gian sống tốt nhất có thể và điều trị xử lý các biến chứng.

Bên cạnh thắc mắc ung thư lưỡi có chữa được không, nhiều người bệnh còn quan tâm đến vấn đề liệu căn bệnh này có lây lan không. Tuy nhiên các nhà khoa học chỉ ra rằng, bệnh ung thư lưỡi hay bệnh ung thư nói chung không lây lan khi tiếp xúc, kể cả bệnh ung thư về đường hô hấp. Do đó ung thư lưỡi không phải là bệnh lây nhiễm.

Tuy nhiên, như đã đề cập, bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền nên nếu bạn có người thân cận huyết trong gia đình bị ung thư lưỡi thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. Do đó bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh.

Chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp kiểm tra và xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Các biện pháp thường là:

  • Khám triệu chứng: Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về triệu chứng mà bạn đang gặp phải để đưa ra những nhận định sơ bộ về tình trạng sức khỏe của bạn. Đồng thời, khám lưỡi và hạch để xác định các tổn thương.
  • Sinh thiết: Đây là phương pháp chẩn đoán tiêu chuẩn đối với bệnh ung thư, trong đó có ung thư lưỡi. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm và phân tích, kiểm tra để chẩn đoán bệnh.
    Chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi
    Chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Bên canh hai phương pháp trên, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân kết hợp thêm biện pháp kiểm tra khác thông qua hình ảnh từ X quang, siêu âm, CT scan, MRI khoang miệng. Thông qua đó, bác sĩ cũng nhận điện được ung thư đã có dấu hiệu di căn hay chua.
  • Xạ hình toàn thân: Áp dụng nhằm phát hiện tình trạng di căn ung thư trên diện rộng.

Kết quả chẩn đoán giúp bác sĩ xác định mức độ ung thư lưỡi và giai đoạn bệnh để áp dụng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Người bệnh sau khi được chẩn đoán nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị để kiểm soát bệnh được hiệu quả và an toàn nhất.

ĐỌC NGAY: Khám – Tầm soát ung thư lưỡi ở đâu tốt nhất cả nước?

Các biện pháp điều trị bệnh ung thư lưỡi

Như trên đã nói, bệnh ung thư lưỡi khó nhận biết ngay từ giai đoạn sớm do những triệu chứng chưa rõ ràng và nhiều người bệnh chủ quan, nhầm lẫn với các vấn đề về miệng khác. Đa số bệnh nhân khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn hơn.

Dựa vào mức độ, giai đoạn và thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng, đảm bảo an toàn và phù hợp cho từng bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp điều trị ung thư lưỡi phổ biến:

Phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư lưỡi

Phẫu thuật thường được áp dụng cho bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu. Đây có thể nói là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bệnh nhân loại bỏ khối u ác tính ra khỏi cơ thể. Bác sĩ sau khi xem xét kích thước, vị trí và các vấn đề khác về khối u đêr đưa ra giải pháp phẫu thuật cho từng bệnh nhân. Hiện nay, có các hướng can thiệp như:

  • Phẫu thuật cắt rộng u.
  • Phẫu thuật cắt lưỡi bán phần kết hợp vét hạch cổ.
  • Phẫu thuật cắt nửa lưỡi, cắt nửa sàn miệng, xương hàm dưới, vét hạch cổ kết hợp với tạo hình.

Phần bị cắt sẽ được tái tạo lại thông qua những kỹ thuật vi phẫu thuật mạch máu, cùng với thần kinh kinh bằng các vạt cơ tại vùng mặt dưới cẳng tay. Song song đó, phần cuống mạch nuôi phần lưỡi tái tạo sẽ được nối vào động mạch, tĩnh mạch ở vùng cổ. Dây thần kinh cảm giác vạt da nối với thần kinh lưỡi sẽ được bảo tổn khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Các biện pháp điều trị bệnh ung thư lưỡi
Phẫu thuật cắt bỏ khối là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư lưỡi

Trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, nếu vẫn có thể can thiệp phẫu thuật, bác sĩ cũng sẽ tiến hành áp dụng phương pháp điều trị này cho người bệnh. Bên cạnh đó, có thể kết hợp phẫu thuật cùng với các biện pháp khác như hóa trị, xạ trị để đảm bảo loại bỏ các tế bào ung thư được hiệu quả.

Xạ trị điều trị ung thư lưỡi

Xạ trị là một trong những biện pháp cơ bản điều trị ung thư, trong đó có ung thư lưỡi. Tuy nhiên, xạ trị có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh, điển hình là tình trạng khô miệng, viêm nhiễm, loét hoặc khít hàm,…Người bệnh khó có thể tránh khỏi những tác dụng phụ này khi can thiệp xạ trị điều trị ung thư lưỡi.

Hiện nay, xạ trị trong điều trị bệnh ung thư sẽ có những phương pháp sau:

  • Xạ trị đơn thuần: Thường được áp dụng cho trường hợp phát hiện ung thư sớm. Biện pháp này giúp loại bỏ tế bào ung thư từ căn nguyên.
  • Xạ trị sau phẫu thuật: Loại trừ các tế bào ung thư còn sót lại sau khi can thiệp ngoại khoa.
  • Xạ trị tại chỗ: Hay còn được gọi là xạ trị áp sát, giúp loại bỏ tổn thương ác tính tại chỗ. Tiến hành bằng cách sử dụng một nguồn phóng xạ áp sát tiếp xúc khu vực bị tổn thương, tác động vào các tế bào ác tính.
  • Xạ trị gia tốc toàn não/xạ trị dao gamma: Dành cho trường hợp di căn ung thư lưỡi lên não, giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh, kéo dài tiên lượng sống.

Hóa trị điều trị ung thư lưỡi

Phương pháp này được thực hiện theo cơ chế sử dụng hóa chất y tế đưa vào cơ thể người bệnh để loại bỏ tế bào ung thư. Bác sĩ có thể chỉ định vào hóa chất cho người bệnh theo đường toàn thân hoặc dùng tại chỗ ở động mạch lưỡi.

Các biện pháp điều trị bệnh ung thư lưỡi
Hóa trị giúp loại bỏ triệt để tế bào ung thư

Có các dạng hóa trị như đơn hóa trị và đa hóa trị. Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Phương pháp này cũng có thể được tiến hành song song với phẫu thuật và xạ trị để giúp loại bỏ triệt để những tế bào ung thư, giảm tổn thương cho người bệnh.

Người bệnh trong thời gian điều trị bằng hóa trị cũng sẽ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Điển hình là tình trạng nhiễm độc cho các tế bào bình thường, nhất là những loại có tốc độ phân chia nhanh như tế bào niêm mạc ở đường tiêu hóa, tóc, máu,…Điều này khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn và tiêu chảy,…

Điều trị trường hợp ung thư lưỡi di căn, xâm lấn

Khi khối u lan rộng, bác sĩ sẽ tự hiện những phương pháp kiểm soát như sau:

  • Trường hợp ung thư gây chảy máu tại chỗ: Dùng băng gạc cầm máu tại vị trí chảy máu, phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài.
  • Trường hợp di căn, xâm lấn xương: Người bệnh có thể được sử dụng thuốc zoledronic acid, pamidronate,…để chống hủy xương. Kết hợp sử dụng thuốc và điều trị bằng xạ trị để giảm đau cho vùng di căn xương, bên cạnh đó cũng có thể sử dụng thuốc phóng xạ p32 để giảm đau cho người bệnh.
  • Trường hợp di căn não: Xạ trị bằng dao gamma quay và xạ trị gia tốc toàn phần.

Trên đây là những phương pháp điều trị ung thư lưỡi thường được áp dụng. Bác sĩ sẽ thăm khám và thận trọng đưa ra giải pháp điều trị sao cho phù hợp, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên, hy vọng điều trị khỏi bệnh sẽ cao nếu bạn nhận diện vấn đề từ giai đoạn sớm. Trường hợp bệnh đã chuyển nặng, điều trị chỉ mang tính chất kiểm soát, không hoàn toàn loại bỏ được bệnh.

Phòng ngừa bệnh ung thư lưỡi

Bệnh ung thư lưỡi có mức độ nguy hiểm cao. Các triệu chứng của bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh, nhất là khi chuyển biến nặng. Bên cạnh đó khả năng điều trị khỏi hoàn toàn ở giai đoạn muộn là không khả thi, thậm chí còn có nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh.

Do đó, bạn đọc không nên chủ quan đối với chứng bệnh này. Nên chủ động phòng bệnh để tránh các rủi ro không mong muốn đối với sức khỏe. Lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không hút thuốc lá: Bạn nên biết rằng, khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn gây hại cho nhiều bộ phận khác của cơ thể, trong đó có khoang miệng. Để phòng ngừa ung thư lưỡi, bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá ngay từ bây giờ.
  • Tránh lạm dụng rượu bia: Như đã đề cập, người có thói quen sử dụng bia, rượu là đối tượng dễ mắc ung thư, trong đó không thể không nhắc đến ung thư lưỡi. Bạn nên thay thế thức uống độc hại này bằng những thức uống khác tốt cho sức khỏe như nước ép trái cây, nước lọc,…Bổ sung đủ nước mỗi ngày và hạn chế lạm dụng bia rượu để bảo vệ sức khỏe tổng thể, phòng bệnh ung thư.
    Phòng ngừa bệnh ung thư lưỡi
    Chăm sóc răng miệng, loại bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu,…để bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh ung thư lưỡi
  • Quan hệ tình dục an toàn: Một trong những yếu tố gây bệnh ung thư lưỡi có virus HPV. Do đó, nếu quan hệ tình dục bằng đường miệng không an toàn, bạn có khả năng mắc phải chứng ung thư lưỡi. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên vệ sinh răng miệng, bộ phận sinh dục sạch sẽ, kiểm tra miệng có tổn thương hay vấn đề gì không trước khi quan hệ bằng đường miệng. Đồng thời, tìm hiểu những kiến thức về cách quan hệ này để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và bạn tình.
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh: Thay đổi thói quen sống từ chế độ dinh dưỡng đến sinh hoạt. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Hạn chế căng thẳng, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, vận động cơ thể.
  • Thăm khám định kỳ: Trường hợp gia đình bạn có người từng mắc bệnh ung thư lưỡi, bạn nên định kỳ thăm khám để kiểm tra sức khỏe. Phát hiện sớm và điều trị sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro nguy hại sức khỏe.

Ung thư lưỡi là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên khá khó phát hiện ngay từ giai đoạn sớm. Bạn đọc không nên chủ quan khi nhận thấy các biểu hiện bất thường của cơ thể. Chủ động thăm khám và điều trị là cách tốt nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

  • Ung thư lưỡi nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?
  • Ung thư lưỡi giai đoạn 2 có chữa được không?

Từ khóa » Hình ảnh Lưỡi Người Bình Thường