Ung Thư Phổi Không Tế Bào Nhỏ Là Gì? Bệnh Có Biểu Hiện Gì đặc Trưng?

1. Khái niệm ung thư phổi không tế bào nhỏ là gì?

Ung thư phổi không tế bào nhỏ ( NSCLC - Non small cell lung cancer) xảy ra khi các tế bào bất thường tăng sinh mạnh mẽ ở biểu mô phế quản của phổi và chiếm đại đa số (khoảng 84%) các trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Bệnh có xu hướng tiến triển rất nhanh và thời gian chuyển sang giai đoạn di căn khá ngắn.

Sự hình thành của các tế bào ác tính sẽ làm biến đổi cấu trúc DNA, sau đó xâm lấn và hủy hoại các mô xung quanh phổi. Nghiêm trọng hơn, các trường hợp giai đoạn cuối khi khối u di căn các cơ quan khác thì việc điều trị là cực kỳ khó khăn và phức tạp, tỉ lệ thành công gần như bằng 0. Lúc này điều trị chủ yếu là hỗ trợ, điều trị triệu chứng. Mặc dù khả năng cướp đi sinh mạng của người bệnh lên đến 80% nhưng nếu được chẩn đoán sớm thì bệnh hoàn toàn có cơ hội được điều trị khỏi ở giai đoạn đầu.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm đại đa số các trường hợp ung thư phổi

Ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm đại đa số các trường hợp ung thư phổi

Nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi không tế bào nhỏ là gì?

Những tác nhân sau sẽ làm tăng rủi ro mắc bệnh lý về phổi và tiến triển thành ung thư phổi không tế bào nhỏ:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học;

  • Môi trường sống và làm việc quá ô nhiễm;

  • Lạm dụng chất kích thích từ rượu bia, thuốc lá;

  • Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tia UV, bức xạ ion hóa;

  • Do di truyền.

2. Ung thư phổi không tế bào nhỏ tiến triển theo mấy giai đoạn?

Có 5 giai đoạn phát triển của bệnh, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 0: ung thư mới nhen nhóm tại chỗ, chưa lan sang những mô và tổ chức gần đó;

  • Giai đoạn 1: khối u chưa tấn công các hạch bạch huyết nên có thể phẫu thuật cắt bỏ. Dựa trên kích thước của khối u, giai đoạn này được chia thành 2 thời kỳ đó là: khối u IA (< 3cm), khối u IB (> 3cm nhưng < 4cm);

  • Giai đoạn 2: chia thành 2 thời kỳ theo kích thước của khối u: khối u IIA > 4cm nhưng < 5cm (chưa xâm lấn sang các hạch bạch huyết lân cận), khối u IIB ≤ 5cm đã có dấu hiệu di căn sang hạch bạch huyết hoặc khối u IB > 5cm nhưng chưa di căn;

  • Giai đoạn 3: ung thư được phân chia thành IIIA, IIIB hoặc IIIC. Ở giai đoạn này khối u đã to hơn và tấn công tới các hạch bạch huyết xung quanh nhưng chưa di căn tới các bộ phận khác ngoài phổi;

  • Giai đoạn 4: là khi khối u đã xuất hiện trên 1 vị trí tại phổi, thậm chí là có trong chất lỏng bao quanh tim hoặc phổi hay di chuyển tới các cơ quan xa thông qua hệ thống tuần hoàn máu. Tuy vậy, ít ghi nhận trường hợp bệnh di căn tới xương, gan, não và tuyến thượng thận.

3. Triệu chứng đặc trưng của ung thư phổi không tế bào nhỏ là gì?

Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau, người bệnh cần hết sức cảnh giác vì đây có thể là hồi chuông báo hiệu sự hiện diện của ung thư phổi không tế bào nhỏ:

  • Ho nhiều, ho lâu ngày không khỏi khiến người bệnh khản tiếng, mất tiếng: tế bào ung thư gây nên tình trạng nhiễm trùng phổi,viêm phế quản phổi dẫn tới hiện tượng ho kéo dài;

  • Thở khó khăn, nặng nhọc: khối u gia tăng kích thước gây chèn ép đường thở khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong hoạt động hô hấp bình thường;

  • Bị đau tức ngực: nhất là khi bệnh nhân ho, cười nói hay hoạt động mạnh. Đặc biệt nếu khối u đã xâm lấn vào cấu trúc hạch bạch huyết hoặc di chuyển tới thành ngực thì sẽ gây đau nhức ở vai, lưng và ngực;

Ung thư phổi có thể khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau tức ngực

Ung thư phổi có thể khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau tức ngực

  • Khó nuốt thức ăn: khối u to lên chèn vào thực quản làm cản trở quá trình nuốt thức ăn và biến đổi giọng nói;

  • Trên cơ thể có các dấu hiệu dị thường: phù mặt, cổ to bạnh, hố trên xương đòn trở nên đầy đặn, nổi rõ tĩnh mạch cổ,... do tế bào ung thư phát triển và lấn chiếm diện tích tại những khu vực này;

  • Ho ra máu, viêm họng: nguyên nhân là vì khối u ác tính làm tổn thương đường hô hấp trên gây đau rát, ứ máu và sưng phù niêm mạc họng;

  • Sụt cân không rõ nguyên do: sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào bất thường sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng, đòi hỏi cơ thể phải tăng cường trao đổi chất khiến người bệnh bị sút cân đột ngột. Thêm vào đó là hiện tượng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng suy nhược, thiếu sức sống;

  • Các biểu hiện khác: sụp một bên mí mắt, giảm mồ hôi nửa mặt, đau vai, co nhỏ đồng tử một bên,... vì áp lực do khối u ở phổi tạo ra.

Vì tiên lượng cho người mắc ung thư phổi tế bào nhỏ là rất xấu nên nếu phát hiện ra bản thân biểu hiện đồng thời từ 2 - 3 triệu chứng nêu trên, bạn đừng ngần ngại mà hãy đi kiểm tra ngay khi có thể để được tầm soát và điều trị từ sớm, tăng cơ hội sống sót về sau.

4. Xử trí ra sao khi được chẩn đoán mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ?

Trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư phổi không tế bào nhỏ cục bộ (tức là ung thư mới chỉ xảy ra tại phổi chưa di căn) thì cơ hội sống sót sau 5 năm chiếm tỷ lệ 60%. Còn nếu ung thư ở giai đoạn nặng khi khối u đã có dấu hiệu di căn thì tỷ lệ trên chỉ còn 6 - 30%. Tuy nhiên điều này còn dựa vào các yếu tố như tuổi tác, thể trạng và hiệu quả điều trị của người bệnh. Do vậy để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như gia tăng thời gian sống, bệnh nhân nên tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị theo kế hoạch đã đặt ra, bên cạnh đó cần lưu ý:

  • Có một thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung rau xanh và uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ hình thành tế bào ác tính;

  • Nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục điều độ mỗi ngày;

  • Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa;

  • Nếu như đang có thói quen hút thuốc lá thì nên từ bỏ ngay và hạn chế tối đa đồ uống có cồn, bia rượu,...;

  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện dấu hiệu bệnh ngay từ giai đoạn đầu, từ đó có phương án xử trí kịp thời.

Bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn

Bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin khái niệm, nguyên nhân và các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ là gì. Nếu bạn có nhu cầu được thăm khám, tầm soát ung thư hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề sức khỏe, hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để thuận tiện hơn, bạn có thể đặt lịch khám theo hotline 1900 56 56 56, tổng đài viên sẽ tư vấn và giúp bạn giải đáp mọi khoăn một cách chi tiết nhất.

Từ khóa » Chẩn đoán Ung Thư Phổi Tế Bào Nhỏ