Ung Thư Tụy Xét Nghiệm Máu: CA 19-9 Có ý Nghĩa Gì? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm máu là danh mục không thể thiếu trong việc tầm soát, phát hiện bệnh lý ung thư. Bằng cách này sẽ hỗ trợ việc tìm ra các dấu ấn ung thư, giúp quá trình chẩn đoán và kết luận của bác sĩ dễ dàng hơn khi kết hợp với các kết quả thăm khám khác. Trong đó, CA 19-9 là một định lượng quan trọng và có ý nghĩa đối với ung thư tụy xét nghiệm máu. Hãy tìm hiểu ngay nhé!
Menu xem nhanh:
- 1. Ung thư tụy nguy hiểm đến thế nào?
- 2. Định lượng CA 19-9 trong ung thư tụy xét nghiệm máu
- 2.1. Nên thực hiện khi nào?
- 2.2. Ý nghĩa của định lượng CA 19-9
- 3. Quy trình thực hiện xét nghiệm máu
1. Ung thư tụy nguy hiểm đến thế nào?
Ung thư tụy được đánh giá là loại ung thư khó phát hiện, khó điều trị và có tỷ lệ tử vong rất cao. Vì tuyến tụy có vị trí nằm sau dạ dày nên các triệu chứng thường mơ hồ, không rõ ràng. Thậm chí có những biểu hiện gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác, khiến ta chủ quan và xem nhẹ. Do đó, đa số các trường hợp khi phát hiện ra đều đã ở giai đoạn muộn, thời gian sống chỉ còn kéo dài khoảng 3-6 tháng.
Đặc biệt, tuyến tụy cũng liên quan tới gan, mật nên khi ung thư phát triển sẽ ảnh hưởng xấu như gây tắc mật, suy gan. Có những trường hợp tử vong do suy gan trước khi ung thư tụy hoành hành.
2. Định lượng CA 19-9 trong ung thư tụy xét nghiệm máu
Đối với ung thư tụy xét nghiệm máu, chất chỉ điểm khối u CA 19-9 có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán sớm, theo dõi hiệu quả điều trị, phát hiện tái phát và tiên lượng ung thư.
2.1. Nên thực hiện khi nào?
Xét nghiệm này được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Nghi ngờ mắc ung thư tụy: Khi xuất hiện các biểu hiện lâm sàng như ăn không ngon, chán ăn, vàng da, nước tiểu sẫm màu, trướng bụng kể cả không ăn gì, mệt mỏi kéo dài,….thì không thể không loại trừ nguy cơ mắc ung thư tụy. Lúc này thực hiện xét nghiệm CA 19-9 là cần thiết, giúp phát hiện có hay không mắc ung thư tụy.
– Người theo dõi và điều trị ung thư tụy: việc thực hiện xét nghiệm CA 19-9 thường xuyên sẽ cho thấy mức độ giảm của chất chỉ điểm này sau phẫu thuật là tín hiệu tốt đáp ứng điều trị và tỉ lệ thuận với thời gian sống của bệnh nhân. Từ đó, bác sĩ kịp thời đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
– Theo dõi tái phát ung thư: với những trường hợp hoàn tất quá trình điều trị thì vẫn cần làm xét nghiệm CA 19-9 có trong huyết tương để xác định khả năng tái phát ung thư cũng như hiệu quả sau điều trị. Nếu nồng độ tăng sẽ tỷ lệ thuận với khả năng tái phát bệnh và tỷ lệ nghịch với thời gian sống của bệnh nhân.
2.2. Ý nghĩa của định lượng CA 19-9
Giá trị CA 19-9 ở người bình thường là ở mức dưới 37 Ul/ml.. Với từng giai đoạn, giá trị này có sự thay đổi nhất định:
– Giai đoạn sớm: giá trị CA 19-9 ở mức bình thường hoặc vượt ngưỡng 37 Ul/ml. Nếu chủ động tầm soát và phát hiện sớm ung thư thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn rất nhiều.
– Giai đoạn phát triển: giá trị CA 19-9 > 37 Ul/ml, cho thấy khả năng vùng ung thư lan rộng sang các mô quanh tụy, các hạch bạch huyết, các mạch máu lớn gần tụy.
– Giai đoạn di căn: giá trị CA 19-9 đạt ở mức cao, lên tới hơn 1200 UL/ml. Lúc này ung thư đã lan ra các bộ phận khác trong cơ thể và hình thành các khối di căn. Hiệu quả điều trị không còn ý nghĩa gì nữa.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào chỉ số CA 19-9 trong xét nghiệm máu để khẳng định và kết luận mắc ung thư tụy là chưa đủ. Bởi định lượng CA 19-9 trong huyết tương còn có thể tăng do một số bệnh lành tính như: viêm ruột, tắc mật, viêm tụy cấp hoặc mạn tính, xơ gan,…Do đó, xét nghiệm CA 19-9 chỉ được sử dụng như một chỉ dấu ung thư, cần kết hợp với khám lâm sàng, kết quả chẩn đoán hình ảnh khác và sinh thiết (nếu có) để có kết luận chuẩn xác nhất.
3. Quy trình thực hiện xét nghiệm máu
Trước khi thực hiện xét nghiệm máu, bạn nên tìm hiểu và lắng nghe thật kĩ về chất chỉ điểm khối u CA 19-9. Bên cạnh đó, khi làm xét nghiệm này bạn không nhất thiết phải nhịn ăn.
Quy trình thực hiện xét nghiệm máu sẽ diễn ra như sau:
– Bước 1: Nhân viên y tế buộc dải băng quanh tay để máu ngưng lưu thông
– Bước 2: Sát trùng và lấy máu
– Bước 3: Khi lấy đủ máu, nhân viên y tế sẽ tháo dải băng quanh tay. Dùng miếng gạc/bông gòn đắp lên chỗ vừa tiêm, dán chặt bằng băng cá nhân.
– Bước 4: Chờ đọc kết quả từ bác sĩ
Có thể thấy, định lượng CA 19-9 là một dấu ấn được sử dụng phổ biến, kết hợp cùng các kết quả thăm khám khác trong chẩn đoán ung thư tụy. Sự thay đổi mức độ CA 19-9 có thể đánh giá giai đoạn bệnh, khả năng phẫu thuật, phát hiện tái phát của bệnh sau phẫu thuật. Vì vậy, ung thư tụy xét nghiệm máu với định lượng CA 19-9 là một danh mục cần thiết, có ý nghĩa lớn trong hỗ trợ chẩn đoán của bác sĩ.
Từ khóa » Xét Nghiệm 19-9
-
Định Lượng CA 19-9 (Carbohydrate Antigen 19-9)
-
Tìm Hiểu Về Dấu ấn Ung Thư CA 19-9 | Vinmec
-
Giá Trị Bình Thường Và Bất Thường Của Dấu ấn Ung Thư CA 19-9
-
Xét Nghiệm CA 19 - 9 Giúp Chẩn đoán Và Phát Hiện Ung Thư Tụy
-
Xét Nghiệm Máu CA 19 - 9 Giúp Tìm Chất Chỉ điểm Ung Thư | Medlatec
-
Xét Nghiệm 19-9 Và Ý Nghĩa Chỉ Số Trong Chẩn Đoán Ung Thư
-
ĐỊNH LƯỢNG CA 19-9 (Carbonhydrat Antigen 19-9) - Health Việt Nam
-
Xét Nghiệm CA 19-9 - Tầm Soát Ung Thư Tuyến Tụy - Phòng Khám Medic
-
Xét Nghiệm CA 19-9 Trong Ung Thư Tuyến Tụy
-
CA 19-9: MỘT DẤU ẤN UNG THƯ TỤY
-
ĐỊNH LƯỢNG CA19-9 (Carbohydrate Antigen 19-9) - Health Việt Nam
-
Tổng Quan Về Xét Nghiệm CA 19-9 - Docosan
-
Xét Nghiệm CA 19-9
-
Chất Chỉ điểm Khối U CA 19-9 - Hello Bacsi