Ung Thư Tuyến Giáp Có Tái Phát Không? | VTV.VN
Có thể bạn quan tâm
Bệnh ung thư nào cũng có nguy cơ tái phát nhất định. Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu thường là loại bỏ khối u và chữa khỏi bệnh. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, các tế bào ung thư đã thông qua mạch máu, hạch bạch huyết di căn ra ngoài song không được loại bỏ hoàn toàn trong đợt điều trị ban đầu, sức đề kháng người bệnh còn yếu. Do vậy mà dẫn tới tái phát ung thư.
Bệnh ung thư nào cũng có nguy cơ tái phát nhất định.
Riêng với ung thư tuyến giáp, bệnh nhân cũng có nguy cơ tái phát. Trong nhiều trường hợp, tổ chức khối u xâm lấn vào mạch máu, thần kinh, đường thở… không cho phép bác sĩ cắt triệt để nhu mô tuyến giáp. Hơn nữa điều trị bằng phẫu thuật cắt giáp đơn thuần không giải quyết được các trường hợp ung thư tuyến giáp đã có di căn xa vào phổi, xương, não.
Các dấu hiệu khi ung thư tuyến giáp tái phát
- Đau ở cổ, cảm giác đau có thể lan lên tai gây khó nuốt, khó thở, ho, giọng nói bị khàn
- Khối u: các khối u này có thể di động theo nhịp nuốt, nằm ở tuyến giáp hoặc trong các hạch bạch huyết. Khối u dễ được nhận dạng bởi tuyến này rất gần với da.
- Cổ sưng: kích thước sưng mỗi bệnh nhân có sự khác nhau
Cổ sưng, khó nuốt, có khối u ở cổ cảnh báo ung thư tuyến giáp tái phát
Ngăn ngừa ung thư tuyến giáp tái phát thế nào?
Để ngăn ngừa ung thư tuyến giáp tái phát, việc đầu tiên cần làm là trong quá trình điều trị, các bác sĩ cần loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, các tế bào bị tác động và các hạch bạch huyết.
Đặc biệt, với bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa di căn hạch, cần phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ và vét hạch cổ. Sau phẫu thuật, việc điều trị bằng iod 131 là yêu cầu cần thiết và hết sức quan trọng nhằm giảm nguy cơ tái phát tại chỗ.
Sau khi kết thúc điều trị, người bệnh nên đi tái khám bệnh 3-6 tháng 1 lần tại các cơ sở chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được chỉ định X-quang, xạ hình phát hiện di căn, định lượng hormon tuyến giáp để có thể theo dõi được diễn tiến của bệnh và điều trị kịp thời.
Về chế độ ăn uống, bệnh nhân từng bị ung thư tuyến giáp cần cố gắng ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và ăn đúng bữa. Người bệnh có thể ăn uống theo sở thích nhưng cần phải ăn uống vệ sinh và chọn thực phẩm giàu canxi.
Ngoài ra, cần tránh thức ăn cay, nóng, dầu mỡ và những chất kích thích tim mạch như rượu, bia, cà phê… Trong một số trường hợp bệnh nhân bị hạ canxi máu sau khi mổ tuyến giáp, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ đang theo dõi về tình trạng này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Từ khóa » Tránh Tái Phát Ung Thư Tuyến Giáp
-
Ung Thư Tuyến Giáp Có Tái Phát? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cuộc Sống Sau điều Trị Ung Thư Tuyến Giáp | Vinmec
-
SỐNG CHUNG VỚI UNG THƯ TUYẾN GIÁP
-
Nguy Cơ Tái Phát Bệnh Ung Thư Tuyến Giáp Nếu Người Bệnh Bỏ Theo ...
-
Làm Thế Nào để Ngăn Ngừa Ung Thư Tái Phát? - Hello Bacsi
-
Ung Thư Tuyến Giáp: Nguyên Nhân, Chẩn đoán, Biến Chứng Thường Gặp
-
THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ | BvNTP
-
Ngăn Ngừa Tái Phát Ung Thư Như Thế Nào?
-
Ung Thư Tuyến Giáp Có Tái Phát? | Báo Dân Trí
-
Những Biện Pháp Quan Trọng để Phòng Ngừa Ung Thư Tuyến Giáp Tái ...
-
Cùng Bạn Hiểu đúng Về Ung Thư Tuyến Giáp - Bệnh Viện K
-
Ung Thư Tuyến Giáp Có Thể điều Trị được! - Vejthani Hospital
-
Đề Phòng Tái Phát Sau điều Trị Ung Thư Tuyến Giáp - Tiền Phong
-
Ung Thư Tuyến Giáp Sống được Bao Lâu? Chăm Sóc Người Bệnh Như ...