Ung Thư Tuyến Tiền Liệt ở Nam: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến và thường gặp ở nam giới tại nước ta. Vậy ung thư tuyến tiền liệt là gì, có những nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách điều trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm Tắt Tin Sức Khỏe [Hiện]Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Ung thư tuyến tiền liệt còn được gọi là ung thư tiền liệt tuyến, là căn bệnh thường gặp ở nam giới, đặc biệt là những người trên 50 tuổi.
Tuyến tiền liệt là một cơ quan tại bộ phận sinh dục nam, nằm ở vị trí dưới bàng quang, trước trực tràng, cạnh túi tinh và bao quanh niệu đạo. Đối với cơ thể nam giới, tuyến tiền liệt có vai trò tạo ra tinh dịch và co bóp gia tăng áp lực lên khu vực niệu đạo để kiểm soát lượng nước tiểu.
Khi có sự phát triển mất kiểm soát của các tế bào tuyến tiền liệt, nơi đây sẽ hình thành khối u ác tính dẫn đến bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Cũng như những căn bệnh ung thư khác, ung thư tuyến tiền liệt không lây, thường phát triển rất chậm và không có các biểu hiện bệnh lý ở giai đoạn đầu.
Hiện nay, loại ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới thường gặp nhất là ung thư biểu mô tuyến. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra dưới dạng ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư tuyến tiền liệt không biệt hóa, ung thư biểu mô ống tuyến chuyển tiếp, sarcoma tuyến tiền liệt (chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ).
Xem thêm:
- Viêm tuyến tiền liệt
- Phì đại tuyến tiền liệt
- U xơ tuyến tiền liệt
Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt thường diễn biến theo 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn I: Các tế bào ung thư bắt đầu khu trú tại khu vực tuyến tiền liệt. Ở giai đoạn này, kích thước tuyến tiền liệt không có gì thay đổi, do đó thăm khám trực tràng thông thường sẽ không phát hiện được. Bệnh ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn đầu gần như chỉ có thể được phát hiện khi thấy chỉ số PSA trong máu tăng và làm sinh thiết tuyến tiền liệt để xét nghiệm.
- Giai đoạn II: Các tế bào ung thư bắt đầu phát triển, tuy nhiên chưa phá vỡ vỏ bọc của tuyến tiền liệt. Lúc này, kích thước của tuyến tiền liệt phình lớn, do đó có thể phát hiện ra bệnh bằng phương pháp khám trực tràng và làm xét nghiệm PSA.
- Giai đoạn III: Tế bào ung thư đã phá vỡ được vỏ bọc của tuyến tiền liệt và di căn sang các cơ quan lân cận như trực tràng, túi tinh, bàng quang, cơ thắt niệu đạo…
- Giai đoạn IV: Tết bào ung thư đã di căn sang hạch bạch huyết và các cơ quan quan trọng ở xa hơn như gan, phổi, xương…
Dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, trong các giai đoạn sau thì các dấu hiệu của bệnh có thể bao gồm:
- Thường xuyên cảm thấy mắc tiểu, đặc biệt là vào ban đêm.
- Tiểu tiện khó khăn như nước tiểu chảy ra yếu, không tiểu được khi mắc tiểu do sự phát triển của khối u ác tính tại tuyến tiền liệt làm tắc nghẽn lưu thông của nước tiểu.
- Cảm thấy khó chịu hoặc đau đớn khi đi tiểu, cảm giác đi tiểu không hết.
- Nhìn thấy có máu lẫn trong nước tiểu hoặc tinh dịch.
- Khó duy trì sự cương cứng do khối u ác tính tiền liệt tuyến làm chặn lưu lượng máu đến dương vật.
- Đau ngang thắt lưng, khu vực bắp vế hoặc hai bên hông.
Khi khối u di căn sang khu vực xung quanh, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác tại các cơ quan bị tế bào ung thư tấn công như đau xương, gãy xương bệnh lý, liệt nửa người, xuất huyết tiêu hóa, phù nề các chi, hội chứng thiếu máu, hội chứng cận ung thư, đông vón nội mạc rải rác… xuất hiện tại giai đoạn muộn của bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
Nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt
Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt vẫn chưa được kết luận chính xác và rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới đã được chứng minh là có mối quan hệ mật thiết với những yếu tố như sau:
- Tuổi tác: Nam giới càng lớn tuổi sẽ càng có nguy cơ cao bị ung thư tuyến tiền liệt. Đàn ông dưới 54 tuổi chỉ có khoảng 10% trường hợp mắc bệnh và con số này đã tăng lên tới 65% đối với những người trong độ tuổi 55 – 74.
- Tiền sử bệnh trong gia đình: Những người có bố hoặc anh em trai trong gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 đến 3 lần người bình thường.
- Chế độ ăn uống: Nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt có liên quan rất lớn tới chế độ ăn uống của người bệnh. Một chế độ ăn quá nhiều thịt đỏ, sữa và các thực phẩm giàu chất béo có hại sẽ ảnh hưởng đến sự khởi phát của ung thư tuyến tiền liệt.
- Lối sống: Những nghiên cứu đã cho thấy môi trường và lối sống có khả năng tác động đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng như các loại bệnh ung thư khác. Những người thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm, độc hại, tiếp xúc với hóa chất, có hút quen hút thuốc và sử dụng chất kích thích… thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Một số yếu tố khác: Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân khác liên quan đến một số gene trong quá trình phát triển của tế bào ung thư hay các yếu tố nguy cơ như mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, thắt ống dẫn tinh…
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm bởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt những biến chứng khôn lường như:
Ung thư tuyến tiền liệt di căn
Khi có thời gian và điều kiện phát triển, các khối u ác tính ở tuyến tiền liệt sẽ di căn tới các cơ quan, mạch máu và hạch bạch huyết lân cận. Thậm chí, khối u còn có thể di căn đến xương gây đau và gãy xương bệnh lý.
Khi đã di căn, quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều. Lúc này, bệnh vẫn có thể được điều trị và kiểm soát tốt nhưng không thể chữa trị khỏi hoàn toàn nữa.
Đi tiểu không tự chủ
Bệnh ung thư tiền liệt tuyến và các phương pháp điều trị đều có thể dẫn tới tình trạng đi tiểu không tự chủ. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và khả năng cải thiện theo thời gian của nó mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp thích hợp. Các hướng điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc, đặt ống thông tiểu hoặc phẫu thuật.
Rối loạn cương dương
Tình trạng này có thể một biến chứng của bệnh ung thư tuyến tiền liệt hoặc tác dụng phụ của phác đồ điều trị, thường là xảy ra sau phẫu thuật, xạ trị hoặc các liệu pháp nội tiết tố. Tình trạng này có thể được cải thiện hiệu quả bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.
Các biện pháp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám tuyến tiền liệt bằng tay qua trực tràng để phát hiện ra những bất thường tại đây như có nhân rắn, các thùy không đối xứng, mật độ không đều hoặc không còn ranh giới rõ ràng với các khu vực xung quanh.
Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm chuyên sâu hơn như:
Xét nghiệm máu PSA
Xét nghiệm PSA sẽ thông qua việc xác định nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt trong máu để phát hiện ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Lý do là bởi, các tế bào ung thư tiền liệt tuyến sẽ tạo ra nhiều PSA hơn là các tế bào lành tính, dẫn đến nồng độ PSA trong máu tăng lên.
Nếu nồng độ PSA trong máu cao trên 4ng/ml và tỷ lệ PSA tự do so với PSA tổng thể dưới 15% thì khả năng bạn mắc đã mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt là rất cao. Xét nghiệm PSA đang được đánh giá là phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả nhất hiện nay.
Sinh thiết
Khi thăm khám tuyến tiền liệt phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân sẽ được tiến hành sinh thiết tuyến tiền liệt để tìm ra tế bào ung thư cũng như đánh giá mức độ ác tính của khối u. Khi sinh thiết, người bệnh có thể được gây tê tại chỗ để giảm bớt đau đớn.
Chẩn đoán hình ảnh
Khi đã có chẩn đoán chính xác về khối u tại tuyến tiền liệt, nam giới sẽ cần phải thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI vùng chậu và xạ hình xương để đánh giá giai đoạn tiến triển của ung thư. Thông qua chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ xác định được tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết hoặc xương hay chưa.
Cách chữa trị ung thư tuyến tiền liệt
Tùy vào diễn biến của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới thích hợp. Nhìn chung, bệnh ung thư tiền liệt tuyến có thể được chữa trị bằng những phương pháp như sau:
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt
Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt này thường được chỉ định cho các trường hợp phát hiện ung thư ở giai đoạn 1 hoặc 2, sau khi hoàn thành chữa trị người bệnh có thể được ước lượng sống tiếp trên 10 năm.
Vào giai đoạn đầu của bệnh, các tế bào ung thư còn chưa phá vỡ lớp vỏ của tuyến tiền liệt, do đó phẫu thuật có thể loại bỏ được toàn bộ các mô ung thư, đem lại khả năng tái phát trong vòng 5 năm sau khi mổ là khoảng dưới 10%.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt có thể thực hiện bằng phẫu thuật nội soi hoặc mở vùng dưới rốn. Bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt, túi tinh và các mô quanh tuyến tiền liệt ra ngoài. Các biến chứng sau phẫu thuật mà người bệnh thường gặp nhất là tiểu không kiểm soát và rối loạn cương dương.
Xạ trị ngoài
Đây là phương pháp điều trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt. Thời gian xạ trị ngoài thường kéo dài trong 6 đến 7 tuần. Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp ung thư giai đoạn muộn (thường là giai đoạn 3 và 4). Các tác dụng phụ mà người bệnh thường gặp phải sau khi xạ trị là rối loạn cương dương, mệt mỏi, rối loạn tiểu tiện, rối loạn tiêu hóa…
Điều trị nội tiết
Phương pháp điều trị nội tiết chỉ định cho những bệnh nhân đã có di căn xa hoặc di căn hạch. Người bệnh có thể lựa chọn giữa phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn 2 tinh hoàn hoặc sử dụng thuốc tiêm liên tục 28 ngày 1 lần trong vòng 6 – 12 tháng. Mục đích của phương pháp này là cắt đứt nguồn hormone testosterone để ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt người bệnh cần có chế độ ăn uống ít thịt đỏ, hạn chế mỡ động vật và ăn nhiều trái cây, rau xanh nhằm hỗ trợ làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư. Việc có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cũng góp phần giúp nam giới giảm nguy cơ tái phát bệnh sau khi điều trị.
Nên khám chữa bệnh nam khoa ở đâu? Tìm hiểu ngay: https://thaihaclinic.webflow.io/tin-tuc/top-15-phong-kham-nam-khoa-uy-tin-tai-ha-noi-ban-nen-biet
Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn bệnh ung thư tiền liệt tuyến, tuy nhiên một số yếu tố sau đây sẽ giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh như sau:
- Ưu tiên cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng một chế độ ăn khoa học với nhiều rau củ và trái cây thay vì quá lạm dụng các thực phẩm chức năng.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao đều đặn để cải thiện sức khỏe và kiểm soát cân nặng hợp lý.
- Chủ động đi xét nghiệm tầm soát bệnh ung thư tuyến tiền liệt định kỳ nếu đang có các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, gia đình có người từng mắc bệnh…
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin chi tiết về bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, hy vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về căn bệnh này. Nhìn chung, bệnh ung thư tiền liệt tuyến có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình, các bạn liên hệ đến phòng khám đa khoa Thái Hà ở địa chỉ số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội bằng cách gọi điện đến số hotline 0379.544.317 hoặc nhắn tin vào khung chat trực tuyến để được hỗ trợ đặt lịch khám nam khoa và nhận ngay nhiều ưu đãi hấp dẫn của phòng khám nhé.
Từ khóa » Nguyên Nhân Bị Ung Thư Tuyến Tiền Liệt
-
Bệnh Ung Thư Tiền Liệt Tuyến: Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị
-
Tìm Hiểu Về Nguyên Nhân Ung Thư Tiền Liệt Tuyến Và Cách điều Trị
-
Ung Thư Tiền Liệt Tuyến: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn ... - Vinmec
-
Ung Thư Tiền Liệt Tuyến: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn ... - Vinmec
-
Ung Thư Tuyến Tiền Liệt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Nguyên Nhân Dẫn đến Bệnh Ung Thư Tiền Liệt Tuyến ở Nam Giới
-
Ung Thư Tuyến Tiền Liệt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phương ...
-
Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Là Bệnh Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
-
Ung Thư Tuyến Tiền Liệt – Cách Điều Trị | Bệnh Viện Mount Elizabeth
-
Ung Thư Tuyến Tiền Liệt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT: KHÔNG CÒN LÀ NỖI SỢ HÃI!
-
Ung Thư Tuyến Tiền Liệt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Có Chữa được Không?
-
Nguyên Nhân Ung Thư Tuyến Tiền Liệt Và Các Yếu Tố Nguy Cơ - Docosan