Ung Thư Vòm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán & điều Trị

Ung thư vòm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán & điều trị

Ung thư vòm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán & điều trị

Đặt lịch

Ung thư vòm họng là một căn bệnh ác tính, xuất hiện khi một hoặc vài tế bào ở niêm mạc họng bị biến đổi gen tạo thành khối u. Bệnh rất hay gặp ở cộng động người Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Ung thư vòm họng là gì?
Triệu chứng ung thư vòm họng khá giống các bệnh tai mũi họng. Nếu lơ là không điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Ung thư vòm họng là gì?

Ung thư vòm họng là loại bệnh ung thư xảy ra ở vòm họng. So với nhiều loại ung thư khác, căn bệnh này khá phổ biến, đặc biệt ở những khu vực đang phát triển như Đông Nam Á. Theo Viện Ung thư Quốc gia ước tính, có khoảng 1,2% người lớn ở Hoa Kỳ sẽ được chẩn đoán ung thư vòm họng trong cuộc đời. Và có 0,3% được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thanh quản.

Nhìn chung triệu chứng ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm thường giống một số bệnh tai mũi họng nên rất khó để phát hiện sớm. Vì vậy, ung thư có thể di căn đến các bộ phận khác và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hậu quả là bệnh để lại di chứng về phổi, gan và xương, nặng hơn có thể gây tử vong.

Xem thêm: Ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Nhận biết dấu hiệu của ung thư vòm họng

Thông thường, triệu chứng ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu thường rất khó nhận biết. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết thông qua các biểu hiện sau:

  • Đau nhức vòm họng.
  • Có khối u ở cổ hoặc mũi.
  • Nghẹt mũi.
  • Đau nhức đầu
  • Cảm giác khó thở và khó nói.
  • Chảy nước mũi kèm theo máu.
  • Mất thính lực.
  • Nhiễm trùng tai.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu không được đề cập. Vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường bệnh nhân nên đến gặp trực tiếp bác sĩ.

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Theo một vài thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ung thư vòm họng ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Điều này là do thói quen sinh hoạt không khoa học như:

  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Hoặc tiêu thụ quá nhiều rượu.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, môi trường sống ô nhiễm cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, ung thư vòm họng cũng liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể bệnh có tính di truyền ổn định từ đời này sang đời khác. Nhưng nếu gia đình có người thân bị ung thư vòm họng thì khả năng bạn mắc phải bệnh khá cao. Vì vậy, để ngăn ngừa và phòng bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để tầm soát ung thư.

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng
Thường xuyên sử dụng rượu sẽ làm tăng khả năng phát triển ung thư vòm họng.

Mặt khác, ung thư vòm họng có thể là do:

  • Nhiễm trùng papillomavirus (HPV): Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), HPV là vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở cả nam và nữ. Một khi bị nhiễm, loại khuẩn này làm tăng khả năng phát triển ung thư vòm họng, đặc biệt ở những người đã bị bệnh.
  • Trào ngược dạ dày: Dịch acid bị đẩy ngược từ dạ dày lên thực quản nếu xuất hiện với tần suất và mức độ nghiêm trọng có thể gây bào mòn niêm mạc họng và làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
  • Vi rút Epstein-Barr (EBV): Vi rút này thường gặp chủ yếu qua nước bọt và chúng có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư.

Chẩn đoán ung thư vòm họng

Bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật và xét nghiệm sau để phát hiện ung thư vòm họng:

  • Nội soi: Chuyên viên y tế sẽ dùng một ống nội soi dài và mỏng qua miệng, mũi hoặc vết rạch. Máy ảnh nhỏ ở phần cuối nội soi sẽ giúp truyền hình ảnh đến màn hình video. Dựa vào đó, bác sĩ có thể quan sát và phát hiện dấu hiệu bất thường bên trong cổ họng.
  • Sinh thiết: Trong quá trình nội soi, nếu nhận thấy biểu hiện bất thường, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ phẫu thuật và loại bỏ một mẫu mô (sinh thiết). Đem mẫu gửi đến phòng thí nghiệm để thử nghiệm và đưa ra kết quả.
  • Thử nghiệm hình ảnh: Chụp MRI, X – quang, chụp cắt lớp phát xạ PET cũng có thể giúp xác định mức độ ung thư vòm họng.

Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ xác định mức độ ung thư và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Điều trị ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng thường trải qua 5 giai đoạn. Cụ thể:

  • Giai đoạn 0: Ung thư biểu mổ tại chỗ.
  • Giai đoạn I: Bệnh mới khởi phát, chưa lan đến hạch bạch huyết và các mô ngoài cổ họng.
  • Giai đoạn II: Bệnh lan sang các hạch bạch huyết và mô gần đó nhưng không lan ra các bộ phận ở xa khác.
  • Giai đoạn III và IV: Bệnh chuyển nặng và tế bào ung thư bắt đầu phát triển di căn đến các cơ quan lân cận khác.

Dựa vào từng giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe và sở thích của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số phương pháp chữa trị ung thư vòm họng như:

1/ Phẫu thuật

Phẫu thuật thường không được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng. Tuy nhiên, biện pháp này được sử dụng để loại bỏ các hạch bạch huyết ung thư ở cổ. Phẫu thuật nội soi sẽ được chỉ định để loại bỏ khối u ung thư có kích thước nhỏ.

Phẫu thuật giúp cải thiện bệnh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như chảy máu, gây nhiễm trùng. Và di chứng của phẫu thuật để lại có thể là khó nuốt, khó nói,… Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.

2/ Điều trị bệnh bằng xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm năng lượng cao từ tia X và các proton để xâm nhập vào cơ thể phá hủy DNA, hạn chế khả năng nhân lên của tế bào gây ung thư. Đối với trường hợp ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu, xạ trị có thể là giải pháp điều trị duy nhất giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Còn nếu ung thư vòm họng đã chuyển nặng, khi đó liệu pháp xạ trị có thể cần phải kết hợp với phẫu thuật hoặc hóa trị để giúp bệnh nhân ung thư kéo dài cuộc sống.

Chữa và điều trị ung thư vòm họng
Tùy vào giai đoạn bệnh cũng như sự phát triển của khối u và sức khỏe từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, xạ trị có nhược điểm đó là tia X không thể phân biệt được tế bào ung thư với khỏe mạnh. Có nghĩa là các tế bào bình thường khỏe mạnh vẫn bị tiêu diệt khi tiếp xúc với tia X. Mô tế bào lành tính sẽ bị tổn thương và dẫn đến các triệu chứng phụ như cơ thể mệt mỏi. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh phải nằm viện để theo dõi, thậm chí có người tử vong.

Vì vậy, trước khi thực hiện xạ trị bác sĩ cần có thời gian theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh để cân nhắc đưa ra liều lượng bức xạ cần dùng, tránh tác dụng phụ.

3/ Hóa trị

Hóa trị là một loại thuốc giúp tiêu diệt và ức chế tế bào ung thư lan rộng. Biện pháp điều trị này được áp dụng trong trường hợp khối u ở vòm họng quá lớn, lan sang các hạch bạch huyết và cơ quan khác. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị kết hợp giữa hóa trị và xạ trị để điều trị bệnh, làm chậm sự phát triển của tế bào ác tính.

Phòng ngừa ung thư vòm họng

Để làm giảm và phòng tránh ung thư vòm họng người bệnh có thể thực hiện theo các gợi ý sau:

  • Không nên hút thuốc lá: Khói thuốc lá có mối liên quan chặt chẽ đến ung thư vòm họng. Chúng chính lá yếu tố kích thích làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vòm họng và ung thư phổi. Thuốc lá làm kết quả điều trị kém hiệu quả, khiến bệnh khó lành hơn sau phẫu thuật.
  • Bỏ rượu: Thường xuyên uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng và các bệnh ung thư khác. Vì vậy, bạn nên sử dụng chúng ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị ung thư, tốt nhất bạn nên ngừng ngay việc uống rượu để kết quả điều trị tốt hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: Nên lựa chọn một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh đầy đủ rau quả. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C, A, E và khoáng chất kali, magie,… sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc giúp làm giảm ung thư. Tránh xa các loại thực phẩm chứa acid hoặc cay nóng.
  • Đánh răng và súc miệng thường xuyên để làm sạch răng miệng. Đồng thời nên uống nước đầy đủ để làm ẩm và ấm cho niêm mạc họng.

Ung thư vòm họng nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp, bệnh có thể chuyển nặng và là mối nguy đe dọa đến mạng sống. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên thăm khám định kỳ và nên tiến hành tầm soát ung thư nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư vòm họng.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị nào từ chuyên viên y tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Ung thư vòm họng di căn: Những thông tin bạn nên biết
  • Nên ăn gì và kiêng gì khi bị ung thư vòm họng?

Từ khóa » Nguyên Nhân Bị Ung Thư Vòm Họng