Uốn Ván - Dễ Phòng Ngừa Vẫn Khiến Nhiều Người đàn ông Tàn đời
Có thể bạn quan tâm
Nằm viện hơn 2 tuần vẫn còn co giật, tính mạng của người thợ xây 52 tuổi bị đe dọa, trong khi viện phí cứ tăng lên hàng ngày. Tại BV. Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, mỗi ngày có gần 20 trường hợp tương tự. Tất cả đều trong cảnh nghèo và không có bảo hiểm.
Vì sao bị bệnh uốn ván
Bệnh uốn ván (còn gọi là phong đòn gánh) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn uốn ván, có tên khoa học là Clostridium tetani gây ra. Thông thường nha bào uốn ván ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu bị nhiễm bẩn, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ, có một số trường hợp do tiêm chích không an toàn. Đôi khi có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật trong những điều kiện không vệ sinh (đặc biệt là nạo thai lậu). Trẻ sơ sinh có thể bị uốn ván sơ sinh do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ vì cắt rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc không được chăm sóc rốn đúng cách. Bệnh thường xảy ra ở trẻ bị đẻ rơi, đẻ tại nhà do “bà đỡ vườn” theo phong tục tập quán còn lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Sau khi nha bào vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể - thường là qua các vết thương, vi khuẩn sẽ phóng thích ra các độc tố uốn ván, các độc tố này xâm nhập vào các sợi trục thần kinh rồi di chuyển ngược dòng từ hệ thần kinh ngoại vi vào đến trung ương, gây tình trạng tăng trương lực cơ hay co cứng cơ gây đau, thường khởi đầu với cứng cơ nhai, sau đó cứng cơ cổ, lưng, bụng và toàn thân. Bệnh có thể diễn tiến nặng gây co giật toàn thân, nuốt sặc và khó thở.
Uốn ván có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi, và mọi thành phần từ người lao động bình dân, có thu nhập thấp đến tầng lớp trí thức, khá giả nếu chưa được tiêm ngừa uốn ván đầy đủ và không biết cách chăm sóc, xử trí đúng khi có vết thương.
Một bệnh nhân uốn ván lên cơn co giật đang được điều trị
Bệnh nguy hiểm như thế nào?
Bệnh có thể khởi phát bằng triệu chứng cứng hàm (không há miệng to được).Sau đó tình trạng co cứng các cơ tăng dần, thường là cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, đôi khi co cứng ở vùng bị thương. Tùy theo nhóm cơ co cứng chiếm ưu thế mà bệnh nhân có một trong những tư thế đặc biệt như sau: Cong ưỡn người ra sau, thẳng cứng cả người như tấm ván, cong người sang một bên, gập người ra phía trước. Trong giai đoạn toàn phát, bệnh nhân xuất hiện các cơn co giật toàn thân khi bị kích thích bởi va chạm, ánh sáng chói, tiếng ồn… Bệnh nhân không thể tự ăn uống được do thực quản bị co thắt gây khó nuốt, nuốt nghẹn và nuốt sặc nên cần phải đặt ống thông dạ dày nuôi ăn, nhiều trường hợp cần phải nuôi ăn bằng thuốc truyền tĩnh mạch.
Bệnh nhân cũng bị co thắt vùng khí quản gây khó thở, cần phải mở khí quản. Để giải quyết tình trạng co thắt và co giật cơ toàn thân liên tục, các bệnh nhân nặng được điều trị thuốc an thần mạnh phối hợp với các thuốc giãn cơ, hỗ trợ hô hấp bằng thở máy kéo dài (trung bình 15 - 30 ngày). Ngoài ra, bệnh uốn ván có thể có biến chứng “rối loạn thần kinh thực vật” biểu hiện bởi hiện tượng rối loạn nghiêm trọng về nhịp tim (lúc rất nhanh, lúc lại rất chậm), huyết áp (lúc tăng cao, lúc hạ thấp), và nhiệt độ cơ thể (có thể tăng cao liên tục 40 - 410C), dẫn đến tử vong.
Một trong những nỗi khổ khác mà người bệnh có thể gánh chịu đó chính là các biến chứng liên quan đến nằm khoa hồi sức kéo dài như nhiễm trùng cơ hội, viêm phổi do thở máy (nhiễm các tác nhân đa kháng kháng sinh), teo cơ - cứng khớp…. Nếu người bệnh có các bệnh lý nền tiềm ẩn như bệnh tim mạch, gan thận, đái tháo đường... sẽ có nguy cơ làm nặng nề thêm tình trạng bệnh lý.
Nhìn chung tỷ lệ tử vong/mắc của uốn ván thay đổi từ 10 - 90% tùy theo các báo cáo. Những năm trước thập niên 1990, tỷ lệ tử vong của uốn ván tại BV.Bệnh Nhiệt đới TP.HCM vào khoảng 50%.Hiện nay với các phương tiện hồi sức hiện đại bao gồm thở máy, lọc máu… tỷ lệ tử vong bệnh uốn ván giảm còn khoảng 6 - 10%.Bệnh tuy có thể trị khỏi nhưng luôn là một gánh nặng to lớn cho gia đình, ngành y tế và cả xã hội.
Theo thống kê tại BV. Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, chi phí điều trị trung bình cho một ca uốn ván là 20 - 30 triệu đồng nếu không mở khí quản; 50 - 100 triệu đồng nếu có mở khí quản và thở máy, trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều bệnh nền phối hợp có thể tiêu tốn trên 200 triệu đồng. Những con số này thật sự là gánh nặng kinh tế cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hay lao động bình dân!
Kể cả khi bệnh uốn ván hồi phục có thể xuất viện, phần lớn bệnh nhân vẫn chưa thể quay trở lại công ăn việc làm trước đó do hậu quả cứng cơ khớp đã nêu và tình trạng cứng cơ khớp này có thể kéo dài 6 - 12 tháng tùy theo từng cá nhân. Từ đó cho thấy tình hình kinh tế của người bệnh và gia đình vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng do bệnh uốn ván dù đã được ra viện.
Những trường hợp nguy kịch do uốn ván đang được chăm sóc tích cực tại BV. Bệnh Nhiệt đới TP.HCM
Bệnh uốn ván có thể phòng ngừa?
Tuy bệnh rất nguy hiểm và gây thách thức trong điều trị, uốn ván là một bệnh có thể phòng ngừa được bằng việc tiêm ngừa vắcxin đầy đủ, trong đó quan trọng nhất là tiêm ngừa chủ động, trước khi bị vết thương.
Trung bình mỗi ngày, BV.Bệnh Nhiệt đới TP.HCM có từ 15 - 20 trường hợp uốn ván nguy kịch, phần lớn là nam giới, lượng bệnh đến từ TP.HCM và các tỉnh thành lân cận.Tất cả các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đã có biến chứng co giật, cứng khớp, cứng hàm, gồng cứng người.Thời gian điều trị kéo dài đến nhiều tuần lễ.Điều đáng lưu tâm, hầu hết bệnh nhân đều không tiêm ngừa, không có bảo hiểm y tế.
THIÊN CHƯƠNG
Việc tiêm ngừa vắcxin bắt buộc phải đầy đủ, theo đúng lịch hẹn (tối thiểu 3 mũi, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng) và nhắc lại mỗi 5 - 10 năm sau đó sẽ giúp tạo đủ kháng thể bảo vệ khỏi bệnh uốn ván.
Phụ nữ có thai cần được tiêm phòng uốn ván chủ động vì miễn dịch của người mẹ do vắcxin có giá trị phòng được uốn ván sơ sinh cho con.
Đối với trường hợp không được tiêm ngừa vắcxin đầy đủ như đã nêu, khi có vết thương cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí vết thương đúng cách, đồng thời được tiêm huyết thanh giải độc tố uốn ván để phòng bệnh.
Tránh tuyệt đối tình trạng tự xử lý vết thương tại nhà như thoa đắp các loại lá cây, cỏ không đảm bảo vệ sinh và đây có thể là một trong các nguyên nhân tạo điều kiện xâm nhập của các vi trùng uốn ván.
Chi phí cho 1 mũi vắcxin uốn ván dao động 150.000 - 350.000 VNĐ (tùy cơ sở y tế, dịch vụ, loại vắcxin…). Vì vậy, khi so sánh về chi phí và tính hiệu quả phòng bệnh, chủ động tiêm ngừa vắcxin uốn ván trước khi bị bệnh hoặc ngay khi có vết thương vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất. Phòng bệnh hơn trị bệnh!
Từ khóa » Chích Ngừa Phong đòn Gánh Là Gì
-
Uốn Ván (phong đòn Gánh) Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không ...
-
Khi Nào Cần Chích Ngừa "phong đòn Gánh"? - Báo Người Lao động
-
Thời Gian ủ Bệnh Khi Nhiễm Vi Khuẩn Uốn Ván | Vinmec
-
Tất Cả Những Thông Tin Cần Biết Về Uốn Ván Và Phong đòn Gánh
-
Chi Phí Tiêm Vắc Xin Uốn Ván Bao Nhiêu Tiền?
-
Bệnh Uốn Ván: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa - VNVC
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Và Biện Pháp Phòng Ngừa Nhiễm Trùng Uốn Ván
-
Bệnh Uốn Ván: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Uốn Ván – Wikipedia Tiếng Việt
-
BỆNH UỐN VÁN - Cục Y Tế Dự Phòng
-
[PDF] Vắc-xin Td (Uốn Ván, Bạch Hầu) - Immunization Action Coalition
-
Chớ Coi Thường Vết Thương Nhỏ, Coi Chừng Bị Uốn Ván Nguy Kịch
-
[PDF] Tetanus, Diphterie, Pertussis, Poliomyelitis, Haemophilus ... - RKI
-
Top 15 Chích Ngừa Phong đòn Gánh Là Gì