Uống Nước Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì? Uống Nhiều Có Tốt Không?
Có thể bạn quan tâm
Tía tô từ lâu đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta, nó vừa làm nguyên liệu nấu ăn, vừa dùng làm thuốc, thường sử dụng xông mặt, đắp ngoài da, nấu nước uống có tác dụng giải cảm, trị ho, hạ sốt, trị mụn, nám và nhiều công dụng tuyệt vời khác.
- Tía tô là gì? Tìm hiểu về lá tía tô
- Tác dụng của lá tía tô
- Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày
- Uống nước tía tô có tác dụng gì?
- Bài thuốc từ lá tía tô đơn giản, hiệu quả
- Những lưu ý khi sử dụng tía tô
- Lá tía tô mua ở đâu, giá bao nhiêu?
Tía tô là gì? Tìm hiểu về lá tía tô
Tía tô là loại rau ăn bình dân, thường dùng gia vị trong ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc, có tên khoa học (danh pháp hai phần) là Perilla fructescens, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae).
Lá tía tô vừa làm gia vị nấu nướng, vừa làm thuốc chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nó còn giúp làm đẹp, cải thiện làn da, giúp da mịn màng, trắng sáng.
Tìm hiểu thêm: Lợi ích tuyệt vời của cây rau má ít người biết
Đặc điểm, phân bố và phân loại
Đặc điểm
Là thực vật thân mềm, cao khoảng 0.5m đến 1m, tên khoa học là Perilla frutescens. Loài cây này thường phát triển hầu hết các mùa trong năm, thân cây thẳng, trên thân có nhiều lông nhỏ, mềm.
Lá tía tô có màu xanh và tím nhạt giống như lá mơ lông nhưng mỏng hơn nhiều, thường mọc đối xứng nhau. Hình bầu dục, nhọn ở đầu, 2 bên mép lá có hình răng cưa, có lông mềm ở bề mặt lá. Cuống ngắn, dài từ 2 đến 3cm. Hoa mọc thành từng chùm ở nách cuống, nhỏ, thường có màu trắng và tím.
Phân bố
Chúng ta có thể tìm thấy thảo dược ở hầu hết mọi nơi. Loài cây này được trồng khá phổ biến từ Ấn Độ sang các nước Đông Á và Đông Nam Á.
Phân loại
Tía tô được chia làm nhiều loại có hình dáng hoặc màu sắc khác nhau như:
- Perilla frutescens var. Purpurascens: Loại này thường có lá 2 mặt đều màu đỏ, mặt lá phẳng.
- Perilla frutescens var. Crispa: Lá cây cũng màu đỏ nhưng mặt lá lại xù xì.
- Perilla frutescens var. Viridis: Lá của loại tía tô này có 2 mặt đều màu xanh, mặt lá phẳng.
- Perilla frutescens var. Viridi-crispa: Lá màu xanh và mặt lá xù xì.
- Perilla frutescens var. discolor: Loại này có màu màu xanh và đỏ, ở trên có màu xanh và bề mặt dưới có màu đỏ, mặt lá phẳng.
- Perilla frutescens var. Rosea: Lá cây có 2 màu xanh, đỏ hòa vào nhau ở cả mặt trên và dưới, mặt lá phẳng.
Bên cạnh đó, ở nước ta, bạn có thể tìm thấy 2 loại tía tô đó là:
- Một loại tía tô có bề mặt phẳng, màu tím, không quá thơm.
- Một loại khác có giá trị sử dụng tương đối cao sẽ có màu tím đậm, rất thơm, mép lá hơi quăn.
Đặc tính tía tô trong Đông y
Hầu hết các bộ phận của tía tô đều có thể điều chế thuốc và có những công dụng khác nhau:
Lá tía tô
Trong đông y thường gọi lá tía tô là tô diệp. Người ta thường thu hoạch lá tía tô khoảng 2 lần và cách nhau khoảng 1 tháng, lựa những lá già có dính cuống.
Sau khi thu hoạch thì mang đi phơi ở những nơi có bóng mát đến khi lá khô lại nhưng vẫn giữ được màu sắc đặc trưng cũng như hương vị.
Cành tía tô
Đông y thường gọi là tô ngạnh. Khi thu hoạch, ta lựa cành lớn (cành chính) bỏ đi những cành nhỏ, chia thân cây thành các đoạn khác nhau dài khoảng 5 hoặc 10cm. Mang đi phơi hoặc sấy khô. Ta thường dùng dược liệu này để điều trị các loại bệnh như: Sưng vú, động thai, suy nhược thần kinh,…
Quả tía tô
Trong đông y gọi quả tía tô là tô tử. Ta thường thu hoạch quả từ những cây chưa được thu hoạch lá, hay chuyên trồng để lấy quả. Mang về phơi khô hoặc sấy. Có công dụng giúp điều trị viêm phổi, ho có đờm, ho hen,…
Rễ cây tía tô
Đông y gọi rễ tía tô là tô căn, ta có thể thu hoạch chung với cành, sau khi chia cành và rễ ra riêng. Mang đi thái nhỏ, sấy hoặc phơi khô. Có công dụng hỗ trợ tiêu chảy, vết sưng,…
Tác dụng của lá tía tô
Tía tô cũng giống như các loại rau khác, thường dùng ăn sống hoặc ăn kèm với các món khác. Ngoài, còn nhiều cách dùng khác rất tốt cho sức khỏe như giã lấy nước uống giải cảm, xông hơi trị mụn, hạ sốt, đắp ngoài da trị mề đay, mẩn ngứa,… Sau đây là một số công dụng nổi bật của lá tía tô:
Xem thêm: Rau đắng đất – Loại rau dân dã nhiều tác dụng bất ngờ.
Tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa
Giống như lá neem Ấn Độ, lá tía tô có rất nhiều hợp chất có khả năng ngăn chặn sự tổng hợp tyrosinase hay melatonin, làm da trở nên trắng sáng hơn. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để tẩy tế bào chết cho da, giúp loại bỏ các chất bẩn, làm mềm da và giảm vết chai sạn.
Ngoài ra, chúng ta có thể dùng lá tía tô để súc miệng, có thể làm răng chắc khỏe hơn, có hương thơm nhẹ, hoặc dùng gội đầu trong trường hợp tóc bạn bị khô,….
Tốt cho tiêu hóa, chữa các bệnh về dạ dày
Để chữa dạ dày, ngoài nghệ vàng hay gừng gió, tía tô cũng là cái tên không thể bỏ qua. Theo nghiên cứu, lá tía tô có chứa các hoạt chất như tanin, glucoside, có công dụng giúp ngăn ngừa các vấn đề về viêm loét hay viêm nhiễm ở dạ dày.
Đối với người đau dạ dày thường xuyên, có thể sắc thuốc từ lá tía tô để uống có tác dụng tiêu giảm dịch vị xuống mức độ bình thường, giúp chúng ta ăn ngon và ngủ sâu hơn.
Theo đó, những bệnh nhân thường xuyên nôn hay đau bụng đi ngoài do hệ tiêu hóa kém, có thể giã nát lá tía tô, chắt lấy nước uống, dùng thường xuyên có thể giúp cải thiện các vấn đề trên.
Hỗ trợ chữa cảm mạo, hạ sốt, nhức đầu, ho, hen suyễn
Những người thường xuyên bị cảm lạnh, sốt cao kèm theo nhức đầu, ho hen thì lá tía tô là lựa chọn thích hợp. Lá này chứa rất nhiều tinh dầu, có tính ấm, giúp giữ nhiệt cho cơ thể rất tốt.
Người bệnh xông lá tía tô, ngải cứu, kinh giới và hương nhu, trùm kín người xông 20-30 phút cho ra mồ hôi rồi nằm nghỉ sẽ hạ sốt nhanh chóng.
Hỗ trợ điều trị điều mề đay, mẩn ngứa
Tình trạng nổi mề đay hay các vấn đề mẩn ngứa có thể làm cho chúng ta vô cùng khó chịu. Người bệnh có thể sử dụng lá tía tô để làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa bởi mề đay.
Nhờ vào khả năng chứa các loại tinh dầu khác nhau, các loại vitamin như A, B1, C, B4,… và nhiều chất khoáng khác như sắt, kẽm,… Nó có khả năng điều trị các vấn đề về da như: tiêu viêm, mề đay, tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn rất tốt.
Ngoài ra, vị thuốc còn có tác dụng giúp giảm các vấn đề như: hắt hơi, ngứa, ngứa mắt và các triệu chứng dị ứng theo mùa khác. Các hoạt chất luteolin, acid rosmarinic, quercetin giúp chống quá trình sinh sôi và phát triển của histamine, đồng thời hạn chế cytokine, giúp cải thiện tình trạng dị ứng nhanh chóng.
Bạn có thể nấu nước lá tía tô để uống, lấy xác lá đã nấu đắp lên các nơi bị nổi mẩn ngứa, việc này có thể làm giảm cảm giác khó chịu và giúp tình trạng được cải thiện hơn.
Hoặc kết hợp lá tía tô, đơn đỏ (lá đơn đỏ), mần trầu, cây sài đất nấu nước tắm chữa mề đay, rôm sảy, mẩn ngứa rất hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Lá tía tô chứa rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe, một vài hoạt chất trong đó có thể làm giảm lượng enzyme xanthin oxidase trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân tạo nên acid uric gây ra bệnh gout.
Uống nước lá tía tô thường xuyên, hợp lý sẽ rất có lợi đối với những người mắc bệnh gout. Nó cũng có tác dụng làm giảm các vấn đề viêm nhiễm, ngăn chặn nhiễm khuẩn,… sẽ giúp họ dễ chịu hơn.
Xem thêm: Thổ phục linh – Vị thuốc quý trị đau gân cốt, chữa bệnh gout cực hay.
Cách nấu nước lá tía tô để uống hàng ngày
Sau khi hái, đem lá tía tô ngâm nước muối đã pha loãng, sau đó rửa lại với nước sạch. Đun sôi nước, cho lá tía tô vào, đậy nắp chờ khoảng 3 phút thì tắt bếp. Lọc nước ra để nguội rồi thêm vào 3 lát chanh, đậy nắp lại rồi bảo quản trong tủ mát để uống mỗi ngày.
Có thể uống trước bữa ăn khoảng 20 hoặc 30 phút để giúp cơ thể không hấp thu chất béo, còn có thể làm giảm thức ăn nạp vào cơ thể.
Uống nước tía tô có tác dụng gì?
Một số tác dụng khi uống nước lá tía tô như:
- Điều trị ho có đờm, ho hen lâu ngày, cảm cúm,…
- Hỗ trợ điều trị tiêu chảy, thường xuyên đau bụng đi ngoài,…
- Hỗ trợ điều trị vấn đề động thai, băng huyết.
- Trị suy nhược thần kinh, sưng vú.
- Trị các vấn đề về viêm nhiễm, dị ứng, mề đay.
- Làm trắng da, chống lão hóa.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gout.
- Hỗ trợ giảm cân, ngăn cơ thể hấp thu chất béo.
- Điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, đau dạ dày,…
Tham khảo: Cây tầm gửi – Vị thuốc quý nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Bài thuốc từ lá tía tô đơn giản, hiệu quả
- Chữa cảm lạnh: Chuẩn bị 1 trái quýt, 3 lát gừng, một nắm lá tía tô. Mang nấu chung với lượng nước vừa đủ đến khi sôi thì chắt ra. Nên uống khi còn nóng kết hợp với đắp chăn ấm có thể giúp điều trị cảm lạnh.
- Giải cảm: Chuẩn bị khoảng 2 củ hành, nắm lá tía tô, 3 miếng gừng. Mang toàn bộ nguyên liệu đi sơ chế rồi cắt nhỏ ra, để vào bát. Đập thêm một quả trứng vào rồi trộn lên, cho thêm vào một ít cháo hoa, trộn lên rồi ăn lúc nóng, giải cảm rất hiệu quả.
- Đau bụng, đầy hơi: Đối với những người bị đầy hơi hoặc đau bụng đi ngoài, có thể lấy lá tía tô mang đi giã nát, chắt lấy nước cốt, hòa chung vào một ít muối rồi uống. Các triệu chứng sẽ giảm rõ rệt.
Những lưu ý khi sử dụng tía tô
- Nên sử dụng lá tía tô hết trong ngày, không nên để qua đêm hoặc nếu để quá lâu, các dưỡng chất bên trong sẽ mất đi tác dụng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Nên để nước tía tô vào tủ lạnh khi không dùng đến, nếu dùng để chữa ho, viêm họng,… mỗi khi sử dụng nên hâm cho ấm lại rồi uống.
- Đối với người đang nóng sốt, ra mồ hôi nhiều thì không nên dùng nước lá tía tô.
- Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ em khi muốn sử dụng thì nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Tham khảo: Lá đinh lăng – Bí kíp lợi sữa cho mẹ, giúp bé ngủ ngon, hết mơ sảng.
Uống lá tía tô nhiều có tốt không?
Uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài có thể gây khó tiêu, đầy bụng hay tăng huyết áp ở bà bầu, trẻ nhỏ. Do đó, chỉ nên dùng hợp lý, khoa học và chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Ngoài ra, do có vị cay, tính ấm, nhiều tinh dầu nên một số người cho rằng, dùng lá tía tô sẽ bị nóng trong người. Tuy nhiên, tía tô có nhiều chất xơ, làm giảm tính ấm nên hoàn toàn không gây nhiệt cơ thể.
Nên uống nước lá tía tô khi nào?
Đối với những người cần giảm cân, có thể sử dụng lá tía tô trước bữa ăn khoảng 20 đến 30 phút. Việc này có thể làm giảm lượng calo nạp vào cơ thể và ngăn ngừa cơ thể hấp thu chất béo.
Nếu bạn không cần giảm cân, có thể dùng nước tía tô sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Lá tía tô mua ở đâu, giá bao nhiêu?
Hiện nay, có rất nhiều nơi bán lá tía tô, nhưng tìm được nơi bán chất lượng, uy tín không phải là điều dễ dàng. Vậy nên mua lá tía ô ở đâu?
Omega Việt Nam tự tin là nơi bán lá tía tô chất lượng và uy tín. Sản phẩm được thu hoạch và chế biến kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng, đem lại hiệu quả điều trị cao.
Thông tin mua hàng:
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
- Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP. HCM.
- Hotline đặt hàng: 0926.456.456.
- Website: https://omega3.vn/
- Giá bán: 150.000 đồng/kg.
Trên đây là những thông tin về lá tía tô chúng tôi gửi đến bạn, mong rằng có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và cách sử dụng hợp lý.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham khảo bài viết của chúng tôi. Nếu cảm thấy hài lòng, hãy chia sẻ bài viết này đến với mọi người nhé!
Trích dẫn
Khám phá những công dụng tuyệt vời của lá tía tô với sức khỏe (https://vietlifeclinic.com/)
Lá tía tô – Một loại rau gia vị hàng ngày có tiềm năng trong phòng chống SARS-CoV-2 (suckhoedoisong.vn)
Tía tô (Wikipedia tiếng Việt)
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P. 14, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh SĐT đặt hàng: 0926 456 456 Giá bán: 150.000 VNĐ/KGTừ khóa » Tía Tô Xanh Có Tác Dụng Gì
-
Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Lá Tía Tô Chữa Bệnh Gì? 10 Công Dụng Của Cây Tía Tô đối Với Sức Khỏe
-
Lá Tía Tô Mang Lại Nhiều Công Dụng Tuyệt Vời - Vietlife Clinic
-
Công Dụng Bất Ngờ Của Nước Lá Tía Tô Tươi
-
Tía Tô: Công Dụng, Tác Hại Và Cách Dùng Lá Tía Tô đúng
-
Giải đáp: Uống Nước Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì? | VinID
-
Công Dụng Chữa Bệnh Của Lá Tía Tô | BvNTP
-
Uống Nước Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì? Cách Nấu Nước Uống Lá Tía Tô
-
Tác Dụng Của Lá Tía Tô đối Với Sức Khỏe Và Làn Da
-
Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Cây Tía Tô - Y Học Cổ Truyền
-
Cây Tía Tô, Uống Nước Tía Tô Có Tác Dụng Gì? Và Cách Nấu Nước Lá Tía Tô
-
8 TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA BỘT LÁ TÍA TÔ VỚI SỨC KHỎE
-
8 Tác Dụng Của Cây Tía Tô Chữa Bách Bệnh, Số 5 Thần Kì Nhất
-
Tía Tô Kháng Khuẩn, Kháng Virus, Chống Ung Thư