Uống Nước Lá Tía Tô Có Tác Dụng Và Tác Hại đối Với Sức Khỏe Như Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Tía tô là một trong những loại cây thuốc dân gian lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất ở nước ta. Uống nước lá tía tô thường xuyên còn mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết đến.
Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô
- Các chất có trong 100g lá tía tô:
- Tác dụng của nước lá tía tô với sức khỏe nhất định phải biết
- 1. Chống ngộ độc thức ăn
- 2. Chống oxy hóa cho cơ thể
- 3. Hỗ trợ điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa
- 4. Chữa sưng đau vùng vú ở phụ nữ
- 5. Tác dụng chữa bệnh gout bằng lá tía tô
- 6. Điều trị các chứng bệnh về dạ dày
- 7. Khả năng điều trị hen suyễn
- 8. Hỗ trợ chống lại dị ứng và viêm nhiễm
- 9. Giúp phụ nữ ăn kiêng tốt hơn
- 10. Tác dụng của lá tía tô với xương khớp
- 11. Tác dụng của lá tía tô với da
- 12. Điều trị các triệu chứng về ho
- 13. Tác dụng hạ sốt sốt bằng lá tía tô
- 14. Điều trị chứng cảm mạo
- 15. Tác dụng an thai hiệu quả
- Tác hại của lá tía tô nếu dùng quá nhiều
- Cách nấu lá tía tô uống hàng ngày
- Lưu ý sử dụng và cách bảo quản nước lá tía tô
- Có nên uống nước ép lá tía tô trước khi tiêm vắc xin Covid-19?
Tía tô là loài thực vật có tên khoa học là Perilla frutescens var. crispa. Đây là loài cây có thể sống quanh năm, dễ trồng, mọc xung quanh nơi chúng ta sinh sống. Tía tô là loài thân thảo, có vị hơi cay nồng, rễ có màu trắng. Nó thích hợp với nhiều loại đất, ưa ánh sáng và độ ẩm.
Các chất có trong 100g lá tía tô:
- Năng lượng: 25 Kcal
- Đạm: 2,9g
- Tinh bột: 3,4g
- Tro: 1000mg
- Canxi: 170mg
- Sắt: 3,2mg
- Nước: 88,9g
- Chất xơ: 3,6g
- Phốt pho: 18,3mg
- Vitamin C: 13mg
Tác dụng của nước lá tía tô với sức khỏe nhất định phải biết
1. Chống ngộ độc thức ăn
Đây là tác dụng của nước lá tía tô được người dân Việt Nam sử dụng nhiều trong sinh hoạt thường ngày. Từ ngộ độc rau củ quả cho đến ngộ độc hải sản hoàn toàn có thể uống nước lá tía tô để bài trừ đi phần nào độc tố trong cơ thể. Ngoài việc uống nước ép, bạn cũng có thể cho lá tía tô vào nấu cháo hoặc canh để giải độc cũng rất hiệu quả.
2. Chống oxy hóa cho cơ thể
Nhờ vào gốc Aldehyde có trong tía tô, đây là gốc có khả năng chống lại sự oxy hóa do các gốc tự do gây ra khi cơ thể đang bị thương.
Nếu bị nổi mề đay, bạn dùng nước tía tô để uống, đồng thời lấy bã lá đắp vào chỗ bị nổi mẩn ngứa.
3. Hỗ trợ điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa
Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa khắp cơ thể không hề hiếm gặp, việc chữa trị khỏi tận gốc chứng bệnh này cũng gặp nhiều khó khăn. Để có thể giúp cho việc điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa thì bạn có thể sử dụng nước tía tô để uống, đồng thời lấy bã lá đắp vào chỗ bị nổi mẩn ngứa. Điều này sẽ giúp tình trạng ngứa ngáy của bạn giảm đáng kể.
4. Chữa sưng đau vùng vú ở phụ nữ
Cách làm cũng tương tự giống như chữa nổi mẩn ngứa mề đay. Bạn cũng vừa kết hợp với việc uống nước lá tía tô, vừa kết hợp đắp lá lên khu vực bị sưng đau sẽ rất hiệu quả.
5. Tác dụng chữa bệnh gout bằng lá tía tô
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì trong điều trị bệnh gout ? Tía tô có tới 4 chất có thể làm giảm đi đáng kể enzym xanthin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành acid uric trong máu và gây ra bệnh gout. Ngoài ra, nước lá tía tô còn giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn khi bị mắc bệnh, làm bệnh nhân dễ chịu hơn trong sinh hoạt.
6. Điều trị các chứng bệnh về dạ dày
2 hoạt chất có tên là glucosamine và tanin có trong tía tô có tác dụng chống viêm nhiễm, tăng cường khả năng làm lành vết thương và liền sẹo khi bạn gặp tổn thương về dạ dày.
7. Khả năng điều trị hen suyễn
Đây là kết quả của một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ. Họ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: chỉ sau vài tuần uống nước lá tía tô, vấn đề về hen suyễn đã suy giảm đáng kể trên những bệnh nhân tham gia điều trị.
8. Hỗ trợ chống lại dị ứng và viêm nhiễm
Nhờ vào các hoạt chất có lợi có trong nước lá tía tô như Quercetin, Perilla, Luteolin, Acid Rosmarinic,... sẽ giúp ngăn chặn cực kỳ hiệu quả tình trạng dị ứng và viêm nhiễm đang xảy ra trong cơ thể của bạn.
9. Giúp phụ nữ ăn kiêng tốt hơn
Tinh dầu của tía tô có chứa Alpha linolenat cực kỳ tốt cho sức khỏe, nó giúp giảm đáng kể lượng cholesterol trong máu. Từ đó hỗ trợ các chị em giảm cân đáng kể và bảo vệ cho hệ tim mạch.
10. Tác dụng của lá tía tô với xương khớp
Uống nước lá tía tô sẽ giúp giảm đau và giảm đáng kể các triệu chứng nguy hiểm do bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như một số bệnh xương khớp khác gây ra cho cơ thể bạn.
11. Tác dụng của lá tía tô với da
Vậy uống nước lá tía tô có tác dụng gì trong làm đẹp cho các chị em. Ngoài việc lá tía tô đắp mặt hoặc có thể dùng xông mặt ra, việc uống nước lá tía tô sẽ giúp thanh lọc cơ thể, giải độc và giúp làn da đẹp hơn, ngăn ngừa mụn.
12. Điều trị các triệu chứng về ho
Uống nước lá tía tô kết hợp với bạc hà sẽ giúp long đờm, giảm sưng đau họng. Tuy nhiên chỉ nên dùng cách này khi mà tình trạng bệnh của bạn vẫn còn nhẹ, còn bị nặng hơn sẽ không mang lại nhiều tác dụng.
13. Tác dụng hạ sốt sốt bằng lá tía tô
Các bạn có thể thực hiện bài thuốc như sau:
- Tía tô, trần bì, cát cánh, can khương, mộc hương, chỉ xác, bán hạ, tiền hồ mỗi loại 2g.
- Cho tất cả mang đi sắc thành thuốc uống, sử dụng khi đang bị sốt để có thể giảm đáng kể các triệu chứng nguy hiểm.
14. Điều trị chứng cảm mạo
Để điều trị chứng cảm mạo thì có thể sử dụng tía tô dưới 3 cách:
- Lá tía tô rửa sạch rồi mang đi nấu cùng với cháo để cho người bệnh ăn.
- Dùng nước lá tía tô để xông toàn thân.
- Uống nước lá tía tô khi còn nóng, uống xong nằm đắp kín chăn. Thích hợp cho người già và trẻ nhỏ.
15. Tác dụng an thai hiệu quả
Các bạn có thể sử dụng bài thuốc sau:
- 20g tía tô kết hợp với ngải diệp, bạch truật, đương quy, hoài sơn, phục long can (16g mỗi loại); phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo (12g mỗi loại); 10g các loại đỗ trọng, sơn trà; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả.
- Tất cả nguyên liệu mang lên sắc thuốc, mỗi ngày uống 1 thang.
Uống nước lá tía tô quá nhiều có thể khiến bạn bị tăng huyết áp.
Tác hại của lá tía tô nếu dùng quá nhiều
- Uống nước lá tía tô quá nhiều trong một thời gian dài có thể khiến bạn bị tăng huyết áp và ảnh hưởng tới hệ tim mạch.
- Việc tăng huyết áp cũng rất nguy hiểm nếu như bà bầu hoặc trẻ nhỏ sử dụng liên tục trong thời gian dài.
- Xảy ra các phản ứng xấu với cơ thể trong trường hợp người dùng bị dị ứng với một số thành phần trong nước lá tía tô.
Cách nấu lá tía tô uống hàng ngày
Các bạn cần chuẩn bị nguyên liệu bao gồm:
- Lá tía tô: khoảng 200g
- Chanh tươi: 3 lát
- Nước lọc: 2,5 lít
Lá tía tô đem đi rửa sạch sẽ, ngâm nước muối loãng trong khoảng 10 phút, sau đó vớt ra rồi để cho ráo nước. Đun sôi nước lọc ở trên, bỏ lá tía tô vào trong thêm 3 - 5 phút rồi tắt bếp. Cuối cùng, đợi khi nước nguội là các bạn có thể chiết ra chai thủy tinh rồi bỏ mấy lát chanh vào, sử dụng dần dần. Chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Lưu ý sử dụng và cách bảo quản nước lá tía tô
- Tác dụng của uống nước lá tía tô thường khá chậm, vậy nên bạn cần hết sức kiên nhẫn thì mới mong khỏi bệnh.
- Không nên uống quá nhiều bởi nó sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng và gây ra một số tác dụng phụ không tốt trên cơ thể.
- Nên bảo quản nước lá tía tô trong tủ lạnh khi không dùng đến, tối đa 24 giờ đồng hồ. Bởi lẽ càng để lâu, các dưỡng chất trong nước lá tía tô sẽ bị mất đi tác dụng.
- Nên uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút sẽ cho hiệu quả cao nhất.
- Trẻ em và phụ nữ mang thai có thể uống nước lá tía tô với liều lượng vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe.
Có nên uống nước ép lá tía tô trước khi tiêm vắc xin Covid-19?
Thời gian gần đây, khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì tiêm vaccine là biện pháp phòng tránh vào bảo vệ bản thân khỏi Covid-19. Nhiều người truyền tai nhau về việc uống nước lá tía tô trước khi tiêm vắc xin Covid-19 để giảm sốt và các tác dụng phụ, điều này liệu có đúng?
Theo bác sĩ gia đình Nguyễn Lê Thục Đoan (TP.HCM): "Việc uống nước tía tô trước khi tiêm vắc xin Covid-19 không có tác dụng gì đối với việc giảm sốt hay các tác dụng phụ. Điều quan trọng nhất là người dân cần chuẩn bị tâm lý thoải mái, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi trước khi đi tiêm.
Tâm lý lo lắng, bồn chồn dễ khiến huyết áp tăng cao. Với trường hợp huyết áp cao, người đi tiêm phải ngồi nghỉ ngơi, sau đó tiến hành đo lại. Nếu huyết áp ổn định, chúng ta mới được tiêm. Trường hợp quá lo lắng khiến huyết áp không ổn định, người dân sẽ mất cơ hội được tiêm vắc xin. Ngoài ra, đi tiêm vắc xin, người dân phải tuân thủ 5K để tránh lây nhiễm".
- Tía tô chữa rối loạn tiêu hóa
- Chiết xuất thành công phân tử có thể loại bỏ tế bào ung thư vú từ cây tía tô
- Phát hiện biến chủng Covid-19 mới đáng lo ngại
Từ khóa » ép Rau Tía Tô
-
5 CÔNG THỨC NƯỚC ÉP VỚI LÁ TÍA TÔ NÊN THỬ - Anlangam
-
Cách Làm Nước ép Tía Tô Thơm Ngon [Nước ép Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì?]
-
Top 10 Tác Dụng Nước ép Lá Tía Tô đối Với Sức Khỏe
-
Nước ép Lá Tía Tô Giúp Giải Cảm, Giúp Da Trắng đẹp Và Tăng Sức đề ...
-
Cách Nấu Nước Lá Tía Tô Uống đẹp Da, Tốt Cho Sức Khỏe đơn Giản Dễ ...
-
Công Dụng Bất Ngờ Của Nước Lá Tía Tô Tươi
-
Cách Nấu Nước Lá Tía Tô Uống Đẹp Da, Tăng Sức Đề Kháng
-
Giải đáp: Uống Nước Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì? | VinID
-
4 Loại Rau Gia Vị Dùng Cho Nước ép - Juice Rau Gia Vị - Juicy Life
-
Nước ép Rau Quả Chống Lão Hóa - Bánh Pía
-
Uống Nước Lá Tía Tô Có Tác Dụng Gì? Cách Nấu Nước Uống Lá Tía Tô
-
Lá Tía Tô Cực Tốt Nếu Bạn Biết Sử Dụng Theo Cách Sau đây - Bệnh Hen
-
[ Nước ép Cần Tây- Thức Uống Bổ... - Thực Dưỡng Lá Tía Tô | Facebook