Uống Nước Sả Có Tác Dụng Gì?
Có thể bạn quan tâm
Sả là một loại thảo có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng đã từ lâu đã phổ biến trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Thân cây được sử dụng rất nhiều trong các công thức nấu ăn ở Châu Á và cũng có thể được dùng để pha trà hoặc nấu nước uống.
Nhưng không phải ai cũng hiểu được việc uống nước sả có tác dụng gì và nó mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe.
Và trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những lợi ích mà nước sả mang lại cùng với những giải pháp uống nước trà sả đúng cách hằng ngày.
Trà sả là gì?
Trà sả được làm từ lá hoặc thân của cây sả khô hoặc tươi tùy thuộc vào sở thích của từng người với tên gọi trong tiếng anh là Cymbopogom.
Cây sả còn có các tên gọi khác là hương mao, cỏ sả, sả chanh, cỏ dây thép gai và đầu mượt. Chúng có rất nhiều loại khá nhau ở Đông Nam Á nhưng loại phổ biến nhất là Cybopogon Citratus.
Trà sả là một loại trà tự nhiên và không có chưa caffeine, bạn có thể uống cả ngày mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào cho giấc ngủ.
Trà sả thường có màu vàng nhạt và có vị ngọt nhẹ, có tính axit nên rất tốt cho sức khỏe.
Những tác dụng không ngờ khi uống nước sả mỗi ngày
Rất nhiều người đã tin rằng uống nước sả mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, đến nay thì vẫn chưa có công bố đầy đủ về những nguyên cứu có quy mô lớn về những lợi ích đó.
Và bên dưới đây là những lợi ích cho sức khỏe từ việc uống nước trà mỗi ngày:
Giảm lo lắng, stress
Nếu bạn là người thích uống trà nóng thì bạn sẽ thấy rằng việc uống trà nóng có thể giúp bạn thư giãn và giảm được stress, nhưng trà sả thì lại tốt hơn so với các loại trà xanh thông thường trong việc giảm lo lắng.
Bài viết bạn nên xem:- 7 hệ thống lọc nước giếng khoan tốt nhất
- Kinh nghiệm mua máy lọc nước bạn nên biết
- 6 bộ lọc nước sinh hoạt và uống cho gia đình ban nên mua
Theo những đánh giá của trung tâm Memorial Sloan Kettering Cancer Center, việc ngửi nước sả cũng có thể giúp chứng lo âu của các bệnh nhân giảm thiểu một cách đáng kể.
Chính vì thế mà rất nhiều người đã hít tinh dầu để giảm căng thẳng cũng như trình trạng lo lắng của mình.
Giảm Cholesterol
Theo một bài báo trên Medicine National Institutes of Health, việc uống nước sả hằng ngày có thể làm giảm đáng kể Cholesterol của cơ thể.
Nguyên cứu này có đưa ra một lưu ý rằng hiệu quả phụ thuộc vào liều lượng dùng. Có nghĩa là khi bạn tiêu thụ một lượng nước sả lớn sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nước trà sả từ lâu đã được xem là một trong những thành phần chính của Y học cổ truyền ở Châu Á, nó có tác dụng là hỗ trợ tiêu hóa vì nó hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên.
Nước trà sả có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày như:
– Buồn nôn
– Đau dạ dày
– Kháng nấm, kháng khuẩn
Với đặc trưng là một chất chống oxy hóa và có sự hỗ trợ của Polyphenol, nước trà sả có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng của đường tiêu hóa.
Rất nhiều nguyên cứu đã được công bố trên các tạp chí Dược sĩ đã kiểm tra về các tác dụng của nước sả đối với hệ tiêu hóa. Với khả năng chống viêm, nước sả có thể làm giảm đi cơn đau dạ dày một cách hiệu quả.
Giúp giảm cân
Rất nhiều chị em đã thực hiện giải pháp uống nước sả giảm cân và thành công vượt trội, đặc biệt là hiệu quả có nó còn tốt hơn cả trà.
Lý do mà trà sả có thể giúp bạn giảm cân là:
– Tăng cường hoạt động trao đổi chất của cơ thể
– Bạn có thể thay thế cho các đồ uống chứa nhiều Calo
Một điều chắc chắn rằng việc thay thế các đồ uống đóng chai có hàm lượng calo cao bằng nước sả có thể giúp bạn giảm bớt lượng calo nạp vào cơ thể và giảm cân hiệu quả hơn.
Nếu chỉ uống trà sả thì không thể giảm cân nhanh được, thay vào đó, bạn có thể uống trà sả kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, hoặc thực hiện các biện pháp giảm cân bằng nước lọc cũng là cách tuyệt vời.
Giảm huyết áp cơ thể
Nước sả có thể làm giảm huyết áp của cơ thể bằng cách giảm viêm và giúp cơ thể thư giãn.
Tính đến cuối 2018 thì rất nhiều nguyên cứu cũng đang được thực hiện để đưa ra lý do để nước xả có thể làm giảm huyết áp cho những người bị huyết áp cao.
Trong đó có 1 nguyên cứu đã chỉ ra rằng: Với 72 người cùng tham gia việc uống trà xanh và trà sả hằng ngày, khi kết thúc nguyên cứu thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng những người uống trà sả hằng ngày đã giảm huyết áp một cách đáng kể. Họ cũng cảm thấy nhịp tim đã giảm và cảm thấy thư giãn hơn.
Cải thiện tim mạch
Trà sả có tác dụng rất tuyệt vời trong việc bảo vệ sức khỏe của tim và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch như đau tim hoặc các cục máu đông ở tim.
Trà sả có đặc tính chống viêm nên giảm viêm trong mạch máu và động mạch rất tốt. Điều này sẽ khiến cho các tế bào trong máu di chuyển dễ dàng hơn trong các mạch máu, giảm được trình trạng máu đông cục.
Như đã nói ở trên, trà sả có tác dụng giảm Cholesteron trong máu, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa được các căn bệnh liên quan đến tim mạch.
Tăng cường hệ miễn dịch
Uống nước sả có thể giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch bởi nó có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp chống lại các căn bệnh thường gặp như cảm cúm hoặc cảm lạnh.
Trong nước sả có rất nhiều vitamin A và vitamin C, cả 2 vitamin này đều có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể rất tốt.
Sả được bán khá phổ biến tại Việt Nam tại các khu chợ hay siêu thị tiện lợi, siêu thị thực phẩm,…
Uống một ly nước sả nóng có thể làm giảm đi cơn đau họng của bạn rất hiệu quả. Khả năng năng chống viêm của nước sả sẽ giúp giảm viêm và làm dịu đi sự kích ứng của niêm mạc họng.
Tăng cường sức khỏe răng miệng
Ở rất nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia là nguồn gốc của cây sả, người ta thường lấy thân cây sả để nhai mới mục đích cải thiện sức khỏe răng miệng và giữ cho miệng luôn sạch sẽ.
Nguyên nhân cây sả có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng là do trong sả có rất nhiều chất ức chế sự phát triển của vi khuẩn cực tốt, đặc biệt là các vi khuẩn có thể gây ra sâu răng.
Việc uống nước sả tươi hằng ngày cũng có tác dụng tương tự như việc nhai sả nhưng hiệu quả ít hơn nhưng cũng khá tốt so với nhiều phương pháp khác.
Uống nước sả có tác dụng phụ không?
Uống nước sả với một lượng vừa phải hằng ngày sẽ an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều nước sả sẽ gây khá nhiều tác dụng phụ đối với dạ dày cũng như các trình trạng nghiêm trọng khác.
Bạn có thể tránh được các tác dụng phụ này bằng việc tiêu thụ một lượng nước sả nhỏ. Dưới đây là một vài tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống loại thảo dược này:
Gây dị ứng
Trà sả gây dị ứng khá mạnh cho những người bị dị ứng với cây sả. Vì vậy, bạn đừng uống nước sả nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sả.
Hãy ngừng uống nước sả ngay lập tức nếu gặp phải các triệu chứng như sưng cổ họng, khó thở và phát ban da.
Suy thận, bệnh về gan
Thật vậy, nếu bạn tiêu thụ một lượng nước sả lớn trong ngày sẽ khiến cho gan quá tải trong việc xử lý các chất oxy hóa, dẫn đến gan và thận sẽ bị rối loạn.
Đối với những người thận yếu hoặc gan yếu thì không nên uống nhiều nước sả
Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú thì tuyệt đối không nên uống nước sả bởi vẫn chưa có đủ bằng chứng để cho thấy nó an toàn với thai kỳ.
Một số chuyên gia bác sĩ thai phụ đã cảnh báo rằng việc uống nước sả có thể làm tăng kinh nguyệt, và có một lo ngại là nó có thể gây sảy thai.
Có lẽ, lời giải đáp này đã trả lời rất đầy đủ cho câu hỏi có bầu uống nước sả được không rồi phải không nào.
Cách nấu nước sả tươi để uống hằng ngày
Uống nước sả mang lại những lợi ích và tác hại như thế nào cho sức khỏe thì chúng ta cũng đã được biết rồi, bây giờ, bạn cần phải nắm rõ được cách chế biến và liều lượng sử dụng để mang đến sức khỏe tốt nhất cho bạn.
Nếu không thể trồng sả tại nhà, bạn có thể mua tại các khu chợ và thực hiện các bước sau đây để nấu nước sả:
– Bước 1: Cắt thân xả thành từng khúc từ 2 đến 3 cm
– Bước 2: Đun sôi một cốc nước
– Bước 3: Khi nước vừa sôi, cho sả vào cốc nước sôi khoảng 5 phút
– Bước 4: Lọc bỏ xác sả và lấy nước để uống giống như trà
Bạn cũng có thể thêm đá vào để uống nếu bạn thích uống lạnh hơn.
Ngoài phương pháp trên thì bạn có thể kết hợp với một số phương pháp khác như lá đu đủ, mật ong, tắc,… nó sẽ đặt biệt rất hiệu quả để bạn giảm cân đấy.
Liều lượng an toàn mà bạn sử dụng mỗi ngày là khoảng 200 ml, với những người đang bị đau họng, cảm lạnh có thể sử dụng từ 400 đến 500 ml mỗi ngày.
Đến đây thì bài viết uống nước sả có tác dụng gì cũng xin được khép lại, chúng tôi sẽ liên tục cập nhật các thông tin mới khi có. Nếu bạn cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ cho chúng tôi thông qua khung chat để được hỗ trợ trực tiếp từ máy lọc nước Trường Tiền nhé.
Nguồn tham khảo:
https://www.cupandleaf.com/blog/lemongrass-tea
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3326778/
www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3217679
Từ khóa » Công Dụng Của Sả Trị Bệnh Gì
-
Củ Sả Có Tác Dụng Thế Nào Trong Phòng COVID-19?
-
15 Công Dụng Của Sả Có Thể Khiến Bạn Bất Ngờ - Hello Bacsi
-
Cây Sả - Những Công Dụng Kỳ Diệu Của Sả Và Cách Dùng
-
Củ Sả Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
8 Lý Do Bạn Nên Dùng Trà Sả
-
9 Công Dụng Chữa Bệnh Từ Sả - Bách Hóa XANH
-
Những Công Dụng Thần Kỳ Của Cây Sả Và Lá Sả Khô Có Lợi Cho Sức Khỏe
-
7 Lợi ích Bất Ngờ Của Cây Sả Không Phải Ai Cũng Biết
-
Lợi ích Của Cây Sả Khiến Nhiều Người Bất Ngờ
-
Tác Dụng Của Cây Sả, Nước Sả Khi Uống Đối Với Sức Khỏe Và ...
-
Công Dụng Của Cây Sả Khiến Nhiều Người Bất Ngờ, Phổ Biến Kiến ...
-
Cây Sả: Công Dụng, Liều Dùng, Các Bài Thuốc & Những Lưu ý Khi Dùng ...
-
Cây Sả: Tác Dụng Thần Kỳ Trong Chữa Bệnh, Kho Báu Tinh Dầu | VTC16
-
Cây Sả - Cực Tốt Và Cực độc, Biết để Tránh Khi ăn Kẻo 'rước Họa Vào ...