Uống Nước Tía Tô Có Giảm Tác Dụng Phụ Khi Tiêm Vaccine COVID-19?

Cây tía tô có chứa các chất gì?

Uống nước tía tô có giảm tác dụng phụ vaccine COVID-19? - Ảnh 1.

Cây tía tô tía.

Tía tô có tên thường gọi: Tía tô lá màu tía, mặt lá nhám xít.

Tên khoa học: Folium Perillae Fructescentis.

Họ khoa học: Họ hoa môi (Lamiacae).

Tía tô chứa 0,3 - 0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), citral 20%.

Thành phần tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin, còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamoten và linalool perillaldehyd.

Hạt chứa nước 6,3%, protein 23,12%, dầu béo 45,07%, nitơ 10,28%, acid nicotinic 3,98 mg/100g.

Thành phần dầu béo của hạt gồm acid béo chưa no 3,5 - 7,6%, oleic 3,9 - 13,8%, linoleic 33,6 - 59,4%, acid linolenic 23,3 - 49% (một số mẫu dầu còn chứa trên 70% acid linolenic).

Tía tô có vị cay, tính ấm quy kinh vào kinh phế, tỳ.

Công dụng của tía tô

Uống nước tía tô có giảm tác dụng phụ vaccine COVID-19? - Ảnh 2.

Kinh giới cho hiệu quả cao hơn tía tô khi tiêm chủng vaccine COVID-19.

Có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí khoan hung; giải uất, hóa đờm, an thai, giải độc cua cá.

Cành không có tác dụng phát biểu, chỉ có tác dụng lý khí. Dùng chữa ngoại cảm phong hàn, nôn mửa, động thai, ngộ độc cua cá.

Thông thường lá tía tô (tô diệp) có tác dụng cho ra mồ hôi, chữa ho, giúp cho quá trình tiêu hóa, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo.

Ngoài ra, tía tô còn có tác dụng chữa bị ngộ độc nôn mửa, đau bụng do ăn cua cá. Cành tía tô có tác dụng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.

Tía tô có tác dụng gì khi tiêm chủng vaccine COVID-19?

Uống nước tía tô có giảm tác dụng phụ vaccine COVID-19? - Ảnh 3.

Nên uống nhiều nước chanh sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Các bệnh nhân sau tiêm chủng hay có các dấu hiệu như ho, viêm họng, sốt, đau mình mẩy, đau các khớp, đau mỏi người, thậm chí ca nặng có thể phát sinh khó thở, dị ứng.

Việc cần kíp lúc này là hạ nhiệt, giảm đau, bù dịch, nghỉ ngơi hợp lý. Uống nước tía tô có tác dụng tốt vì lý do tía tô có tác dụng hành khí, trừ phong tuy không mạnh bằng kinh giới.

  • Tía tô kháng khuẩn, kháng virus, chống ung thư

  • Tía tô có công dụng gì mà được nhiều người lựa chọn?

  • Cách làm trà tía tô giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa cảm ho

Kinh giới chứa nhiều tinh dầu hơn tía tô và dễ ăn hơn, kinh giới có vị cay mạnh nên có tác dụng phát tán mạnh hơn.

Tía tô tác dụng chậm hơn, tuy nhiên tía tô còn tác dụng khác nữa mà mọi chị em hay sử dụng do có tính chống oxy hóa, giảm sự lão hóa, cải thiện dung nhan bằng phương pháp tắm hoặc uống nước tía tô thường xuyên hơn nữa.

Lá tía tô uống nhiều bạn sẽ giảm sự căng thẳng, bốc hỏa tuổi mãn kinh.

Do đó tía tô hay được dùng cho người sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Tuy nhiên bạn có thể cân nhắc việc dùng kinh giới thay tía tô tác dụng sẽ đạt hiệu quả cao hơn hoặc kết hợp cả hai thứ trên. Và nên uống nhiều nước chanh đường sau khi tiêm về sẽ giúp bạn bù nước, giảm nhiệt, đỡ mất nước, bù dịch và năng lượng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Từ khóa » Cách Xay Lá Tía Tô Trước Khi Tiêm Phòng