Uống Thuốc Trị đái Tháo đường Sao Cho An Toàn?
Có thể bạn quan tâm
Việc dùng thuốc này là kéo dài cho đến suốt đời. Vậy làm sao để dùng thuốc một cách hiệu quả mà lại an toàn?...
Một số thuốc thường dùng
Có nhiều thuốc được sử dụng trong điều trị đái tháo đường. Đó là:
Nhóm Sulfonylurea (SU): Hiện nay hay dùng các thuốc như glyburid, glipizid, gliclazid, glibenclami... Thuốc có khả năng làm tăng tiết insulin của tụy (kích thích tế bào beta tụy tiết insulin). Tuy nhiên cần lưu ý, tất cả các thuốc làm tăng tiết insulin (SU) là những thuốc có khả năng gây hạ đường huyết (đây là một trong những biến chứng trong điều trị) và tăng cân. Vì vậy, đối với người cao tuổi có chức năng thận suy giảm, dễ bỏ ăn... phải cẩn trọng khi dùng vì nguy cơ hạ đường huyết cao hơn các đối tượng khác.
Nhóm biguanide: Hiện nay, metformin là thuốc duy nhất trong nhóm này còn được sử dụng và là thuốc thường được lựa chọn khởi đầu điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Tuy nhiên, hai bất lợi nổi bật của metformin là tác dụng phụ ở đường tiêu hóa (gây tiêu chảy) và gây nhiễm acid lactic.
Nhóm thiazolidinedione (TZD hay glitazone): Trong nhóm này hay dùng pioglitazone. Thuốc có tác dụng làm tăng nhạy cảm với insulin ở tế bào cơ, mỡ và gan; không gây hạ glucose huyết nếu dùng đơn độc. Tuy nhiên, thuốc có thể gây phù, tăng cân (nhất là khi dùng cùng với insulin), tăng nguy cơ gãy xương (ở phụ nữ), thiếu máu.
Nhóm ức chế men α-glucosidase: Acarbose là thuốc khá quen thuộc đối với người bệnh đái tháo đường, làm giảm glucose huyết sau ăn. Khi dùng đơn độc cũng không gây hạ đường huyết. Tuy nhiên, do làm tăng lượng carbohydrat không được hấp thu ở ruột non đến đại tràng nên thuốc gây đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng. Cần uống thuốc ngay trước ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên và bữa ăn phải có carbohydrat.
Ngoài các thuốc trên còn có các thuốc trong nhóm tác dụng lên Incretin (liraglutide, lixisenatide, albiglutide, exenatide, liraglutide), thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose SGLT2 (dapagliflozin). Đây là hai nhóm thuốc mới gần đây được khuyến cáo dùng.
Những lưu ý khi dùng thuốc
Do là một bệnh mạn tính, nên khi người bệnh đã phải dùng đến thuốc thì phải dùng thuốc suốt đời để kiểm soát đường huyết và phòng ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây ra. Để dùng thuốc hiệu quả người bệnh cần:
Dùng thuốc đúng giờ, đúng liều: Việc dùng thuốc đúng giờ, đúng liều theo đơn của bác sĩ sẽ giúp tăng cường hiệu quả của thuốc trong việc ổn định đường huyết trong suốt 24 giờ/ngày. Nếu sử dụng thuốc không đúng giờ sẽ dẫn tới tình trạng có lúc nồng độ thuốc tăng cao trong máu, có lúc lại không còn thuốc, có thể gây tăng, hạ đường huyết, là cơ hội xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Sử dụng thuốc không nhất quán giữa các mốc thời gian có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Thông thường thuốc hạ đường huyết tác dụng nhanh được khuyên dùng trước bữa ăn 30 phút; thuốc tác dụng chậm nên sử dụng trước khi ăn 60 phút. Tuy nhiên có những thuốc uống vào thời điểm khác như ngay sau bữa ăn... Vì vậy, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để biết được cách uống loại thuốc mình đang dùng.
Không được ngưng thuốc đột ngột: Khi thấy đường huyết ổn định, một số người bệnh lại ngừng uống thuốc. Việc ngưng thuốc đột ngột này là điều tối kỵ với bệnh nhân đái tháo đường, vì có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe. Việc ngưng thuốc phải có ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét để giảm liều thuốc từ từ và tối giản liều tới mức cần thiết. Thông thường người bệnh đái tháo đường sẽ phải chung sống với thuốc suốt cả cuộc đời, bởi việc kiểm soát đường huyết bắt buộc phải dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của cả 3 yếu tố: dùng thuốc, ăn uống và luyện tập. Nếu mức đường huyết hiện tại của người bệnh đã và đang ổn định, cần nhớ, để có được kết quả đó không chỉ có một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học mà còn nhờ có sự đáp ứng tốt với thuốc điều trị của bác sĩ và người bệnh cần phải tiếp tục duy trì.
Kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi uống thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời nếu chỉ số này bắt đầu giảm xuống quá thấp: Biểu hiện của hạ đường huyết bao gồm: cảm giác đói cồn cào, thèm ăn, run tay chân, vã mồ hôi, lạnh ẩm, nếu nặng sẽ lơ mơ rồi đi vào hôn mê. Đo sẽ thấy chỉ số đường huyết dưới 2,5mmol/l. Nguyên nhân do người bệnh đái tháo đường dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc ăn uống thất thường, kiêng khem quá mức. Khi có các biểu hiện trên người bệnh nên ngậm ngay một viên kẹo, ăn một chiếc bánh quy hoặc uống một cốc sữa... để làm tăng đường huyết trở lại.
Các loại thuốc dùng để uống kiểm soát đường huyết có ưu điểm lớn là hạ đường huyết nhanh nhưng lại rất dễ gây tụt đường huyết bất chợt hoặc tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, nên người bệnh cần biết theo dõi diễn tiến bệnh, phát hiện các bất lợi của thuốc để thông báo kịp thời cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời...
Từ khóa » Thuốc Hạ đường Huyết Thuộc Nhóm Tzd
-
Thiazolidinedione Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
TZD Và Các Thuốc điều Trị Đái Tháo đường Khác - SlideShare
-
Thận Trọng Với Các Thuốc điều Trị đái Tháo đường | Vinmec
-
Nhóm Thuốc Hạ Glucose Huyết Không Thuộc Nhón Insulin
-
[PDF] TZD Và Các Thuốc điều Trị ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Khác
-
[PDF] ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 BẰNG THUỐC VIÊN
-
Điều Trị đái Tháo đường - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thuốc Hạ đường Huyết Mới Nhất Hiện Nay
-
Đái Tháo đường Là Gì? Các Nhóm Thuốc điều Trị đái Tháo đường Type II
-
Các Loại Thuốc điều Trị Bệnh Tiểu đường Type 2 Khác Ngoài Insulin
-
Tzd Là Thuốc Gì
-
Top 8 Loại Thuốc Tiểu đường điều Trị Hiệu Quả Nhất
-
Thuốc Điều Trị Đái Tháo Đường (Tiểu Đường) - Người Bệnh Cần Biết