Uruk – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bạn có thể mở rộng bài này bằng cách dịch bài viết tương ứng từ Tiếng Pháp. (tháng 10/2023) Nhấn [hiện] để xem các hướng dẫn dịch thuật.
|
𒌷𒀕 or 𒌷𒀔 Unug (Tiếng Sumer) 𒌷𒀕 Uruk (Tiếng Akkad) وركاء or أوروك Warkāʼ or Auruk (Tiếng Arab) | |
Phục chế mặt trước đền Karaindash thờ Inanna tại Uruk. Giữa thế kỉ 15 TCN. Bảo tàng Pergamon. | |
Vị trí tại Iraq | |
Vị trí | Al-Warka, Tỉnh Muthanna, Iraq |
---|---|
Vùng | Lưỡng Hà |
Tọa độ | 31°19′27″B 45°38′14″Đ / 31,32417°B 45,63722°Đ |
Loại | Khu định cư |
Diện tích | 6 km2 (2,3 dặm vuông Anh) |
Lịch sử | |
Thành lập | k. 5000 BC; 7024 năm trước |
Bị bỏ rơi | Khoảng 700 CN |
Niên đại | Thời kì Uruk đến Sơ kỳ Trung Cổ |
Các ghi chú về di chỉ | |
Khai quật ngày | 1850, 1854, 1902, 1912–1913, 1928–1939, 1953–1978, 2001–2002, 2016–nay |
Các nhà khảo cổ học | William Loftus, Walter Andrae, Julius Jordan, Heinrich Lenzen, Margarete van Ess |
Di sản thế giới UNESCO | |
Tên chính thức | Thành phố khảo cổ Uruk |
Một phần của | Ahwar Nam Iraq |
Tiêu chuẩn | Kết hợp: (iii)(v)(ix)(x) |
Tham khảo | 1481-005 |
Công nhận | 2016 (Kỳ họp 40) |
Diện tích | 541 ha (2,09 dặm vuông Anh) |
Vùng đệm | 292 ha (1,13 dặm vuông Anh) |
Uruk (/ˈuːrʊk/; Chữ hình nêm: 𒌷𒀕 hoặc 𒌷𒀔 URU UNUG; Tiếng Sumer: Unug; Tiếng Akkad: Uruk; tiếng Ả Rập: وركاء or أوروك, Warkāʼ or Auruk; Aramaic/Hebrew: אֶרֶךְ ʼÉreḵ; tiếng Hy Lạp cổ: Ὀρχόη, chuyển tự Orkhoē, Ὀρέχ Orekh, Ὠρύγεια Ōrugeia) là một thành bang cổ đại thuộc Sumer (và sau này là Babylonia), nằm ở phía đông của dòng sông Euphrates hiện tại, trên kênh đào Euphrates cổ nay đã khô cạn, nằm cách phía đông Samawah, Al-Muthannā, Iraq ngày nay khoảng 30 km (19 mi).[1]
Uruk là khu vực điển hình của thời kỳ Uruk. Uruk đóng vai trò quan trọng trong quá trình đô thị hóa thời kì đầu của Sumer vào giữa thiên niên kỷ thứ 4 TCN. Vào gian đoạn hưng thịnh khoảng năm 2900 TCN, Uruk có thể có tới 50.000 đến 80.000 cư dân sống trong 6 km2 (2,32 dặm vuông Anh) nội thành; và là thành phố lớn nhất trên thế giới vào thời điểm bấy giờ.[1] Vị vua huyền thoại Gilgamesh, theo niên đại trong Bản danh sách Vua Sumer, đã trị vì Uruk vào thế kỷ 27 TCN. Thành phố đánh mất vị thế đứng đầu của nó vào khoảng năm 2000 TCN, trong bối cảnh Babylonia phải vật lộn chống lại Elam, nhưng nó vẫn tồn tại cho đến tận các thời kỳ Seleucid (312-63 TCN) và Parthia (227 TCN đến 224 CN), và cuối cùng bị bỏ hoang khoảng trước hoặc sau khi người Hồi giáo chinh phục Lưỡng Hà năm 633-638.
William Kennett Loftus đã đến khu vực Uruk vào năm 1849 và chỉ huy các cuộc khai quật đầu tiên từ năm 1850 đến 1854; ông đã xác định nó là "Erech", được biến đến như "thành phố thứ hai của Nimrod".[2]
Tên tiếng Ả Rập của Babylonia, cuối cùng trở thành tên của đất nước Iraq ngày nay, al-ʿIrāq, được cho là bắt nguồn từ tên Uruk, thông qua tiếng Aram (Erech) và có thể được truyền qua tiếng Trung Ba Tư (Erāq).[3] Trong tiếng Sumer, từ uru có thể có nghĩa là "thành phố, thị trấn, làng, huyện".[4]
Sự phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thần thoại và văn học, Uruk nổi tiếng là kinh đô của Gilgamesh, người anh hùng trong Sử thi Gilgamesh. Người ta cũng tin rằng Uruk chính là thành Erech được nhắc đến trong Kinh thánh (Sáng thế ký 10:10), thành phố thứ hai được thành lập bởi Nimrod ở Shinar.[5]
Thời kỳ Uruk
[sửa | sửa mã nguồn]Ngoài việc là một trong những đô thị đầu tiên trong lịch sử, Uruk còn là động lực chính thúc đẩy sự đô thị hóa và hình thành nhà nước trong thời kỳ Uruk, hay ' Uruk mở rộng' (4000-3200 TCN). Giai đoạn 800 năm này đã chứng kiến sự chuyển đổi từ các làng mạc nông nghiệp nhỏ đến một trung tâm đô thị lớn hơn với một bộ máy quan lại, quân sự và phân tầng xã hội toàn thời gian. Mặc dù cũng có các khu định cư khác tồn tại song song với Uruk, chúng thường có diện tích khoảng 10 ha trong khi Uruk lớn hơn đáng kể và phức tạp hơn. Văn hóa thời kỳ Uruk được truyền bá bởi các thương nhân và người khai khẩn Sumer, có ảnh hưởng đến tất cả các dân tộc xung quanh và thúc đẩy sự phát triển của các nền kinh tế và văn hóa cạnh tranh tương đương. Dần dần, Uruk đã không thể duy trì kiểm soát từ xa đối với các thuộc địa như Tell Brak bằng lực lượng quân sự.
Yếu tố địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Các yếu tố địa lý là nền tảng quan trọng cho sự phát triển nhanh chóng chưa từng thấy của Uruk. Thành phố nằm ở phía nam Lưỡng Hà, cái nôi lâu đời của nền văn minh, bên sông Euphrates. Thông qua việc thuần hóa dần dần các loại ngũ cốc bản địa từ chân dãy núi Zagros và áp dụng các kỹ thuật tưới tiêu diện rộng, khu vực này tạo ra một hệ thống đa dạng các loài thực vật ăn được. Việc thuần hóa ngũ cốc và vị trí địa lí gần sông đã giúp Uruk phát triển thành khu định cư Sumer lớn nhất, cả về dân số và diện tích, một cách dễ dàng.[6]
Thặng dư nông nghiệp và nền tảng dân số lớn của Uruk tạo điều kiện cho các quá trình trao đổi thương mại, chuyên môn hóa thủ công và sự phát triển của chữ viết; chữ viết có thể bắt nguồn từ Uruk vào khoảng năm 3300 TCN.[7] Bằng chứng từ các cuộc khai quật như đồ gốm và các phiến đất sét cổ nhất từng được biết đến ủng hộ các giả thuyết này. Công việc khai quật Uruk rất phức tạp vì các công trình cũ thường được tái sử dụng, do đó trộn lẫn các lớp dấu vết từ các thời kỳ lịch sử khác nhau. Lớp trên cùng rất có thể có nguồn gốc từ thời Jemdet Nasr (3100-2900 TCN) và được xây dựng trên các cấu trúc từ các thời kỳ trước đó, có niên đại từ thời Ubaid.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Theo danh sách vua Sumer, Uruk được thành lập bởi vua Enmerkar. Mặc dù Danh sách vua đề cập đến một vị vua của Eanna trước ông ta, sử thi Enmerkar và Chúa tể Aratta đề cập đến việc Enmerkar xây dựng một ngôi đền vĩ đại (Tiếng Sumer: e 2 -anna; chữ hình nêm: 𒂍𒀭 E 2. AN) cho nữ thần Inanna ở quận Eanna của Uruk. Trong Sử thi Gilgamesh, Gilgamesh là vua của Uruk và là người đã xây dựng bức tường thành bao quanh thành phố.
Uruk đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ thời kỳ Uruk sơ kỳ (4000-3500 TCN) đến thời kỳ Uruk hậu kỳ (3500-3100 TCN).[1] Thành phố được hình thành từ hai khu định cư thời Ubaid nhỏ hơn. Trung tâm thành phố là các khu đền thờ, dần phát triển thành Quận Eanna và Quận Anu mang tên Inanna và Anu. Quận Anu ban đầu được gọi là 'Kullaba' (Kulab hoặc Unug-Kulaba) trước khi sáp nhập với Quận Eanna. Kullaba có từ thời Eridu, là một trong những thành thị lâu đời nhất và quan trọng nhất của Sumer. Có nhiều cách giải thích khác nhau về mục đích của các ngôi đền. Tuy nhiên, người ta thường tin rằng chúng là biểu tượng cho sự thống nhất của thành phố, thực hiện cả chức năng tôn giáo và chức năng nhà nước. Các văn bản lưu trữ đền thờ còn sót lại từ thời Tân-Babylon cho thấy ngôi đền hoạt động như một trung gian phân phối lại của cải.
Quận Eanna bao gồm một số tòa nhà với không gian để hội họp, được tường bao quanh tách biệt khỏi thành phố. Ngược lại, quận Anu được xây dựng trên một khu đất cao với ngôi đền nằm trên đỉnh. Eanna là ngôi đền phụng sự Inanna xuyên suốt lịch sử của Uruk.[8] Phần còn lại của thành phố ở các quận xung quanh Eanna và Anu bao gồm những ngôi nhà sân vườn điển hình, được phân nhóm theo nghề nghiệp của dân cư. Uruk được quy hoạch hoàn chỉnh với một hệ thống kênh đào sau này được mô tả là "Venice trên sa mạc".[9] Hệ thống kênh đào này tỏa đi khắp thành phố, kết nối nó với thương mại hàng hải trên sông Euphrates cổ đại cũng như vành đai nông nghiệp xung quanh.
Thành Uruk ban đầu nằm ở phía tây nam sông Euphrates cổ đại mà giờ đây đã khô cạn. Hiện nay, quần thể di tích Warka nằm ở phía đông bắc của sông Euphrates hiện đại. Sự thay đổi vị trí xảy ra do sự đổi dòng của sông Euphrates tại một số thời điểm trong lịch sử, nguyên nhân có thể góp phần vào sự suy tàn của Uruk.
Kiến trúc
[sửa | sửa mã nguồn]Khảo cổ học
[sửa | sửa mã nguồn]Bảng chữ hình nêm
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện vật
[sửa | sửa mã nguồn]Danh sách các nhà cai trị
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Các thành phố Cận Đông cổ đại
Dẫn nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Harmansah, 2007
- ^ William Kennett Loftus (1857). Travels and researches in Chaldaea and Susiana: with an account of excavations at Warka, the "Erech" of Nimrod, and Shush, "Shushan the Palace" of Esther, in 1849-52. Robert Carter & Brothers. Of the primeval cities founded by Nimrod, the son of Gush, four are represented, in Genesis x. 10, as giving origin to the rest: — 'And the beginning of his kingdom was Babel, and Erech, and Accad, and Galneh, in the land of Shinar.'...let us see if there be any site which will correspond with the biblical Erech — the second city of Nimrod. About 120 miles southeast of Babylon, are some enormous piles of mounds, which, from their name and importance, appear at once to justify their claim to consideration. The name of Warka is derivable from Erech without unnecessary contortion. The original Hebrew word 'Erk,' or 'Ark,' is transformed into 'Warka,' either by changing the aleph into vau, or by simply prefixing the vau for the sake of euphony, as is customary in the conversion of Hebrew names to Arabic. If any dependence can be placed upon the derivation of modern from ancient names, this is more worthy of credence than most others of like nature.... Sir Henry Rawlinson states his belief that Warka is Erech, and in this he is supported by concurrent testimony.... [Footnote: See page xvi. of the Twenty-ninth Annual Report of the Royal Asiatic Society, 1852; and Proceedings of the Royal Geogr. Society, vol. i., page 47]
- ^ "The name al-ʿIrāq, for all its Arabic appearance, is derived from Middle Persian erāq 'lowlands'" W. Eilers (1983), "Iran and Mesopotamia" in E. Yarshater, The Cambridge History of Iran, vol. 3, Cambridge: Cambridge University Press.
- ^ Halloran, John Alan (2009). “Sumerian Lexicon Version 3.0”. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2018. uru(2)(ki), iri, rí; iri11: city, town, village, district [URU archaic frequency: 101; concatenation of 5 sign variants; UNUG archaic frequency: 206; concatenates 3 sign variants].
- ^ While earlier scholars such as Jerome (4th century) had identified Erech with the Syrian city of Edessa (now within Turkey), the modern consensus is that it refers to the Sumerian city-state of Uruk in south Mesopotamia. See Warwick Ball, 2001, Rome in the East: the transformation of an empire, p. 89. Ball further speculates that the earlier traditions connecting Edessa (Orhai) with Erech might have arisen because the ancient Uruk was possibly 'transferred' to the more northerly location in the reign of Nabonidus of Babylon, 6th century BC.
- ^ Tertius Chandler, Four Thousand Years of Urban Growth: An Historical Census, Edwin Mellen Press, 1987, ISBN 0-88946-207-0
- ^ Asimov, I. (1968) The Near East, Boston: Houghton Mifflin, pp. 16–18
- ^ Beaulieu, 2003
- ^ Fassbinder, 2003
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Baker, H.D. “The Urban Landscape in First Millennium BC Babylonia”. University of Vienna. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
- Beaulieu, Paul-Alain (2003). The Pantheon of Uruk During the Neo-Babylonian Period. BRILL. tr. 424. ISBN 90-04-13024-1.
- Charvát, Petr; Zainab Bahrani; Marc Van de Mieroop (2002). Mesopotamia Before History. London: Routledge. tr. 281. ISBN 0-415-25104-4.
- Crawford, Harriet E. W. (2004). Sumer and the Sumerians. Cambridge University Press. tr. 252. ISBN 0-521-53338-4.
- Fassbinder, J.W.E., and H. Becker, Magnetometry at Uruk (Iraq): The city of King Gilgamesh, Archaeologia Polona, vol. 41, pp. 122–124, 2003
- Harmansah, Ömür (ngày 3 tháng 12 năm 2007). “The Archaeology of Mesopotamia: Ceremonial centers, urbanization and state formation in Southern Mesopotamia”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2011.
- Oppenheim, A. Leo; Erica Reiner (1977). Ancient Mesopotamia: Portrait of a Dead Civilization. Chicago: University of Chicago Press. tr. 445. ISBN 0-226-63187-7.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Chisholm, Hugh biên tập (1911). “Erech” . Encyclopædia Britannica. 9 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 734–735.
- Green, MW (1984). “The Uruk Lament”. Journal of the American Oriental Society. 104 (2): 253–279. doi:10.2307/602171. JSTOR 602171.
- Kuhrt, Amélie (1995). The Ancient Near East. London: Routledge. tr. 782. ISBN 0-415-16763-9.
- Liverani, Mario; Zainab Bahrani; Marc Van de Mieroop (2006). Uruk: The First City. London: Equinox Publishing. tr. 97. ISBN 1-84553-191-4.
- Lloyd, Seton (1955). Foundations in the Dust. New York, New York: Penguin Books. tr. 217. ISBN 0-500-05038-4.
- Postgate, J.N. (1994). Early Mesopotamia, Society and Economy at the Dawn of History. New York, New York: Routledge Publishing. tr. 367. ISBN 0-415-00843-3.
- Rothman, Mitchell S. (2001). Uruk, Mesopotamia & Its Neighbors. Santa Fe: School of American Research Press. tr. 556. ISBN 1-930618-03-4.
- Krystyna Szarzyńska, Quan sát khu vực đền EŠ3 ở Arch cổ Uruk, Tạp chí Nghiên cứu về chữ hình nêm, tập. 63, trang. 1-4, 2011
- Vos, Howard F. (1977). Archaeology in Bible Lands. Chicago, Illinois: Moody Press. tr. 399. ISBN 978-0-8024-0293-6.
- Eva Strommenger, Phân chia niên đại các lớp khảo cổ của Uruk-Eanna VI đến III/II: Quá khứ và hiện tại, Tạp chí Khảo cổ học Hoa Kỳ, tập. 84, không 4, trang. 479-487, (tháng 10 năm 1980)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Bằng chứng sớm nhất cho chiến tranh có tổ chức quy mô lớn trong thế giới Lưỡng Hà (Hamoukar vs. Uruk? [1]
- Uruk tại wiki CDLI
- Than thở cho Unug (in Sumerian)
- Khảo sát thám hiểm bản đồ Thành phố cổ Uruk năm 2002
- Hình ảnh kỹ thuật số của máy tính bảng từ Uruk - CDLI
Từ khóa » đất Nước Uruk
-
Một Siêu Phẩm Như “Hậu Duệ Mặt Trời” Cũng Vướng 6 "hạt Sạn"!
-
Địa điểm Cảnh Quay Phim Hậu Duệ Của Mặt Trời ở đâu? - Ngôi Sao
-
Uruk Là ở đâu - Học Tốt
-
Uruk O Dau - Quang Silic
-
Uruk - Wikimedia Tiếng Việt
-
Bên Trong Công Viên 'Hậu Duệ Mặt Trời' Nổi Tiếng ở Hàn Quốc
-
Hy Lạp đẹp Như Mơ Trong 'Hậu Duệ Mặt Trời' - Ngôi Sao
-
Uruk
-
Khám Phá địa điểm Những Cảnh Quay Lung Linh Trong “Hậu Duệ Mặt ...
-
Các địa Danh "đẹp Hơn Mơ" Trong Bộ Phim "Hậu Duệ Mặt Trời"
-
Giải đáp Cụ Thể 12 Thắc Mắc Về Hậu Duệ Của Mặt Trời - Eva
-
Những địa điểm đẹp Như Mơ Trong “Hậu Duệ Của Mặt Trời” - Lolivi