Use Case Là Gì? Các Thành Phần Chính Có Trong Use Case
Có thể bạn quan tâm
- Techblog
- Kiến thức cơ bản
Use Case là một bản vẽ tuy đơn giản nhưng lại đóng vô cùng quan trọng đối với những người có nhu cầu tìm hiểu kiến trúc, giúp mô tả một cách trực quan và dễ hiểu nhất về hệ thống. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về Use Case thì hãy lướt xuống bài viết dưới đây của Bizfly Cloud nhé!
Định nghĩa Use Case
Use Case là một kỹ thuật thường được sử dụng trong hệ thống và kỹ thuật phần mềm để các đối tượng người dùng có thể nắm rõ được các yêu cầu chức năng của hệ thống. Ngoài ra, Use Case còn là một kỹ thuật có khả năng mô tả sự tương tác giữa hệ thống và người dùng trong cùng một môi trường và vì cùng một mục đích cụ thể. Sự tương tác này có thể là một trong hai trường hợp sau:
- Cách thức các đối tượng người dùng bên ngoài tương tác với hệ thống.
- Cách thức hệ thống này tương tác với những hệ thống khác.
Tên của Use Case phải rõ ràng, ngắn gọn và miêu tả một cách đầy đủ nhất về đối tượng người dùng bởi người dùng sẽ sử dụng Use Case để làm đại diện cho các nghiệp vụ của hệ thống.
Khi thực hiện mô tả Use Case, thay vì sử dụng các thuật ngữ kỹ thuật thì người ta sẽ thường sử dụng ngôn ngữ của người dùng cuối hoặc của những chuyên gia thuộc về lĩnh vực đó. Muốn tạo được một người dùng tốt thì Use Case cần phải có được sự hợp tác chặt chẽ giữa người dùng cuối và người phân tích hệ thống.
Các thành phần có trong Use Case
Các thành phần chính mà bạn có thể thấy được trong Use Case đó là:
- Actor (người dùng): Đây là thành phần chỉ người dùng hay một đối tượng bên ngoài bất kỳ có khả năng tương tác với hệ thống. Để xác định được chính xác người dùng hay đối tượng đó có phải là actor hay không, bạn nên xem xét thông qua một số câu hỏi như sau:
- Ai là người sử dụng (tác nhân chính) những chức năng chính của hệ thống?
- Ai là admin (tác nhân phụ) của hệ thống, ai là người thực hiện quản lý, cài đặt và bảo vệ hệ thống?
- Ai là người cần đến hệ thống hỗ trợ để các tác vụ thường ngày được thực hiện nhanh chóng?
- Những trang thiết bị phần cứng nào cần có sự xử lý và làm việc của hệ thống?
- Những hệ thống nào khác mà hệ thống này cần thiết phải thực hiện việc tương tác?
- Người input các dữ liệu vào trong hệ thống (đối với hệ thống thực hiện lưu trữ dữ liệu) là ai?
- Ai là người quan tâm tới những giá trị mà hệ thống có thể mang lại?
- Use Case: Use Case chính là các chức năng mà các Actor sẽ sử dụng để thể hiện sự tương tác giữa những người dùng và hệ thống. Để có thể tìm ra Use Case một cách chính xác, bạn cần trả lời một số câu hỏi như sau:
- Những chức năng và hoạt động chính cần thực hiện của Actor là gì?
- Actor có cần phải đọc, thêm mới, huỷ bỏ, sửa chữa hay lưu trữ các loại thông tin bất kỳ có trong hệ thống hay là không?
- Actor có cần thiết phải báo các sự kiện nào đó cho hệ thống hoặc hệ thống có cần phải báo về những thay đổi bất ngờ trong nội bộ hệ thống cho Actor hay không?
- Công việc hàng ngày của Actor có thể thông qua các chức năng mới để hữu hiệu hoá hay đơn giản hoá tương tác hay không?
- Use Case có thể tạo ra bởi những sự kiện bất kỳ khác không?
- Hệ thống cần đến những thông tin đầu vào hoặc đầu ra nào? Những thông tin này đến từ đâu và nó sẽ được di chuyển đến đâu?
- Những thiếu hụt và khó khăn chính của hệ thống hiện tại đang nằm ở đâu?
- Communication Link: Kết nối giữa Actor và Use Case giúp thể hiện được sự tương tác giữa hệ thống và người dùng.
- Boundary of system: Đây chính là phạm vi xảy ra của Use Case.
- Relationship: Các quan hệ trong Use Case bao gồm ba phần chính là Include, Extend và Generalization.
- Include: Đây là mối quan hệ bắt buộc cần có giữa những Use Case. Một Use Case này có thể chứa được những chức năng tương tự như phần xử lý của nó từ một Use Case khác.
- Extend: Đây là mối quan hệ mở rộng giữa những Use Case. Nếu một Use Case A là extend của Use Case B thì Use Case A chỉ là một optional và chỉ xảy ra trong một hoàn cảnh cụ thể được xác định.
- Generalization: Đây là mối quan hệ cha con giữa những Use Case. Trái với Include và Extend, Generalization được dùng để thể hiện mối quan hệ giữa những người dùng (Actor) với nhau.
Đặc tả Use Case
Có hai phương pháp để đặc tả Use Case như sau:
- Phương pháp 1: Viết đặc tả cho các Use Case.
- Phương pháp 2: Dùng các bản vẽ như Activity Diagram hoặc Sequence Diagram để đặc tả Use Case.
Một số sai lầm khi vẽ Use Case
Bạn cần nắm rõ những sai lầm khi vẽ một Use Case dưới đây để tìm ra hướng khắc phục hiệu quả:
- Đặt tên Actor và Use Case không chuẩn: Vì Use Case là một mô hình hoá cần diễn đạt bằng hình ảnh và hạn chế sử dụng chữ nên những gì được ghi trên Use Case phải thật cô đọng và mang đến những giá trị tức thì. Để khắc phục, bạn có thể:
- Đặt tên Actor bằng danh từ, không phải động từ hay mệnh đề quan hệ.
- Tên Use Case phải rành mạch, rõ ràng.
- Tên đặt không nên quá dài hay đặt dưới dạng câu bị động.
- Lẫn lộn các Use Case và phân rã chức năng của chúng: Use Case cần phải truyền tải được mục đích và chứa đựng được góc nhìn của khác hàng hay người dùng cuối. Bạn cần xác định:
- Tương tác giữa người dùng cuối (Actor) và hệ thống (Use Case).
- Tương tác giữa hệ thống này với những hệ thống bên ngoài khác.
- Xác định sai các Use Case như single, double, num of guest,...
- Đặt tên quá nhiều danh từ cho Use Case.
- Không có sự xuất hiện của Boundary of System.
- Các Use Case có Extend không đưa ra điều kiện thời điểm Use Case extend xảy ra trong ghi chú cụ thể.
- Đi quá chi tiết vào các chức năng CRUD: Nếu bạn sử dụng một thực thể là một CRUD sẽ khiến sơ đồ Use Case lặp đi lặp lại mà vẫn không thể hiện được cho người xem những thông tin cần thiết. Bạn có thể áp dụng các cách giải quyết như:
- Thêm một dòng note trước đoạn mô tả Use Case của tài liệu.
- Tạo hẳn một Use Case riêng biệt mang tên manage X (X là đối tượng cụ thể).
- Thiếu thẩm mỹ: Sơ đồ Use Case thiết kế thiếu thẩm mỹ sẽ không thu hút được người dùng. Do đó, bạn cần:
- Thiết kế các Use Case có cùng kích cỡ trong Diagram.
- Đánh dấu Use Case ID.
- Không được thực hiện chồng chéo các mối quan hệ.
Các giai đoạn xây dựng được một Use Case hoàn chỉnh
Để xây dựng được một Use Case hoàn chỉnh nhất, bạn cần thực hiện đầy đủ các giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn mô hình hoá:
- Bước 1: Thực hiện xây dựng ngữ cảnh cho hệ thống.
- Bước 2: Xác định chính xác những Actor.
- Bước 3: Xác định chính xác các Use Case.
- Bước 4: Định nghĩa mối quan hệ giữa Actor và Use Case (người dùng và hệ thống).
- Bước 5: Chi tiết hoá mối quan hệ bằng cách đánh giá Actor và Use Case.
- Giai đoạn cấu trúc:
- Bước 1: Đưa ra đánh giá cho mối quan hệ Include.
- Bước 2: Đưa ra đánh giá cho mối quan hệ Extend.
- Bước 3: Đưa ra đánh giá cho mối quan hệ Generalization.
- Giai đoạn review:
- Bước 1: Tiến hành kiểm tra để đảm bảo tính phát triển phù hợp và đúng đắn của hệ thống với những đặc tả được đưa ra.
- Bước 2: Thực hiện thẩm định, phê chuẩn để đảm bảo tiến trình phát triển của hệ thống chính là thứ mà người dùng cuối hay khách hàng cần đến.
Một số lưu ý khi thiết kế một Use Case
Thiết kế Use Case thường yêu cầu sự đơn giản nhưng chi tiết và dễ hiểu. Một số lưu ý khi thiết kế Use Case sau mà bạn cần nắm rõ:
- Đặt tên: Bản chất của Use Case là diễn tả các yêu cầu chi tiết cho người dùng nên bạn cần sử dụng từ ngữ thông dụng, không quá dài và không dùng từ kỹ thuật.
- Đơn giản hoá Use Case: Khi thiết kế Use Case, bạn chỉ nên dùng 10 Use Case trong Diagram, số còn lại nên dùng trong Boundary of System để việc phân chia được hợp lý.
Những thông tin mà Bizfly Cloud chia sẻ chắc chắn đã giúp bạn hiểu rõ Use Case là gì và những bí quyết để xây dựng một sơ đồ Use Case hoàn hảo nhất. Hãy cùng đồng hành với chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!
Bizfly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.
Bizfly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.
Độc giả quan tâm đến các giải pháp của Bizfly Cloud có thể truy cập tại đây.
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud
TAGS: Use CaseSHAREFacebookTwitterBizfly Cloud
Bài viết liên quan
Nhận dạng khuôn mặt là gì? Lợi ích của nhận dang khuân mặt mang... GRC là gì? Làm thế nào GRC hoạt động Những cách để kiểm tra tốc độ hosting SRE là gì? Vai trò và cách thức hoạt động của SRE trong hệ... RAM là gì? Cơ chế hoạt động và phân loại RAM hiện nay RPC là gì? Cách thức hoạt động của RPC ITIL là gì? Hướng dẫn toàn diện về thư viện hạ tầng công nghệ... 1 hosting chứa được bao nhiêu website? Ứng Dụng LMS Trong Đào Tạo Nhân Sự Ngành Làm Đẹp Và Thẩm Mỹ:... ArgoCD là gì? Thông tin chi tiết về ArgoCD Vmmem là gì? Vai trò và cách sử dụng để tối ưu hóa hệ... Kibana là gì? Khái niệm, lợi ích và cách sử dụng hiệu quả DDL là gì? Hướng dẫn cách sử dụng các câu lệnh trong SQL Node mạng là gì? Khái niệm, phân loại và kiến trúc CAA Record là gì? Tác dụng và cách cấu hình chi tiết LogRotate là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình hiệu quả nhất Markdown là gì? Tại sao nên dùng cũng như cách sử dụng hiệu quả SPF Record là gì? Khái niệm và cách hoạt động OpenTelemetry là gì? Cách hoạt động và sử dụng DSS là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại IXP là gì? Khái niệm, cách hoạt động và lợi ích mang lại Global Server Load Balancing (GSLB) là gì? Khái niệm và cách hoạt động C&C Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ngăn chặn tấn công Jump Server là gì? Khái niệm, cách hoạt động và ưu nhược điểm Vuex là gì? Mục đích sử dụng và tại sao chúng ta lại cần... WebGL là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về WebGL Multi-Tenant là gì? Cách hoạt động và ưu nhược điểm cần nắm rõ SQLite là gì? Những tính năng nổi bật và cách sử dụng File .BAT là gì? Hướng dẫn tạo và sử dụng file batch đúng cách Sprint backlog là gì? Vai trò và cách sử dụng hiệu quả Danh mục- Kiến thức cơ bản
- Tin công nghệ
- Dịch vụ Cloud Computing
- Cloud Server
- CDN
- Load Balancer
- Auto Scaling
- Container Registry
- Kubernetes
- Call Center
- Business Email
- Simple Storage
- VOD
- VPN
- Traffic Manager
- Cloud VPS
- Videos
- Tin Tức
- Security
- Development
- Q&A cùng Bizfly Cloud
- Q&A về Bizfly Cloud Server
- Thao tác kết nối tới server
- Videos
- Q&A về Bizfly Business Email
- Videos
- Q&A về Bizfly Cloud Server
- Case Study
- Sys-Ops
- Infographic
- Thủ thuật
- Tool support
- Giải pháp doanh nghiệp
- Chuyển đổi số
- Software Engineering
- Videos
Từ khóa » Bản đồ Use Case
-
Bản Vẽ Use Case (Use Case Diagram) - IViettech
-
Use Case Là Gì? Quy Trình Vẽ Sơ đồ Use Case Hoàn Chỉnh - ITNavi
-
Use Case Diagram Và 5 Sai Lầm Thường Gặp
-
[PDF] THỰC HÀNH VỀ XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ USE CASE
-
Tất Cả Những Gì Bạn Cần Biết Về Biểu đồ Use Case Quản Lý Bán Hàng
-
Tìm Hiểu Về Use Case - Viblo
-
Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống Thông Tin Sử Dụng Biểu đồ UML (Phần 1)
-
Hướng Dẫn Vẽ Biểu đồ Use Case
-
Use Case Là Gì? Tìm Hiểu Về Use Case - Thuận Nhật
-
Tạo Biểu đồ Use Case Trực Tuyến - Creately
-
[PDF] XÂY DỰNG WEBSITE BÁN MŨ BẢO HIỂM
-
Trường Hợp Sử Dụng – Wikipedia Tiếng Việt