Ưu điểm Và Hạn Chế Của Học Thuyết Đacuyn
Có thể bạn quan tâm
Đề bài
Hãy chỉ ra những hạn chế trong học thuyết của Lamac.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lời giải chi tiết
Hạn chế của học thuyết:
- Chưa hiểu cơ chế di truyền và nguyên nhân phát sinh biến dị.
- Chưa phân biệt được biến dị di truyền và không di truyền.
- Sinh vật không chủ động thay đổi những tập quán hoạt động của các cơ quan vì có rất nhiều dạng sinh vật bị diệt vong.
Loigiaihay.com
Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là :
Theo quan điểm của Đacuyn, tác động của CLTN là
Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
Nhận định nào sau đây thể hiện quan điểm tiến hóa của Đacuyn ?
Dacuyn không đưa ra khái niệm nào sau đây?
Theo Đacuyn, cơ chế chủ yếu của quá trình tiến hoá là:
Câu nào dưới đây nói về nội dung của học thuyết Dacuyn là đúng nhất?
Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là:
Theo Đácuyn, kết quả của CLTN là:
đóng góp quan trọng của Đacuyn là đưa ra lí thuyết chọn lọc để lí giải các vấn đề thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc các loài. tồn tại chung của Lamac và Đacuyn: + chưa phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền. + chưa hiểu nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị. + chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh và chọn lọc tự nhiên. Vì vậy trong câu này, nếu đề bài hỏi mặt thành công và hạn chế của Đacuyn? mà đáp án là câu A, thì không sai nhưng mà về ý thì lại thiếu, vì trong câu A chỉ nêu lên hạn chế mà không có ý thành công. Còn nếu bạn chọn câu B thì đó là một sai lầm trầm trọng về kiến thức môn SINH học 12, vì câu B là câu trả lời sai, tại sao? vì Đacuyn hoàn toàn chưa hiểu về cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi.
Nhưng không phải vì như vậy mà chúng ta kết luận là ông dỡ, vì vào thời của ông chưa có kỹ thuật hiện đại và nền khoa học thì còn non trẻ.
Chú ý: Tham khảo thêm các bài bên dưới! Thấy hay thì like và chia sẻ ngay nhé.
I. Mục tiêu
- Trình bày nội dung chính của học thuyết Lamac
- Nêu được những hạn chế của học thuyết Lamac
- Giải thích được nội dung chính của học thuyết Đacuyn
- Nêu được những ưu nhược điểm của học thuyết Đacuyn.
II Trọng tâm:
- Học thuyết tiến hoá của Đacuyn
II. Chuẩn bị
Tranh phóng to hình 25.1-2 sgk.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
- Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh lớp 12 bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:14 Tiết: 25 BÀI 24: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN Ngày soạn: 08.11.09 Ngày dạy:09.11.09 I. Mục tiêu Trình bày nội dung chính của học thuyết Lamac Nêu được những hạn chế của học thuyết Lamac Giải thích được nội dung chính của học thuyết Đacuyn Nêu được những ưu nhược điểm của học thuyết Đacuyn. II Trọng tâm: - Học thuyết tiến hoá của Đacuyn II. Chuẩn bị Tranh phóng to hình 25.1-2 sgk. III. Tiến trình lên lớp Ổn định lớp - Kiểm danh ghi vắng ở sổ đầu bài Kiểm tra bài cũ CH1 Nêu các bằng chứng chứng minh các loài hiện nay đều xuất phát từ một tổ tiên chung. Tại sao khi người ta xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật thì người ta thường sử dụng các cơ quan thoái hoá? CH2: Lấy các ví dụ chứng minh người và tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất. Nội dung bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung kiến thức - Đọc SGK trình bày những nội dung cơ bản của học thuyết Lamac - Khi môi trường thay đổi, để tồn tại được thì sinh vật phải làm gì? - Theo Lamac, các tính trạng hình thành trong đời sống cá thể có khả năng di truyền không? ( thường biến) - Loài mới được hình thành như thế nào? - Theo ông có loài nào bị đào thải không? vì sao? Như vậy, học thuyết Lamac hạn chế ở những điểm nào? * Nghiên cứu SGK trang 108 , phân tích ví dụ về sự hình thành loài hươu cao cổ từ loài cổ ngắn. - GV giới thiệu tiểu sử và công trình nghiên cứu của Đacuyn. - Đacuyn đã quan sát được những gì trong chuyến đi vòng quanh thế giới và rút ra được suy luận gì để hình thành học thuyết tiến hóa? ( GV cung cấp: Ông đã thu được các bằng chứng hóa thạch ở Nam Mỹ, các bằng chứng địa lí sinh vật học) -Theo em những suy luận này đúng không? - Đacuyn hiểu về các biến dị của sinh vật như thế nào? Theo em như vậy có đúng không? - Biến dị này theo quan niệm di truyền học hiện đại gọi là biến dị gì? - Quá trình CLTN diễn ra như thế nào? Kết quả của nó? - Quan sát hình 25.1: Vật nuôi, cây trồng có chịu tác động của chọn lọc không? Kết quả của quá trình chọn lọc này như thế nào? - Quan sát hình 25.2 Đacuyn đã giải thích nguồn gốc và quan hệ các loài trên trái đất như thế nào? - Từ hiểu biết của mình em hãy nêu những ưu điểm và hạn chế trong Học thuyết Đacuyn ? - HS đọc SGK trao đổi nêu nội dung học thuyết Lamac - chủ động thay đổi tập quán - luôn được di truyền cho thế hệ sau. - Từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của môi trường. - không có loài nào bị đào thải - Trao đổi nêu những hạn chế của học thuyết Lamac - HS tham khảm thêm ở SGK. - HS đọc SGK trao đổi thống nhất ý kiến: nêu các suy luận của Đacuny thong qua quan sát như ở SGK. à Các loài giống nhau là do chúng có cùng tổ tiên. - HS trình bày theo quan điểm của mình dựa trên kiến thức đã học - Con giống bố mẹ, nhưng vẫn có nhiều điểm khácà Biến dị cá thể và di truyền → Biến dị tổ hợp → Tác động lên mọi sinh vật và phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể à hình thành loài mới à CLNT, kết qủa sinh vật mang đặc điểm phù hợp với sở thích của con người à sự tiến hoá hình thành các loài sinh vật từ loài tổ tiên bằng cơ chế tiến hoá. - HS thảo luận trao đổi nhanh, thống nhất ý kiến I. Học thuyết Lamac: 1. Nội dung của học thuyết: - Nguyên nhân phát sinh loài mới từ loài ban đầu do môi trường sống thay đổi chập chạm và liên tục. - Cơ chế biến đổi loài này thành loài khác là: + Sinh vật chủ động thích ứng với môi trường . + Thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan. - Cơ quan hoạt động nhiều → Phát triển. Cơ quan ít hoạt động → dần dần tiêu biến. - Những tính trạng thích nghi được hình thành do sự thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan có khả năng di truyền được. - Ngoại cảnh biến đổi chậm → Các SV thích nghi kịp thời, không có loài nào bị đào thải. 2. Hạn chế của học thuyết Lamac: - Ông cho rằng thường biến cũng có thể di truyền được → Không phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. - Sinh vật chủ động thích nghi với môi trường. - Không thấy được vai trò của CLTN. II. Học thuyết của Đacuyn: 1. Nội dung học thuyết - Thế giới sinh vật thống nhất trong đa dạng. + Các loài sinh vật có nhiều đặc điểm giống nhau là do chúng được tiến hoá từ một tổ tiên chung + Sinh vật đa dạng là do có được những đặc điểm thích nghi với các môi trường sống khác nhau. - Cơ chế tiến hoá dẫn đến hình thành loài là do CLTN. + CLTN là qúa trình đào thải các sinh vật có các biến bị không thích nghi và giữ lại các biến dị di truyền giúp sinh vật thích nghi. + Kết qủa cuả CLTN là hình thành nên các quần thể , loài có đặc điểm thích nhgi với môi trường. 2 Ưu điểm của học thuyết Đacuyn: - Phát hiện ra 2 đặc tính cơ bản của sinh vật là di truyền và biến dị làm cơ sở cho tiến hoá. - Giải thích thành công sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật. - Xây dựng được luận điểm về nguồn gốc các loài, chứng minh được toàn bộ sinh giới ngày nay là kết qủa tiến hoà từ một gốc chung. 3 Hạn chế : - Chưa hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị. 4. Củng cố: - Trình bày nội dung học thuyết tiến hoá của Lamac và học thuyết tiến hoá của Đacuyn? - Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của mỗi học thuyết? - So sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo? Những điểm cơ bản của CLTN và CLNT CLTN CLNT Tiến hành - Môi trường sống. - Do con người. Đối tượng - Các sinh vật trong tự nhiên. - Các vật nuôi và cây trồng. Nguyên nhân - Do điều kiện môi trường sống khác nhau. - Do nhu cầu khác nhau của con người. Nội dung - Những cá thể thích nghi với môi trường sống sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các cá thể kém thích nghi với môi trường sống thì ngược lại. - Những cá thể phù hợp với nhu cầu của con người sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các cá thể không phù hợp với nhu cầu của con người thì ngược lại. Thời gian - Tương đối dài. - Tương đối ngắn Kết quả - Làm cho sinh vật trong tự nhiên ngày càng đa dạng phong phú. - Hình thành nên loài mới. Mỗi loài thích nghi với một môi trường sống nhất định. - Làm cho vật nuôi cây trồng ngày càng đa dạng phong phú. - Hình thành nên các nòi thứ mới (giống mới). Mỗi dạng phù hợp với một nhu cầu khác nhau của con người. 5. Dặn dò: - Học bài cũ. - Đọc trước bài Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.
Tài liệu đính kèm:
- bai 25- hoc thuyet lamac va dacuyn.doc
Từ khóa » Học Thuyết đacuyn Còn Hạn Chế Là
-
Hạn Chế Của Đacuyn Khi Trình Bày Học Thuyết Tiến Hoá Sinh Giới Là:
-
Hạn Chế Chủ Yếu Trong Học Thuyết Tiến Hóa Của Đacuyn Là:
-
[LỜI GIẢI] Hạn Chế Chủ Yếu Trong Học Thuyết Tiến Hóa Của Đacuyn Là
-
Hạn Chế Lớn Nhất Trong Học Thuyết Tiến Hóa Cuả Đacuyn Là:
-
Hạn Chế Chủ Yếu Trong Học Thuyết Tiến Hóa Của Đacuyn Là - Khóa Học
-
Hạn Chế Lớn Nhất Của Học Thuyết Đacquyn Là: - Hoc247
-
Mặt Thành Công Và Hạn Chế Của Học Thuyết đác Uyn ?
-
Nội Dung Học Thuyết Tiến Hóa Của Đacuyn: Nguyên Nhân Và Ý ...
-
Học Thuyết Tiến Hóa Của Đacuyn, Trắc Nghiệm Sinh Học Lớp 12
-
Hạn Chế Của Đacuyn Khi Trình Bày Học Thuyết Tiến Hoá Sinh Giới Là
-
Bài 25: Học Thuyết Lamac Và Học Thuyết Đacuyn
-
Thuyết Tiến Hóa Tổng Hợp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Cuộc Chống đối Thuyết Tiến Hóa – Wikipedia Tiếng Việt