Ưu điểm Và ứng Dụng Của Gỗ Cao Su
Có thể bạn quan tâm
Gỗ đóng vai trò quan trọng trong các công trình xây dựng, đây là loại vật liệu chính trong thiết kế, thi công nội thất hiện nay. Ngoài yếu tố về mặt kiến trúc thì vật liệu gỗ xây dựng còn mang ý nghĩa về mặt phong thủy, tạo điểm nhấn cho không gian sống.
Trong những năm gần đây, gỗ cao su đang được sử dụng ngày càng phổ biến để làm bàn ghế, đồ nội thất.
Gỗ cao su là gì?
Gỗ cao su là một loại gỗ được lấy từ cây cao su - loại cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, được trồng nhiều để khai thác lấy mủ. Loại gỗ này được coi là nguồn nguyên liệu bền vững, thân thiện với môi trường vì chỉ lấy gỗ sau khi đã khai thác lấy mủ.
Gỗ cao su là loại gỗ thuộc nhóm VII, là nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng khá kém và dễ bị mối, mục nên thời gian trước không được ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay loại gỗ này lại đang được sử dụng nhiều bởi ưu điểm của nội thất gỗ cao su đó là trọng lượng nhẹ và có hoa văn vân gỗ đẹp.
Đặc điểm gỗ cao su
Cây cao su thường cao từ 20 - 30m, nhựa mủ màu trắng hoặc vàng trong vỏ cây. Khi cây 5 - 6 tuổi thì bắt đầu được thu hoạch mủ, dùng để sản xuất lốp xe, găng tay y tế hay các sản phẩm khác. Một chu kỳ khai thác của cây cao su kéo dài từ 20 - 25 năm.
Gỗ cao su thường có màu vàng nhạt, có độ ẩm khá cao và có sự khác biệt giữa độ tuổi cũng như các vị trí gốc thân ngọn.
Nhờ tính đàn hồi tự nhiên của cây cao su nên gỗ cao su dẻo dai và khá bền, không thấm nước. Vân gỗ cao su gợn sóng đẹp, có màu sáng nên các sản phẩm từ gỗ cao su có thể sơn nhiều màu sắc khác nhau, phù hợp trong chế biến gỗ.
Gỗ cao su được tiến hành cưa xẻ thành từng thanh gỗ tròn hộp, còn xẻ thành ván thì để phục vụ cho nhu cầu chế biến gỗ cao su xẻ sấy.
Loại gỗ này có ưu điểm là từng thớ gỗ khá dày, ít co, màu sắc gỗ rất hấp dẫn và rất phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, loại gỗ này khá mềm, có độ bền kém. Kích thước gỗ không lớn nên để ra thành phẩm thường phải ghép nhiều thanh gỗ với nhau, xuất hiện các mối nối.
Các loại gỗ cao su ghép phổ biến
Do thân cây cao su khá nhỏ, để tạo được những tấm gỗ ghép cao su lớn thì phải ghép với nhau. Thông thường, có các loại gỗ ghép sau đây.
1. Gỗ cao su ghép song song
Gỗ ghép cao su
Giống như tên gọi, loại gỗ này được tạo thành bằng việc ghép song song các các thanh gỗ cao su có kích thước nhất định. Gỗ cao su ghép này được liên kết chắc chắn nên có độ bền tương đối tốt, thiết kế hiện đại, tính tế.
2. Gỗ cao su ghép finger
Ghép finger hay còn gọi là ghép gỗ mặt hay ghép đầu. Khác với cách ghép song song, mẫu gỗ cao su ghép finger được liên kết từ các thanh gỗ tạo các đầu kết nối hình răng cưa.
Trong quá trình gia công, có 2 loại finger thường thấy là finger mộng đứng và finger mộng nằm.
Đối với finger mộng đứng, loại gỗ này được ghép từ nhiều thanh gỗ, ở 2 đầu của thanh gỗ sẽ được xẻ theo hình răng cửa ghép lại với nhau.
Tương tự, đối với finger mộng nằm, các thanh gỗ được đánh răng cưa ở hai bên cạnh. Sau đó, các thanh gỗ này ghép song song lại với nhau bằng keo chuyên dụng để tạo thành tấm ván lớn.
3. Gỗ cao su ghép cạnh
Ở kiểu ghép cạnh, tấm ván gỗ cao su sẽ bao gồm nhiều thanh gỗ ngắn. Ở hai đầu được xẻ răng cưa thành các thanh có chiều dài bằng nhau, sau đó ghép song song các thanh này lại với nhau như kiểu ghép mặt.
4. Gỗ cao su ghép giác
Kỹ thuật ghép giác gỗ cao su có phần phức tạp hơn, đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỳ công. Các thanh gỗ ngắn được ghép lại thành một khối thống nhất rồi tiến hành xẻ theo hình ảnh và kích thước có sẵn. Sau đó dùng thêm kỹ thuật ghép song song để tạo thành tấm ván gỗ ghép cao su có kích thước lớn, hoàn chỉnh.
Ưu điểm của gỗ cao su
- Ưu điểm của gỗ cao su là dẻo dai do chất liệu gỗ có tính đàn hồi cao. Do đó, loại gỗ này có thể uốn cong mà không bị gãy đứt, do đó có thể dễ dàng thiết kế nhiều kiểu dáng cho đồ nội thất.
- Cấu trúc gỗ cao su không ngậm nước nên ít co ngót khi sử dụng đồ nội thất.
- Màu sắc của gỗ cao su khá đa dạng, từ màu ánh vàng cho tới xám, nâu nên thích hợp sử dụng cho nhiều không gian, mang tới vẻ đẹp sang trọng.
- Sản phẩm thân thiện với môi trường, nó có thể chống lại sự ảnh hưởng của tàn thuốt lá, những vật liệu dễ cháy. Trong trường hợp gặp rủi ro hỏa hoạn khi cháy gỗ cũng không thải ra những chất độc hại đối với môi trường.
- Gỗ cao su khá nhẹ nên các món đồ nội thất làm từ gỗ cao su như tủ quần áo, giường ngủ, kệ tivi, bàn học, sàn gỗ... cũng có trọng lượng nhẹ có thể kê đặt, vận chuyển đến nhiều vị trí khác nhau trong nhà.
- Ngoài ra, đồ nội thất làm từ gỗ cao su có giá thành rẻ nên được thể sử dụng cho nhiều không gian, nhiều gia đình.
Ứng dụng gỗ cao su trong xây dựng
Nhờ những ưu điểm nổi bật về chất lượng, thẩm mỹ cũng như giá thành mà gỗ cây cao su rất được khách hàng trên thị trường ưa chuộng.
Hiện nay, xu hướng sử dụng gỗ cây cao su trong việc thiết kế và sản xuất nội thất ngày càng phổ biến. Theo đó, ứng dụng chủ yếu của nội thất gỗ cây cao su chủ yếu ở trong nhà như phòng bếp, phòng ăn, phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc.
Tủ ti vi, kệ được làm từ gỗ cao su
Bộ bàn ghế từ gỗ cao su đặt trong phòng bếp
Bàn làm việc được thiết kế từ gỗ cao su
Cụ thể, chất lượng gỗ cây cao su được đánh giá rất tốt, có vân gỗ đẹp, phù hợp để làm đồ nội thất trong gia đình, phòng làm việc như bàn ghế, tủ, kệ, giường ngủ,..
Tuy nhiên, đồ nội thất gỗ cao su không thích hợp sử dụng ngoài trời vì mưa có thể làm trôi hóa chất bảo vệ từ gỗ khiến sản phẩm bị côn trùng, nấm mốc tấn công. Độ ấm cao cũng khiến gỗ bị cong vênh mối mọt.
Từ khóa » Cưa Gỗ Cao Su
-
Bảng Giá Phôi Gỗ Cao Su Của Nguyên Gỗ Bình Dương
-
Gỗ Cao Su Là Gì? Có Thật Sự Tốt Không? Ứng Dụng Ra Sao ?
-
MÙN CƯA GỖ CAO SU GIÁ RẺ
-
Cách Cưa Xẻ Gỗ Cao Su Hiệu Quả I Chuyền Cưa Xẻ Gỗ Tròn I Gỗ Keo
-
Cửa Gỗ Ghép Từ Gỗ Cao Su, Sồi, Tần Bì, Óc Chó...
-
Một Số đặc Tính Của Gỗ Cao Su Trong Sản Xuất đồ Gỗ Nội Thất.
-
Gỗ Cao Su Và ứng Dụng Thực Tế Trong Nội Thất – Chi Tiết Từ A đến Z
-
Cửa Gỗ – GỖ GHÉP, VÁN GHÉP, GỖ CAO SU, GỖ TRÀM, THÔNG ...
-
Bảng Quy Cách Gỗ Cao Su Cưa Xẻ Tẩm Sấy
-
Gỗ Cao Su - Gỗ Xẻ Sấy
-
Gỗ Cao Su Có Thật Sự Tốt? Ưu Nhược điểm Bạn Cần Biết.
-
Gỗ Cao Su Có Tốt Không? Sự Thật Về Gỗ Cao Su
-
Tổng Hợp Kiến Thức Về Gỗ Cao Su Trong Chế Tác Đồ Gỗ