ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA 1 SỐ BIỆN PHÁP CHẶN ĐỌT GIÚP ...
Sầu riêng là loại cây trồng chỉ phù hợp với một số loại đất và khí hậu đặc trưng. Tuy nhiên, để làm cho vườn cây đạt năng suất, chất lượng cao, người trồng sầu riêng phải hiểu biết sâu về kỹ thuật chăm sóc. Một trong những khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc sầu riêng đó là chống rụng quả non trong quá trình cây mang trái. Vì bản thân cây sầu riêng sinh lý tự nhiên cây là ra đọt tầm 3-4 tháng/lần, và giai đoạn ra đọt sẽ hay bị trùng với giai đoạn đậu trái non (giống sầu riêng dona). Nếu không chủ động xử lý chặn đọt sầu riêng thì tỉ lệ rụng trái non rất cao do đọt non cạnh tranh dinh dưỡng với trái non, từ đó xảy ra tình trạng rụng trái non. Với bài viết này, tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một vài phân tích về biện pháp “chặn đọt” cho cây sầu riêng trong giai đoạn cây mang quả.
Ở nước ta, có thể chia ra ba vùng trồng nhiều sầu riêng: + Thứ nhất vùng miền Tây Nam bộ có khí hậu ôn hòa, phù hợp cho cây Sầu riêng phát triển, nơi đây bà con có kinh nghiệm trong chăm sóc và ứng dụng kỹ thuật cao để xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ nhằm tránh trùng hợp thời điểm thu hoạch đồng loạt với các vùng trồng nhiều sầu riêng ở Tây Nguyên. + Thứ hai là khu vực miền Đông Nam bộ (Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước), vùng này sầu riêng thường ra hoa sớm hơn. + Thứ ba là các tỉnh miền trung và tây nguyên (Đắk lắk, Gia lai, Kon tum, Khánh hòa, Quảng Nam..). Một trong những thời điểm quan trọng đối với cây sầu riêng đó là ra đọt non (hay còn gọi là phát đọt) khi cây mang trái. Trong giai đoạn này, cây ra hoa và phát đọt cùng lúc, dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng, chính vì vậy, nếu người trồng không biết xử lý kỹ thuật phù hợp, cây sẽ rụng trái nhiều. Trước tiên, cần nhận định rằng không có loại thuốc kích thích hoặc phân bón lá nào có thể chống rụng hoàn toàn bởi vì do yếu tố sinh lý, bằng các biện pháp kỹ thuật, chúng ta chỉ có thể hạn chế phần nào tỷ lệ rụng mà thôi. Trong lúc cây xả nhụy, thụ phấn và đậu trái, hoa sẽ rụng đợt một nhưng không nhiều, sau đó, khi trái sầu riêng to bằng quả trứng gà (tức khoảng từ 3-4 tuần sau khi đậu trái) sẽ rụng tiếp đợt thứ hai, giai đoạn rụng lần cuối: 40-45 ngày sau khi ra hoa (giai đoạn này, trái thường rụng ít hơn nếu chúng ta xử lý ra đọt non tốt).
Để xử lý ra đọt non sầu riêng chúng ta làm theo cách sau: dùng hóa chất và dinh dưỡng để ức chế. Mỗi cách đều có thế mạnh và điểm yếu riêng.
- Về cách dùng hóa chất:
+ Sử dụng hoạt chất Paclobutrazol: đây là chất ức chế sinh trưởng phổ biến nhất để xử lý ra hoa nghịch mùa trên một số loại cây ăn quả, nông dân các tỉnh miền Tây thường sử dụng, cơ chế của Paclobutrazol là làm khô hạn nhân tạo cục bộ bộ phận rễ cây, cây không hút được nước, phân từ dưới gốc lên nên người dân chỉ phun phân bón lá là có thể phân hóa mầm hoa tốt, cách này chỉ phù hợp với miền Tây vì khí hậu ôn hòa, nước đầy đủ, lượng dinh dưỡng hữu cơ từ phù sa bồi đắp tự nhiên khá dồi dào nên sau khi có tác dụng của Paclobutrazol thì nước và dinh dưỡng phù sa đã làm giảm bớt lượng độc tố của nó. Tuy nhiên, mấy năm gần đây từ khi có đê bao ngăn lũ, đồng thời lượng phù sa giảm, tỷ lệ cây mang bệnh nhiều và cũng mau già cỗi hơn. Tuy nhiên như cách này chỉ nên áp dụng miền tây, còn miền đông, cao nguyên chúng ta chỉ làm sớm vụ hoặc thuận vụ thì không nên làm vì rất dễ tổn thương cây. Do lượng nước tưới không đủ, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cây sầu riêng mới được chăm sóc đúng mức vài năm gần đây mà thôi. Mà điển hình nhiều vườn ở daklak đã bị chết, hư cây do lạm dụng paclo khá nhiều do điều kiện thời tiết không thuận lợi dễ gây hại cây. Với cách làm này, đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật cao trong cách xử lý, kết hợp thực hiện đúng thời điểm chính xác mới đem lại thành công.
+ Ngoài Paclobutrazol, sử dụng Etylen (etherphon hoặc ethrel) để xử lý, đây là chất điều hòa theo hướng ức chế bằng phương pháp tạo khí etylen nội sinh thúc đẩy quá trình sinh trưởng nhanh già, khi xử lý Etylen, nó thúc đẩy quá trình lão hóa đọt nhanh, giúp hạn chế việc rụng trái, nhưng sau này gai quả sẽ có màu vàng, xanh không còn màu xanh tự nhiên, ảnh hưởng đến mẫu mã trái bên ngoài.
+ Ngoài ra còn một số hóa chất khác đó là: KClO3 và Thioure. KClO3 là một chất oxy hóa khử có tính chất tương tự Paclobutrazol, còn thioure là chất có gốc đạm mạnh cây hấp thu cực nhanh giúp thúc đẩy quá trình già lá. Tuy nhiên, nếu sử dụng với liều lượng không phù hợp, nó gây cháy mầm, cháy đọt non và rụng, do đó không được sử dụng phổ biến vì tỷ lệ rủi ro cao.
- Về cách dùng dinh dưỡng:
+ Để ức chế sự sinh trưởng của cây, đây là giải pháp an toàn nhất bởi vì nó ít gây hại cho cây hơn so với biện pháp xử lý bằng hóa chất.
+ MKP (mono kali phosphat) là loại phân bón lá được sử dụng rất phổ biến. MKP là một loại phân bón lá có tỷ lệ NPK: 0-52-34. Ưu điểm của loại phân này là giúp già nhanh lá và khá an toàn, nhược điểm của MKP là nếu lạm dụng quá mức cho phép sẽ dẫn đến bị cháy lá và gai vàng khó xanh. Ngoài ra nó có 1 khuyết điểm là nguồn cung cấp đa dạng, thượng vàng hạ cám nên chất lượng khó kiểm soát. Nên nhiều công ty vô lương tâm nhập hàng đểu về bán khiến bà con phun vào tiền mất tật mang, hiệu quả không có.
+ Một hoạt chất phổ biến được người trồng sầu riêng sử dụng nhiều trong thời điểm hiện nay là KNO3 (Kali nitrat). Đây là yếu tố dinh dưỡng nhưng cũng có thể hiểu nó như là hóa chất cơ bản. Đối với KNO3 , bà con cần phải sử dụng sớm thì hiệu quả điều chỉnh đọt non mới cao, bởi vì nếu chúng ta đưa vào muộn, gốc NO32- sẽ hoạt động trước làm thúc đẩy nuôi lá non mạnh khiến trái rụng nhiều hơn, sau đó gốc kali mới được hấp thụ thì đã muộn rồi.
+ Thứ ba, một số phân bón lá đa lượng phức hợp có chứa hàm lượng vi lượng, các loại phân này chủ yếu chứa lân và kali giúp lá mau thành thục, chỉ giảm rụng phần nào chứ không thể chặn đứng rụng tức thì do đó nhiều bà con cho rằng sử dụng loại phân này đem lại hiệu quả không cao. Tuy nhiên, ưu điểm của loại phân này là an toàn cho cây, đồng thời chứa các yếu tố vi lượng như kẽm, đồng, Bo, Mn, Sắt… sẽ giúp bộ lá xanh hơn, phòng ngừa nhiều loại bệnh do nấm gây hại.
+ Ngoài hai loại kể trên hiện nay trên thị trường còn có các sản phẩm khác là các loại phân đa lượng phức hợp. Các loại phân này do nhiều công ty sản xuất hoặc nhập khẩu, sau đó được đặt với nhiều tên gọi rất ấn tượng như: “vua chặn đọt”, “siêu chặn đọt”… Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều công ty pha thêm yếu tố paclobutrazol làm phụ gia nhưng không có ghi trên nhãn mác để né tránh cơ quan chức năng, nên khi phun vào cây đang mang đọt làm đọt non khựng lại, nhìn thấy cây, trái có vẻ an toàn, hiệu quả nhưng thực tế thì nhiều vườn ở các tỉnh Miền đông nam bộ, Tây nguyên bị tác dụng phụ lâu dài vì hóa chất này. Do đó, trong quá trình sử dụng bà con nên thận trọng, cân nhắc đến những hậu quả có thể xảy ra để tránh thiệt hại sau này.
+ Tóm lại, nuôi bao nhiêu trái trên một cây để đảm bảo năng suất thì cũng cần tính đến việc quan trọng là chăm sóc cây bền vững. Để đảm bảo tính bền vững trong chăm sóc cây sầu riêng và chất lượng sản phẩm của loại cây trồng đặc biệt này, bà con cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định áp dụng phương pháp nào để khống chế đọt, giảm rụng trái nhằm mang lại hiệu quả cao nhất mà vẫn bảo vệ được vườn cây phát triển một cách bền vững./. Nguồn: http://ccttbvtvdaklak.gov.vn/
Từ khóa » Chặn đọt Sầu Riêng Bằng Anvil
-
Chặn đọt Sầu Riêng Bằng Anvil – An Toàn, Hiệu Quả - Tập đoàn Vinasa
-
Chặn đọt Sầu Riêng Bằng Anvil 5SC - YouTube
-
Kỹ Thuật Chặn đọt Sầu Riêng Hiệu Quả
-
PHÂN TÍCH CÁC CHẤT CHẶN ĐỌT SẦU RIÊNG
-
HÃM ĐỌT Khi Cây Sầu Riêng Có Bông - Trái Non - Agriplus
-
Chặn đọt Khi Sầu Riêng Vừa Ra Trái Non – Làm Sao Cho đúng? - BooM
-
Chặn đọt Hãm đọt Cây Sầu Riêng - Shop Vật Tư Nông Nghiệp
-
DIỄN ĐÀN CHIA SẺ KỸ THUẬT SẦU RIÊNG | Facebook
-
Hướng Dẫn Thuốc CHẶN ĐỌT Cây SẦU RIÊNG Hiệu Quả Cao L Nông ...
-
ANVIL 5SC Thuốc Trừ Nấm Bệnh Hoạt Chất HEXACONAZOLE Chai 1l
-
Trái Bằng Cái Ly Hay Cỡ Trứng... - Đại Lý VTNN Thuần Thuý | Facebook
-
Khiển đọt Sầu Riêng Chứ đừng Chặn đọt - GreenBiomix