Ưu Thế Lai Là Gì? Cho Biết Cơ Sở Di Truyền Của Hiện Tượng Trên?

  • Đăng ký Đăng nhập
    • Học tập
    • Trắc nghiệm
    • Giải bài tập
    • Tiếng anh
    • Thư viện Đề thi
    • Biểu mẫu
    • Văn bản pháp luật
    • Tài liệu
    • Giáo Án - Bài Giảng
    • Y học - Sức khỏe
    • Sách
  • Tải ứng dụng
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm VnDoc.com Hỏi bài Sinh học Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêmƯu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Đinh Thị Nhàn Sinh học Lớp 9

Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?

15 3 Chia sẻ Xóa Đăng nhập để viết3 Câu trả lời
  • Song Ngư Song Ngư

    - Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ.

    - Cơ sở di truyền của hiện tượng trên được giải thích như sau: Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng (chỉ tiêu về hình thái, năng suất…) do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện (gen trội át gen lặn), đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.

    - Người ta không dùng con lai F1 làm giống vì con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1 giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.

    - Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép...)

    Hay nhất 10 Trả lời 22/10/21
  • Bờm Bờm

    – Hiện tượng con lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu tốt các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ được gọi là ưu thế-lai.

    – Người ta không dùng con lai F, làm giống vì nếu làm giống thì ở đời sau, qua pháu li, sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu-thếlai giảm.

    – Muốn duy trì ưu-thế-lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (băng giảm, chiết, ghép,…)

    Hay nhất 2 Trả lời 22/10/21
  • Biết Tuốt Biết Tuốt

    - Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ.

    - Cơ sở di truyền của hiện tượng trên được giải thích như sau: Về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng (chỉ tiêu về hình thái, năng suất…) do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện (gen trội át gen lặn), đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.

    - Ví dụ: lai một dòng thuần mang hai gen trội, 1 gen lặn với dòng thuần mang 1 gen trội, 2 gen lặn sẽ được con lai F1 mang 3 gen trội.

    Sơ đồ: P: AAbbCC x aaBBcc

    F1: AaBbCc

    - Trong các thế hệ sau, ưu thế lai giảm dần do qua phân li tỉ lệ gen dị hợp giảm, gen đồng hợp tăng, trong đó có gen đồng hợp lặn gây bệnh.

    - Muốn duy trì ưu thế lai, khắc phục hiện tượng trên người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (bằng giâm, triết, ghép, vi nhân giống…).

    Tham khảo thêm: Giải bài tập trang 104 SGK Sinh lớp 9: Ưu thế lai

    0 Trả lời 22/10/21
15 4.909 Bài viết đã được lưu
  • Đinh Thị Nhàn Sinh học

    Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

    3 câu trả lời Thích Bình luận Chia sẻ ❖ Đường tăng

    Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

    Trả lời:

    Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp này để củng cố và giữ tính ổn định của một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen, phát hiện các gen xấu loại bỏ ra khỏi cơ thể.

    0 22/10/21 Xem thêm 2 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Sinh học

    Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá? Cho ví dụ

    4 câu trả lời Thích Bình luận Chia sẻ ❖ Song Tử

    Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì tự thụ phấn hoặc giao phối gần làm tăng tỉ lệ đồng hợp lặn, các tính trạng xấu được quy định bởi gen lặn tăng khả năng được biểu hiện ra bên ngoài như lùn, năng suất thấp…, chính những tính trạng xấu này gây ra hiện tượng thoái hóa giống.

    Ví dụ: Ngô tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ biểu hiện các tính trạng như sức sống giảm, năng suất thấp, bị dị dạng bắp, thân lùn, bạch tạng

    19 22/10/21 Xem thêm 3 câu trả lời
  • Đinh Thị Nhàn Sinh học

    Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật

    3 câu trả lời Thích Bình luận Chia sẻ ❖ Bon

    Một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật là:

    - Đối với động vật: sử dụng phương pháp chọn giống đột biến chỉ được sử dụng ở nhóm động vật bậc thấp, có thể cho hóa chất tác động vào tinh hoàn hoặc buồng trứng…

    - Đối với thực vật: tạo giống lúa tám thơm đột biến từ giống lúa tám thơm Hải Hậu khắc phục tình trạng khan hiếm gạo tám thơm trong các tháng 6 - 11. Hay sử dụng các thể đa bội ở dâu tằm, dương liễu, dưa hấu… để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm chất tốt…

    - Đối với vi sinh vật: đã tạo được chủng nấm pênixilin có hoạt tính cao hơn gấp 200 lần dạng ban đầu; tạo ra thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn…

    Tham khảo thêm: Giải bài tập trang 98 SGK Sinh lớp 9: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

    1 22/10/21 Xem thêm 2 câu trả lời
Đăng

Gửi câu hỏi/bài tập

Thêm vào câu hỏiĐăngOK Hủy bỏ
  • Hỏi bài Hỏi bài

  • Sinh học Sinh học

Từ khóa » Cho Biết Cơ Sở Di Truyền Của ưu Thế Lai