Ủy Ban Quốc Phòng Triều Tiên – Wikipedia Tiếng Việt

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Bài này nằm trong loạt bài về:Chính trị và chính phủCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
Hiến pháp
  • Chủ thể   (tư tưởng nhà nước)
  • Tiên quân   (chính sách)
  • Lãnh tụ vĩnh viễn Kim Nhật Thành Kim Jong-il
Đảng Lao động
Biểu tượng của Đảng Lao động Triều Tiên
  • Tổng Bí thư Kim Jong-un
  • Đại hội Đảng (lần 8)
    • Điều lệ Đảng
  • Ủy ban Trung ương (khóa 8)
    • Ban Tổ chức và hướng dẫn
    • Ban Tuyên truyền và cổ động
  • Bộ Chính trị
    • Ban Thường vụ
    • Ban Bí thư Trung ương
    • Ủy ban quân sự Trung ương Chủ tịch: Kim Jong-un (Nguyên soái)
    • Ủy ban thanh tra Trung ương Chủ tịch: Hong In-bom
Mặt trận
  • Mặt trận Dân chủ Thống nhất Tổ quốc
    • Chủ tịch Yang Hyong-sop
    • Các chính đảng
      • Đảng Lao động Triều Tiên
      • Đảng Dân chủ Xã hội Triều Tiên
      • Đảng Thanh hữu Thiên Đạo
      • Tổng hội Liên hiệp người Triều Tiên tại Nhật Bản
    • Các đoàn thể
      • Đoàn Thanh niên Yêu nước Xã hội chủ nghĩa
      • Hội Liên hiệp Phụ nữ Xã hội chủ nghĩa Triều Tiên
      • Tổng liên đoàn Lao động Triều Tiên
      • Hội Nông dân Triều Tiên
      • Đội Thiếu niên Tiền phong Triều Tiên
Lập pháp
  • Hội đồng Nhân dân Tối cao (khóa XIV)
    • Nghị trưởng Pak Thae-song
    • Ủy ban Thường vụ
      • Ủy viên trưởng Choe Ryong-hae
    • Ủy ban Quốc vụ
      • Chủ tịch Kim Jong-un
      • Phó chủ tịch Choe Ryong-hae
      • Quân đội Nhân dân Triều Tiên
        • Tổng tư lệnh tối cao Kim Jong-un
Chính phủ
  • Nội các
    • Tổng lý Kim Tok-hun (từ 8/2020)
    • Phó Tổng lý Pak Jong-gun Jon Hyon-chol Kim Song-ryong Ri Song-hak Pak Hun Ju Chol-gyu
Tư pháp
  • Tòa án Trung ương
    • Chánh án Kang Yun-sok
Bầu cử
  • Các cuộc bầu cử gần đây
    • Hội đồng Nhân dân Tối cao: 2003
    • 2009
    • 2014
    • Địa phương: 2007
    • 2011
    • 2015
Phân cấp hành chính
  • Cấp thứ nhất Tỉnh Các thành phố đặc biệt
  • Cấp thứ hai
  • Cấp thứ ba Eup  (thị trấn) Dong  (phường) Ri  (xã) Rodonjagu  (khu lao động)
Quan hệ ngoại giao
  • Bộ Ngoại giao
  • Phái bộ ngoại giao
    • của Bắc Triều Tiên
    • tại Bắc Triều Tiên
  • Hộ chiếu Yêu cầu thị thực
  • Chính sách thị thực
  • Xung đột liên Triều
  • Thống nhất Triều Tiên
Liên quan
  • Kiểm duyệt
  • Nhân quyền
  • Gia tộc họ Kim
  • Tuyên truyền
  • Hoạt động bất hợp pháp
Luật pháp(Thực thi • Bộ An ninh)
  • Quốc gia khác
  • Bản đồ
  • x
  • t
  • s

Ủy ban Quốc phòng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là cơ quan lãnh đạo quân sự cao nhất của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên thực hiện chính sách Tiên Quân (Songun) cho tới năm 2016[1]. Có quyền lực tối cao không chỉ trong quân đội mà còn trong kinh tế, chính trị, Đảng... Thành phần của Hội đồng Quốc phòng gồm có Chủ tịch, Phó chủ tịch thứ nhất, Phó chủ tịch và các thành viên; Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng đồng thời là tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang của đất nước.[2]

Tháng 4/2009 tại phiên họp thứ 1 Hội nghị Nhân dân Tối cao lần thứ 12 đã bầu ra 13 ủy viên trong Ủy ban Quốc phòng Nhà nước. Kim Chính Nhật làm chủ tịch và Jo Myong-rok làm phó chủ tịch thứ nhất. Tháng 5/2010 Kim Il-chol thôi chức vì lý do cao tuổi; Tháng 6/2010 Chang Song-taek được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch. Tháng 11/2010 Jo Myong Rok qua đời.

Ngày 29/6/2016, Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên khóa XIII đã thông qua việc sửa đổi Hiến pháp tổ chức lại Ủy ban Quốc phòng thành Ủy ban Quốc vụ với quyền lực tập trung hơn và chịu trách nhiệm trên nhiều lĩnh vực chứ không chỉ đối với quốc phòng.[3]

Quyền lực

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Hiến pháp Triều Tiên quy định Ủy ban Quốc phòng quốc gia của quyền hạn sau đây:[4]

  • Quán triệt con đường phát triển theo đường lối cách mạng thực hiện chính sách Tiên Quân (Songun);
  • Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước có quyền ban hành chỉ thị, sắc lệnh, nghị quyết. Ủy ban Quốc phòng Nhà nước chấp hành tiến hành giám sát việc thực hiện;
  • Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước có quyền hủy bỏ chỉ thị, sắc lệnh, nghị quyết không phù hợp với chính sách Nhà nước;
  • Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang toàn quốc;
  • Thành lập hoặc giải tán các cơ sở đào tạo Quốc phòng;
  • Bổ nhiệm cũng như cách chức các tướng lĩnh trong quân đội…

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên có 3 tổ chức trực thuộc:

  • Bộ Quốc phòng: quản lý Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
    • Bộ trưởng: Jang Jong-nam
  • Bộ An ninh Quốc gia: quản lý tình báo và mật vụ
    • Bộ trưởng: Kim Won-hong
    • Cục trưởng Cục Chính trị: Kim Chang-sop
  • Bộ An ninh Xã hội: quản lý cảnh sát, nhà tù, nội vụ quân đội và các lực lượng chấp pháp
    • Bộ trưởng: Ju Sang Song
    • Cục trưởng Cục Chính trị: Ri Pyong-sam
  • Tổ chức trực thuộc:
    • Cục Chính sách
    • Cục Hành chính
    • Cục Tổng vụ
    • Cục Chính trị
    • Cục Ngoại vụ
    • Tham mưu

Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ tháng 6 năm 2016, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên được thay thế bởi Ủy ban Quốc vụ. Dưới đây là Hội đồng lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng trước khi được giải thể.

Chủ tịch vĩnh viễn: Kim Jong Il (Tổng bí thư vĩnh cửu, Tổng tư lệnh vĩnh viễn)

  • Chủ tịch thứ nhất: Kim Jong-un
  • Phó Chủ tịch:
    • Phó soái Kim Yong-chun (Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Quân ủy Trung ương)
    • Phó soái Ri Yong-mu (Ủy viên Bộ Chính trị)
    • Tướng O Kuk-ryol (Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị)
  • Thành viên Ủy ban:
    • Tướng Ri Myong-su (Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia)
    • Tướng Choe Pu-il (Bộ trưởng Bộ An ninh Xã hội,Ủy viên Quân ủy Trung ương)
    • Tướng Kim Kyok-sik (Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên (5/2013-8/2013))
    • Pak To-chun (Ủy viên Bộ Chính trị,Bí thư Trung ương Đảng)
    • Paek Se-bong (Chủ tịch Ủy ban Kinh tế thứ nhì)
    • Kim Won-hong (Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia,Ủy viên Quân ủy Trung ương)
    • Ju Kyu-chang (Bộ trưởng Bộ Cơ giới Công nghiệp (Công nghiệp Quân Nhu), Ủy viên Quân ủy Trung ương)
    • Choe Ryong-hae (ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên)

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ủy ban Quốc vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
  • Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên
  • Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
  • Quân đội Nhân dân Triều Tiên

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Điều 100 Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
  2. ^ Điều 101 và 102 Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
  3. ^ “Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đảm nhận thêm chức vụ quyền lực mới”. Báo Dân trí. 29 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ Điều 103 Hiến pháp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Từ khóa » Cục Trưởng Tổng Cục Chính Trị Bắc Hàn