Ủy Quyền Bằng Giấy Viết Tay Có Hợp Pháp Không? - LuatVietnam

Có được ủy quyền bằng giấy viết tay không?

Hiện nay, khi làm ủy quyền, mọi người thường sử dụng Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, pháp luật chỉ quy định về Hợp đồng ủy quyền mà không đề cập đến Giấy ủy quyền.

Về Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền được định nghĩa như sau:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Đồng thời, Điều 55 Luật Công chứng năm 2014 cũng chỉ nêu thủ tục công chứng Hợp đồng ủy quyền mà không có quy định nào bắt buộc Hợp đồng ủy quyền phải thể hiện bằng văn bản hay lời nói, đánh máy sẵn hay viết tay…

Có thể thấy, Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận của các bên. Do đó, việc viết tay hay đánh máy, công chứng hay không công chứng cũng được thực hiện theo thỏa thuận của các bên.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng khi thực hiện việc đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, đăng ký nhận cha mẹ con thì không được phép ủy quyền. Đồng thời, với các trường hợp sau đây, bắt buộc phải lập Hợp đồng ủy quyền có công chứng:

- Ủy quyền đăng ký hộ tịch theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP (trừ trường hợp không được ủy quyền) thì đều phải lập thành văn bản, được chứng thực trừ trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền.

- Vợ chồng ủy quyền về thỏa thuận mang thai hộ phải lập thành văn bản có công chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình…

Về Giấy ủy quyền

Như đã phân tích ở trên, hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, Giấy ủy quyền vẫn làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền nên vẫn được coi là một giao dịch dân sự.

Đồng thời, theo Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Căn cứ quy định này, có thể thấy, do Giấy ủy quyền chỉ có một bên ủy quyền đơn phương đưa ra yêu cầu ủy quyền nên giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương.

Ngoài ra, về hình thức của giao dịch dân sự, khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự nêu rõ:

Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể

Do đó, khi các bên sử dụng Giấy ủy quyền thì hoàn toàn có thể viết tay. Dù vậy, cần lưu ý các điều kiện có hiệu lực của Giấy ủy quyền viết tay nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015:

- Người ủy quyền có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với công việc ủy quyền.

- Người ủy quyền hoàn toàn tự nguyện.

- Mục đích và nội dung của Giấy ủy quyền không vi phạm điều cấm của luật cũng không trái đạo đức, xã hội.

Như vậy, ủy quyền bằng giấy viết tay hoàn toàn hợp pháp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện để Giấy/Hợp đồng ủy quyền có hiệu lực pháp luật.

uy quyen bang giay viet tay Ủy quyền bằng giấy viết tay có hợp pháp không? (Ảnh minh họa)

 

Cách viết ủy quyền bằng giấy viết tay chi tiết nhất

Mặc dù không yêu cầu ủy quyền phải được lập bằng hình thức nào nhưng khi ủy quyền đều phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau đây:

- Ngày tháng năm lập ủy quyền.

- Thông tin các bên: Thông tin này phải bao gồm họ và tên, năm sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ…

- Phạm vi ủy quyền: Trong mục này, các bên cần phải nêu rõ công việc ủy quyền. Làm loại thủ tục gì; nhận hồ sơ hưởng BHXH (bao gồm cả thẻ BHYT) nếu có; Nhận lương hưu hoặc loại trợ cấp gì; đổi thẻ BHYT, thanh toán BHYT, đổi sổ BHXH, điều chỉnh mức hưởng hoặc chế độ gì...

- Thời hạn: Nêu rõ ngày tháng năm bắt đầu và kết thúc việc ủy quyền hoặc có thể ghi là “cho đến khi hoàn thành xong công việc ủy quyền”. Ngoài ra, nếu hai bên không thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì thời hạn này sẽ mặc định là 01 năm kể từ ngày xác lập ủy quyền.

Ngoài ra, các bên còn có thể thỏa thuận về thù lao của việc ủy quyền. Tuy nhiên, theo quy định của Điều 562 Bộ luật Dân sự thì đây không phải yêu cầu bắt buộc…

Dưới đây là hai mẫu Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền thông dụng nhất mà tất cả các đối tượng đều có thể sử dụng được.

Mẫu Hợp đồng ủy quyền

Tải về Sửa/In biểu mẫu

HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

Số: …………/HĐUQ

 

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ……. tại ……………...............................…………………

Bên ủy quyền (sau đây gọi là Bên A):

Ông:…….…………………………… ………………………………….………………

Sinh ngày:………………………………….……… ……………………..……………..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số:………… …….cấp ngày…………tại……………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………….

Bà:…….…………………………… ………………………………….………………

Sinh ngày:………………………………….……… ……………………..……………..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số:………… …….cấp ngày…………tại……………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………….

Bên được ủy quyền (sau đây gọi là Bên B):

Ông:…….…………………………… ………………………………….………………

Sinh ngày:………………………………….……… ……………………..……………..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số:………… …….cấp ngày…………tại……………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………….

Bà:…….…………………………… ………………………………….………………

Sinh ngày:………………………………….……… ……………………..……………..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số:………… …….cấp ngày…………tại……………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………….

Nay hai bên đồng ý việc giao kết Hợp đồng ủy quyền với các thỏa thuận sau đây:

 

ĐIỀU 1: PHẠM VI ỦY QUYỀN

Ghi cụ thể nội dung công việc ủy quyền, phạm vi ủy quyền mà bên B có nghĩa vụ thực hiện nhân danh bên A……………………………………………………………………..

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ỦY QUYỀN

Thời hạn ủy quyền là ..................…… kể từ ngày .......... tháng ……. năm ……….

ĐIỀU 3: THÙ LAO

Thù lao hợp đồng (nếu có) do các bên tự thỏa thuận. Nếu ủy quyền có thù lao cần ghi rõ thời gian, phương thức thanh toán thù lao (kể cả trong trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng ủy quyền)…………………………………………………………….

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên B thực hiện công việc;

- Chịu trách nhiệm về cam kết do bên B thực hiện trong phạm vi ủy quyền;

- Thanh toán chi phí hợp lý mà bên B đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và trả thù lao cho bên B, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

2. Bên A có các quyền sau đây:

- Yêu cầu bên B thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền;

- Yêu cầu bên B giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, nếu không có thỏa thuận khác;

- Được bồi thường thiệt hại, nếu bên B vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận.

ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện công việc ủy quyền theo ủy quyền và báo cho bên A về việc thực hiện công việc đó;

- Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;

- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;

- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện ủy quyền;

- Giao lại cho bên A tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

- Bồi thường thiệt hại do vi phạm các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng;

2. Bên B có các quyền sau đây:

- Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết nhằm thực hiện công việc ủy quyền;

- Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền.

ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng ủy quyền mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không thương lượng được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

- Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc

- Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

- Các cam đoan khác….

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

2. Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Người có thẩm quyền chứng thực.

3. Hợp đồng này có hiệu lực từ………………………………………………………..

                     BÊN A                                                                     BÊN B

     (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                                (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

Mẫu Giấy ủy quyền

Tải về Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

GIẤY ỦY QUYỀN

 

I. Người ủy quyền:

Họ và tên: ..........................................., sinh ngày ....... /...... /..........

Mã số BHXH:........................................

Loại chế độ được hưởng: ....................................................................

Số điện thoại liên hệ:.............................................

CMND/CCCD/số hộ chiếu/: ............. do.............. cấp ngày .../......./......

Nơi cư trú: ......................................................................................

II. Người được ủy quyền:

Họ và tên: ..............................................., sinh ngày ......... /........ /..........

CMND/CCCD/số hộ chiếu/: ............. do.............. cấp ngày .../......./......

Nơi cư trú: ...........................................................................

Số điện thoại:..........................................

III. Nội dung ủy quyền: ...................................................................................

IV: Thời hạn ủy quyền:.................................................................................

Chúng tôi cam kết chấp hành đúng nội dung ủy quyền như đã nêu ở trên.

Trong trường hợp người ủy quyền (người hưởng chế độ) xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc bị chết hoặc có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật thì Tôi là người được ủy quyền cam kết sẽ thông báo kịp thời cho đại diện chi trả hoặc BHXH cấp huyện.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoàn trả lại tiền nếu không thực hiện đúng cam kết./.

........., ngày ... tháng ... năm ....

                  Người ủy quyền                                             Người được ủy quyền

                 (Ký, ghi rõ họ tên)                                                (Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là giải đáp về vấn đề ủy quyền bằng giấy viết tay có hợp pháp không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Quy định về ủy quyền mà người dân cần nắm rõ

Từ khóa » Cách Viết Giấy ủy Quyền Viết Tay