Ủy Thác Mua Bán Hàng Hóa - AZLAW

Nội dung bài viết

  • 1 Ủy thác mua bán hàng hóa là gì?
    • 1.1 Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác
    • 1.2 Quyền và nghĩa vụ bên nhận ủy thác
  • 2 Hóa đơn chứng từ khi thực hiện ủy thác

Ủy thác mua bán hàng hóa là gì?

Được quy định từ điều 155 đến điều 165 luật thương mại 2005 về ủy thác mua bán hàng hóa định nghĩa như sau:

Điều 155. Uỷ thác mua bán hàng hóaUỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.

Hàng hoá uỷ thác: Tất cả hàng hoá lưu thông hợp pháp đều có thể được uỷ thác mua bán.

Hợp đồng uỷ thác: Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác

Quyền:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các quyền sau đây:1. Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;2. Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 163 của Luật này.

Nghĩa vụ:

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;2. Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;3. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;4. Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ bên nhận ủy thác

Quyền

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các quyền sau đây:1. Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;2. Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;3. Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên uỷ thác.

Nghĩa vụ

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên nhận uỷ thác có các nghĩa vụ sau đây:1. Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;2. Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;3. Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;4. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;5. Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;6. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;7. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.

Hóa đơn chứng từ khi thực hiện ủy thác

Về việc hóa đơn chứn từ khi thực hiện ủy thác theo khoản 3 điều 13 nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

3. Quy định về áp dụng hóa đơn điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý đối với một số trường hợp cụ thể theo yêu cầu quản lý như sau:a) Trường hợp nhận nhập khẩu hàng hóa ủy thác, nếu cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu ủy thác đã nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu thì sử dụng hóa đơn điện tử khi trả hàng cho cơ sở kinh doanh ủy thác nhập khẩu. Nếu chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, cơ sở nhận ủy thác lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường.b) Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa:– Khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.– Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để kê khai nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng. Cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài.

Từ khóa » Thù Lao ủy Thác