UY TÍN CỦA NHÀ QUẢN LÝ
Có thể bạn quan tâm
Đăng nhập / Đăng ký ... 122212 truy cập (chi tiết) 17 trong hôm nay 156133 lượt xem 20 trong hôm nay 8 thành viên
- Trang chủ
- Thành viên
- Trợ giúp
- Liên hệ
Đăng nhập
Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viênThông tin
- Giới thiệu chung
- Thành tích nhà trường
- Cơ cấu tổ chức
- Văn bản ngành
- Chi bộ Đảng
- Công đoàn trường
- Đội TNTP Hồ Chí Minh
- Danh sách giáo viên
- Danh sách lớp
- Thời khóa biểu
- Tin tức
- Thông báo
- Hình ảnh hoạt động
- Soạn bài trực tuyến
- Đóng góp ý kiến
- Thường trực Hội CMHS
- Các tổ chuyên môn
- Ban chỉ huy liên đội
- Ban chấp hành công đoàn
- Ban giám hiệu
- Văn bản nhà trường
- Văn bản Phòng giáo dục
- Văn bản Sở giáo dục
- Văn bản Bộ giáo dục
Tài nguyên dạy học
Các ý kiến mới nhất
Hỗ trợ trực tuyến
Điều tra ý kiến
Bạn thấy trang này như thế nào? Đẹp Bình thường Đơn điệu Ý kiến khácThống kê
Ảnh ngẫu nhiên
Thành viên trực tuyến
1 khách và 0 thành viênChào mừng quý vị đến với website của ...
Quý vị chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy chưa thể tải được các tài liệu của Thư viện về máy tính của mình. Nếu chưa đăng ký, hãy nhấn vào chữ ĐK thành viên ở phía bên trái, hoặc xem phim hướng dẫn tại đây Nếu đã đăng ký rồi, quý vị có thể đăng nhập ở ngay phía bên trái. Gốc > Tư liệu khác >Tạo bài viết mới UY TÍN CỦA NHÀ QUẢN LÝ
UY TÍN CỦA NHÀ QUẢN LÝ
1. Bản chất uy tín. Uy tín tiếng La tinh là " Autoritas - nghĩa là ảnh hưởng, là quyền lực"(1). Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau: - Từ điển tiếng Việt" uy tín là sự tín nhiệm và mến phục mọi người" - Theo Trần Ngọc Khuê " uy tín là quyền uy, là phạm vi ảnh hưởng tác động của chủ thể mang quyền lực, có ảnh hưởng tác động và đồng thời là sự tiếp nhận, sự phục tùng tự nguyện của khách để chịu ảnh hưởng của các tác động đó"(2) Theo V.I. Lê-bê-đép thì bản chất uy tín " chính là sức cảm hóa" của người lãnh đạo đối với cấp dưới(1). - Uy tín thực chất là một cụm từ gồm 2 từ "uy" và "tín" . "uy" - về bản chất là quyền, quyền của con người về bản chất là hiện tượng xã hội. ở mỗi thời kỳ lịch sử quyền của con người đựơc xã hội đánh giá khác nhau. Thời kỳ cổ Hy Lạp và các bộ tộc cổ xưa, người ta tôn sùng quyền, qua sức khỏe thân xác, thân hình khỏe mạnh, sức mạnh cơ bắp đánh đổ nhiều người. Quyền uy được đánh giá qua sức mạnh cơ bắp của thân thể. - Rồi đến chế độ phong kiến phương đông đã coi quyền uy thuộc về yếu tố chí tuệ "thông minh", nhà "thông thái" ( quan văn). Sức mạnh cơ bắp và các thao tác võ nghệ cao cường " Quan võ" kết hợp với yếu tố chí tuệ. - Khi chế độ giai cấp gia đời quyền uy gắn liền với vị trí xã hội mà con người đảm nhận, quyền gắn liền với quyền lực của những người nắm giữ nhà nước, các nhóm xã hội. Tóm lại, uy gắn liền với quyền, trong đó có quyền tự nhiên và quyền xã hội do xã hội đánh giá và suy tôn, được mọi người thừa nhận. "Tín" - Là sự tín nhiệm của mọi người, niềm tin của mọi người đối với một người hoặc một nhóm người. "Uy tín" - Là quyền của một người hoặc một nhóm người, được mọi người tin tưởng và tự nguyện. tự giác phục tùng tiếp nhận và hành động theo tác động của chủ thể có quyền. 2. Những nội dung và biểu hiện của uy tín. 2.1 Uy tín thể hiện trước hết ở thái độ và các phản ứng xúc cảm biểu cảm của con người. Thái độ biểu cảm phù hợp với tình huống giao tiếp ứng xử trong các quan hệ xã hội, quan hệ người. Những biểu hiện này mang tính ổn định, phản ánh một nội tâm bao dung, nhân hậu thành thực. Tùy theo đối tượng giao tiếp mà cung kính (với bề trên), bình đẳng (với đồng nghiệp), độ lượng (đối với người dưới)… Sức cảm hóa của thái độ chân thành ở người cán bộ quản lý vố nhân viên dưới quyền. 2.2 Uy tín thể hiện ở hệ thống hành vi mẫu mực phù hợp với vị trí, vai trò xã hội mà cá nhân hoặc nhóm xã hội đảm nhận. Làm thỏa mãn được nhu cầu nguyện vọng mong chờ nơi mọi người cấp dưới. Hành vi bao gồm cả hành vi cử chỉ tay chân, ánh mắt nụ cười và hành vi ngôn ngữ chuẩ mực. Làm cho mọi người tin ở người cán bộ quản lý của mình. 2.3. Tính hiệu quả của hành vi, hành động đem lại lợi ích cho nhiều người, phù hợp với hoàn cảnh, các quan hệ xã hội, đặc biệt là thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động chung của trường, cơ quan, đơn vị, ví dụ là nhà trường thì hiệu quả được tính bằng chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh, có nhiều học sinh giỏi ở các cấp tỉnh, thàn phố, quốc gia và quốc tế. Tính hiệu quả củng cố niềm tin, xây dựng được sự tín nhiệm của nhiều người đối với người quản lý. 2.4. Uy tín được biểu hiện qua các tình huống ứng xử đặc biệt - đòi hỏi xử lý thông tin và giải quyết nhanh nhạy đúng đắn, chính xác các tình huống khó xử (có quá nhiều phương án gấp không được do dự; hoặc quyết định một giải pháp thông tin chưa đầy đủ; cũng có thể phải quyết định một giải pháp trước mắt phương hại đến nhóm xã hội nhưng rồi nó tạo ra một sự phát triển quan trọng cho tập thể…). Thường những bước ngoặt lịch sử đó uy tín của người cán bộ quản lý được nâng cao một cách đặc biệt. Nhờ sự biểu hiện này, làm cho cấp dưới phục tùng một cách tự giác những quyết định của người quản lý lãnh đạo. Tóm lại, phạm vi biểu hiện các nội dung của uy tín là rộng, cả trong gia đình, cơ quan; với mọi người, với công việc; với xã hội, với chính bản thân mình … Do vậy uy tín của ngừơi cán bộ quản lý không thể có ngay sau khi đảm nhận vị trí quản lý lãnh đạo, mà thường người cán bộ quản lý phải tự xây dựng uy tín cho mình thường xuyên lâu dài mới có được. 3. Những yếu tố hợp thành uy tín. Có nhiều quan điểm khác nhau bàn về các yếu tố hợp thành uy tín. Mỗi quan điểm lại xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn khác nhau; sở dĩ như vậy vì uy tín là một hiện tượng xã hội, nó cũng bị thay đổi theo sự thay đổi của các quan hệ xã hội, nó cũng bị thayđổi theo sự thay đổi của các quan hệ xã hội. 3.1. Quan điểm cho rằng, uy tín của cá nhân phụ thuộc vào chính phẩm chất đạo đức và năng lực của cá nhân trong nhóm xã hội. Nghĩa là không cần quyền lực, chức vụ, vị trí xã hội của cá nhân đó. Thực tế đã không ít trường hợp cá nhân không đảm nhận một vị trí xã hội, chức vụ nào, nhưng được nhiều người trong khối phố, xóm làng kính trọng, họ có uy tín thực sự trong gia đình, khối phố; thường những khó khăn của cuộc sống thường nhật họ hay cho lời khuyên bổ ích. 3.2. Quan điểm khác lại cho rằng, căn cứ vào những lợi ích vật chất và tinh thần mà cá nhân đó đem lại cho tập thể, cho gia đình cá nhân họ bằng hoạt động tích cực của chính mình - thì người đó có uy tín. Thực tế cũng đã có những trường hợp như vậy, nếu lợi ích mà cá nhân đó đem lại cho tập thể, gia đình mà không phương hại đến lợi ích xã hội, đó cũng chưa đủ để đánh giá trị uy tín, bởi lẽ uy tín không chỉ do lợi ích vật chất hoặc tinh thần do cá nhân đó đem lại, mà cong phải có phẩm chất đạo đức tốt, có sức mạnh cảm hóa mọi người bằng những hành vi mẫu mực của mình. 3.3. Quan điểm thứ ba cho rằng, người lãnh đạo thứ ba cho rằng, người lãnh đạo quản lý phải biết làm giàu cho bản thân mình và cho mọi người một cách hợp pháp, phải mẫu mực trong đời sống thường ngày và trong quan hệ thì có uy tín. Quan niệm này hiện nay đúng nhưng chưa đủ. Uy tín người cán bộ quản lý trước hết phải được sự tín nhiệm của Đảng, của nhân dân trao cho một nhiệm vụ, chức vụ nào đó, để thực hiện chức năng quản lý tập thể, cơ quan, trường học, nhóm xã hội. Đây là yếu tố khách quan là đánh giá của xã hội về uy tín. Mặt chủ quan của uy tín là sự tu dưỡng, phấn đấu xây dựng cho mình những phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của người lãnh đạo mẫu mực (cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư). Những phẩm chất đạo đức xuất phát từ lợi ích của người lao động, có những hành vi ứng xử mẫu mực, có khả năng cảm hóa và thuyết phục mọi người vì mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của nhà trường, cơ quan, đơn vị mình phụ trách. 3.4. Những yếu tố cơ bản thành uy tín. Hiện nay trong công tác cán bộ đề bạt cán bộ, thường chú ý đến các yếu tố sau đây: * Cán bộ quản lý do dân bầu, các đoàn thể bầu phiếu kín: Có số phiếu cao với tỉ lệ 50% số phiếu bầu trở êlên. * Cán bộ quản lý do cấp trên bổ nhiệm. + Có trình độ học vấn nhất định (tùy theo vị trí) mà đòi trình độ học vấn khác nhau, ví dụ: Các trường mầm non tiên tiến hiệu trưởng cần trình độ đại học, cán bộ đầu ngành cấp huyện phấn đấu có trình độ đại học đúng chuyên môn… + Có phẩm chất tư tưởng chính trị vững vàng, kiên trì và sáng tạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. + Có phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực trong hành vi xã hội, qua hệ trong gia đình, cơ quan, các bạn đồng nghiệp, đồng chí… + Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng phù hợp với công tác quản lý, ví dụ: Trưởng phòng nông nghiệp huyện phải có trình đại học nông nghiệp chuyên ngành trồng trọt hoặc chăn nuôi…Trưởng phòng giáo dục và đào tạo nên có trình độ Đại học sư phạm, tốt nhất là hiệu trưởng, giáo viên dạy giỏi đã qua công tác quản lý. + Có khả năng đoàn kết mọi người, hợp tác với mọi người - nhờ mà huy động được tiềm năng vốn có của mọi người, hoàn thành được các nhiệm vụ của tập thể, cơ quan, nhà trường. + Có nhu cầu làm quản lý, có nguyện vọng đem tài năng, trí tuệ phục vụ nhân dân. + Đã từng làm công tác quản lý ở cấp dưới ít nhất 3 năm, được tập thể, cơ quan tín nhiệm: đem lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, giáo dục tốt. + Có vốn sống kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý và thâm niên công tác nhất định trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, quân sự, giáo dục hoặc pháp lý… + Có tài sản, vốn, tư liệu sản xuất (nếu là cơ sở kinh doanh sản xuất). Ngoài những yếu tố trên khi cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ, người ta còn tham khảo thêm các yếu tố. - Khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói, như lời nói rõ rằng, mạch lạc, lưu loát, dễ hiểu, hấp dẫn người nghe, có sức truyền cảm… - Tư thế, tác phong lãnh đạo, đường hoàng. - Xử lý thông tin nhanh, ứng xử kịp thời những trường hợp chưa đủ thông tin, mà vẫn có kết quả đúng đắn hợp lý. - Cẩn thận, chu đáo. Tóm lại, có rất nhiều yếu tố hợp thành uy tín, mỗi giai đoạn lịch sử phát triển xã hội khác nhau, có thể yếu tố này được đề cao, yếu tố khác làm nền tảng, nhưng có những yếu tố như phẩm chất đạo đức, tài năng thì chế độ xã hội nào cũng được coi trọng. Nhắn tin cho tác giả Đặng Thị Yến Lan @ 14:24 30/11/2010 Số lượt xem: 3663 Số lượt thích: 1 người (Nguyễn Thị Hồng Yến)   ↓ ↓ Gửi ý kiến- KINH NGHIỆM QUẢN LÝ (30/11/10)
- NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 (23/11/10)
- THẢ ĐĨA BA BA (23/11/10)
- ĐỒNG DAO VỚI MẪU TỰ B (23/11/10)
- ĐỒNG DAO VỚI MẪU TỰ D, Đ (23/11/10)
Từ khóa » Ví Dụ Về Uy Tín Của Người Lãnh đạo
-
Uy Tín Của Người Lãnh đạo - Báo Thừa Thiên Huế Online
-
Ví Dụ Về Uy Tín Của Người Lãnh đạo Trong Quản Trị - 123doc
-
Ví Dụ Về Uy Tín Của Người Lãnh đạo - 123doc
-
“ Uy Tín Của Người Lãnh Đạo, Nghĩa Của Từ Uy Tín Trong Tiếng Việt
-
[PDF] Về Uy Tín Của Người Cán Bộ Lãnh đạo Hiện Nay - Zing
-
Chức Vụ Và Uy Tín - PetroTimes
-
Lãnh Dạo Uy Tícx (lãnh đạo) | Tải Miễn Phí
-
Uy Tín - đức Tính Không Thể Thiếu ở Người Lãnh đạo - Báo Bạc Liêu
-
Nhân Cách Và Uy Tín Của Người Lãnh đạo - Quang An News
-
Một Ví Dụ Về "uy Tín" - Tuổi Trẻ Online
-
NGƯỜI CÁN BỘ QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO VÀ CÁC KỸ NĂNG QUẢN LÝ
-
ĐÂU LÀ CÁCH MỘT LÃNH ĐẠO GIỎI TRAO QUYỀN CHO NHÂN ...
-
Bí Quyết Tạo Nên Sự Uy Tín Của Nhà Lãnh đạo Với Nhân Viên
-
Uy Tín Người Lãnh đạo By Nguyen Dao - Prezi