Vắc Xin 4 In 1 Phòng Bạch Hầu, Ho Gà, Uốn Ván, Bại Liệt Cho Trẻ - VNVC

Trẻ nhỏ mới sinh do chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch nên khả năng bảo vệ của bé trước các nguồn bệnh còn rất kém. Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ xâm nhập, gây bệnh và đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ với những biến chứng nặng nề. Tiêm phòng vắc xin 4 trong 1 là biện pháp bảo vệ trẻ tối ưu và tiết kiệm nhất trước những căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ này.

Vắc xin 4 trong 1 là gì?

Vắc xin Tetraxim là vắc xin vắc xin 4 trong 1 phòng ngừa 4 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt ở trẻ em. Tetraxim là vắc xin do công ty Sanofi Pasteur của Pháp sản xuất và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Vắc xin được chỉ định ở trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên khi tiêm chủng cơ bản hay khi tiêm liều nhắc lại trong năm tuổi thứ hai và ở trẻ từ 5 đến 11 tuổi hay 11 đến 13 tuổi tùy theo khuyến cáo chính thức của quốc gia.

Vắc xin 4 trong 1 (1)

Vắc xin 4 in 1 có thể phòng được những bệnh nào?

Vắc xin Tetraxim có thể phòng ngừa 4 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Đây đều là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Đặc biệt, nếu trẻ mắc bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề tới sức khỏe, thậm chí có thể tử vong.

Bệnh bạch hầu thường gây biến chứng viêm cơ tim và viêm dây thần kinh, các biến chứng khác có thể xảy ra như viêm kết mạc mắt hoặc suy hô hấp do tắc nghẽn đường hô hấp có thể xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là nhũ nhi. Tử vong vào khoảng 5 đến 10% có thể tăng cao đến 20% ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi. 

Bệnh ho gà xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên có hơn 90% số ca mắc là trẻ dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ mũi cơ bản. Trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng và càng nhiều biến chứng. Viêm phế quản, viêm phế quản-phổi do bội nhiễm, ho kéo dài, ngừng thở là biến chứng hay gặp nhất và dễ gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi nếu mắc ho gà.

Uốn ván cũng là bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Trẻ mắc bệnh uốn ván rốn sơ sinh phần lớn do mẹ không tiêm phòng đầy đủ khi mang thai hoặc do sinh nở trong điều kiện vệ sinh không tốt, vệ sinh cuống rốn không sạch sẽ. Hậu quả xấu nhất xảy ra là trẻ tử vong trong những ngày đầu ở trường hợp uốn ván rốn thể tối cấp. Hoặc tử vong trong những tuần sau do bệnh phối hợp như nhiễm trùng huyết, viêm ruột hoại tử. Nếu qua được cơn nguy kịch, trẻ có thể mang di chứng về thần kinh tâm thần. 

Bệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút polio gây ra. Dù chỉ có 1% người mắc bệnh biểu hiện triệu chứng liệt điển hình, bệnh bại liệt có thể gây liệt tủy sống hoặc liệt cơ hô hấp dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời.

Trẻ nhỏ là đối tượng nguy cơ cao mắc nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Trẻ nhỏ là đối tượng nguy cơ cao mắc nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin 4 trong 1?

Bộ Y tế – Cục y tế dự phòng cho biết: Khoảng 85% – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Nhờ có vắc xin hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm.

Tiêm phòng mũi 4 trong 1 có vai trò quan trọng giúp kích thích cơ thể sản sinh ra các loại kháng thể bảo vệ trẻ khỏi 4 bệnh truyền nhiễm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt từng là nỗi ám ảnh toàn cầu bởi những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Theo thống kê của Bộ Y tế – Cục y tế dự phòng, tiêm chủng vắc xin đã đem tới những kết quả khả quan trong phòng chống các bệnh truyền nhiễm:

  • Số tử vong liên quan đến Ho gà trên thế giới đã giảm từ 1,3 triệu/năm xuống còn 63.000 vào năm 2013.
  • Số mắc bạch hầu toàn cầu đã giảm từ 80.000 trường hợp năm 1975 xuống còn dưới 10.000 trường hợp như hiện nay.
  • Tại Việt Nam, bệnh bại liệt đã được quét sạch và làm biến mất hoàn toàn từ năm 2000. 
  • Bệnh uốn ván sơ sinh cũng đã được loại trừ tại Việt Nam vào năm 2005.

Vắc xin 4 trong 1 có gì khác vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1?

 Loại vắc xin  Vắc xin 6 in 1  Vắc xin 5 in 1  Vắc xin 4 in 1
 Tên vắc xin HexaximInfanrix Hexa Pentaxim Tetraxim
 Xuất xứ Hexaxim (Pháp),

Infanrix Hexa (Bỉ)

Pháp Pháp
 Phòng bệnh Vắc xin tổng hợp 6 trong 1 phòng 6 bệnh:Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B, Hib Vắc xin tổng hợp 5 trong 1 phòng 5 bệnh:

Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Hib

Vắc xin tổng hợp 4 trong 1 phòng 4 bệnh:Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt
 Đối tượng Trẻ từ 2 -24 tháng tuổi Trẻ từ 2 -24 tháng tuổi Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi
 Lịch tiêm Lịch tiêm 4 mũi:

  • Mũi 1,2,3: Khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi
  • Mũi 4: Khi trẻ 16 – 18 tháng tuổi
Lịch tiêm 4 mũi:

  • Mũi 1, 2, 3: Khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi
  • Mũi 4: Khi trẻ 16 – 18 tháng tuổi
 Lịch tiêm 5 mũi:

  • Mũi 1,2,3: Khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi 
  • Mũi 4: Khi trẻ 16 – 18 tháng tuổi
  • Mũi tiêm nhắc: Trẻ từ 4 – 6 tuổi

Có thể tiêm mũi vắc xin 4 trong 1, viêm gan B và Hib để thay thế vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1 hay không? 

Do vắc xin 5 trong 1, đặc biệt là vắc xin 6 trong 1 thường rơi vào tình trạng khan hiếm và tạm hết nên để đảm bảo không trễ lịch tiêm cho con, các bố mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn vắc xin 4 trong 1, viêm gan B và bổ sung thêm mũi Hib để thay thế vắc xin 5 trong 1 và 6 trong 1. 

Trong trường hợp bất khả kháng Các vắc xin 4 trong 1, 5 trong 1 và 6 trong 1 có thể tiêm hoán đổi cho nhau mà không ảnh hưởng đến tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin. Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý bổ sung đủ 6 thành phần phòng bệnh trên cho bé. Tùy thành phần để bù nhưng phải đảm bảo đủ mũi tiêm, đủ khoảng cách giữa các mũi tiêm. Các vắc xin có cùng thành phần cần tiêm cách nhau ít nhất 1 tháng.

  • Khi tiêm vắc xin 4 trong 1 Tetraxim trẻ phải tiêm thêm vắc xin ngừa viêm gan B và vắc xin ngừa Hib (viêm phổi – viêm màng não do Haemophyllus influenza type B).
  • Khi tiêm vắc xin 5 trong 1 Pentaxim trẻ phải tiêm thêm vắc xin ngừa viêm gan B.
  • Khi tiêm vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa / Hexaxim trẻ đã được ngừa đủ 6 bệnh trên.

Lịch tiêm phòng vắc xin 4 trong 1 cho trẻ phụ huynh cần biết 

Vắc xin Tetraxim bao gồm 5 mũi và nên tiêm mũi 4 trong 1 từ tháng thứ 2. Hai mũi tiếp theo tiêm cách nhau khoảng 1 đến 2 tháng. Hai mũi nhắc lại được tiêm khi trẻ 16 -18 tháng và 4 – 6 tuổi. 

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều bố mẹ thường xao nhãng mà bỏ qua lịch tiêm chủng vắc xin cho trẻ ở giai đoạn tiền tiểu học từ 4 đến 6 tuổi, đặc biệt là liều nhắc lại của vắc xin 4 trong 1. 

Để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ, tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh trước khi được tiêm chủng do không có miễn dịch bảo vệ.  

Sở dĩ cần có các mũi tiêm nhắc lại vì đối với một số vắc xin sau khi tiêm đủ liều cơ bản thì kháng thể chỉ có tác dụng bảo vệ trong một thời gian nhất định. Khi lượng kháng thể này này giảm đi, có thể bé không có khả năng bảo vệ trước sự tấn công của mầm bệnh. 

Do đó, không chỉ cần hoàn thành đủ 3 mũi tiêm cơ bản của vắc xin 4 in 1 mà còn cần tiêm nhắc lại để hệ miễn dịch được tăng cường sức bảo vệ.

Trẻ cần được tiêm nhắc mũi đầy đủ để tăng cường miễn dịch bảo vệ trước dịch bệnh

Trẻ cần được tiêm nhắc mũi đầy đủ để tăng cường miễn dịch bảo vệ trước dịch bệnh

Khi tiêm phòng vắc xin 4 trong 1 cho trẻ cần phải lưu ý những điều gì? Các phản ứng có thể có sau khi tiêm 

Để chuẩn bị tốt nhất cho bé khi đi tiêm chủng, cha mẹ cần lưu ý một số nội dung sau:

Các lưu ý trước khi đưa trẻ đi tiêm

  • Tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no, tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà để trẻ đói  bởi điều này có thể sẽ khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ hãy cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng.
  • Cần mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.
  • Trước khi tiêm, ba mẹ đừng quên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, thức ăn…
  • Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt…, bố mẹ cũng nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm

  • Sau khi trẻ tiêm chủng xong, mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi 30 phút để đề phòng các phản ứng nặng sau tiêm.
  • Trẻ em sau khi tiêm chủng cần cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn. Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.
  • Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, mẹ có thể đưa con về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng: Toàn trạng; tinh thần, tình trạng ăn, ngủ; dấu hiệu về nhịp thở; nhiệt độ, phát ban; các biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…).
  • Cần lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế để theo dõi, điều trị nếu có dấu hiệu tai biến nặng sau tiêm chủng bao gồm các triệu chứng như khó thở, sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt cao co giật, trẻ khóc kéo dài, tím tái, ngưng thở…

Khi nào cần hoãn tiêm vắc xin 4 trong 1 cho trẻ

Theo Quyết định 2470/QĐ – BYT về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em của Bộ Y tế, không tiêm vắc xin cho người có bất kỳ dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng, hoặc có thể tạm hoãn tiêm chủng trong các trường hợp sau đây:

  • Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê…).
  • Trẻ mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng.
  • Trẻ sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).
  • Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B) nên tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày cũng nên tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ mắc các bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính kèm theo tăng áp lực động mạch phổi (≥40mmHg).
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Nếu chỉ mắc các bệnh đường hô hấp hoặc cấp tính nhẹ mà không sốt thì không nên hoãn lịch tiêm chủng để vắc xin đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm

Tiêm phòng vắc xin Tetraxim có thể xảy ra các phản ứng phụ không mong muốn, bao gồm:

  • Phải ứng tại chỗ: Quầng đỏ, sưng, đau tại nơi tiêm có thể gặp ở chỗ tiêm, trong vòng 48 giờ sau khi tiêm
  • Phản ứng toàn thân: sốt cao có thể trên 40 độ, tiêu chảy, quấy khóc bất thường, ăn kém ngon và cáu kỉnh, ngủ gà ngủ gật.
  • Một số phản ứng hiếm gặp hơn: nổi mề đay, phát ban ngoài da, co giật kèm sốt hoặc không kèm sốt trong vòng 48 giờ sau khi tiêm, giảm trương lực cơ.
  • Sau khi tiêm TETRAXIM với vắc xin chứa thành phần Haemophilus influenzae týp B, phản ứng sưng phù chi dưới cũng đã được báo cáo. 

Tuy nhiên, bố mẹ không cần quá lo lắng. Sau khi tiêm vắc xin, khoảng 2-4 tuần, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh và duy trì khả năng ứng phó khi cần thiết. Thông thường mỗi cá thể phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm sẽ tự khỏi trong vòng 3-5 ngày. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho biết các vắc xin rất an toàn, rất hiếm khi xảy ra các phản ứng nghiêm trọng tới sức khoẻ. 

Địa chỉ tiêm phòng vắc xin 4 trong 1

Bố mẹ có thể đưa con tiêm phòng vắc xin 4 trong 1 tại các trung tâm tiêm chủng dịch vụ. Tuy nhiên bố mẹ cần lựa chọn địa chỉ uy tín để con yêu được tiêm vắc xin chất lượng, an toàn và tránh các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tiêm chủng như: vắc xin không rõ nguồn gốc, kém chất lượng do bảo quản không tốt, trình độ cán bộ y tế kém, thực hiện tiêm chủng chưa đúng quy định…

Khách hàng kiểm tra vắc xin trước khi tiêm tại Trung tâm tiêm chủng VNVC

Khách hàng kiểm tra vắc xin trước khi tiêm tại Trung tâm tiêm chủng VNVC

Một số phản ứng phụ có thể mắc phải sau khi tiêm

Phản ứng sau tiêm được chia theo mức độ từ nhẹ đến nặng như sau:

Phản ứng thông thường sau tiêm chủng: là các biểu hiện nhẹ và có thể tự khỏi, thường xảy ra sau khi sử dụng vắc xin, bao gồm:

– Các triệu chứng tại chỗ như: ngứa, đau, sưng, hoặc đỏ hoặc vừa sưng vừa đỏ tại chỗ tiêm.

– Các triệu chứng toàn thân: như sốt, dưới 39 độ C và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn).

Tai biến nặng sau tiêm chủng: là sự cố bất lợi sau tiêm chủng có thể đe dọa tính mạng người được tiêm chủng (Khó thở, tím tái, sốt cao co giật, quấy khóc kéo dài, ngưng thở; Sốc phản vệ, sốc dạng phản vệ; Hội chứng sốc nhiễm độc), hoặc để lại di chứng hoặc làm người được tiêm chủng nguy hiểm tính mạng).

Người lớn cần phải đi khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu phản ứng bất thường. Phản ứng mức độ vừa, nặng cần cho nhập viện theo dõi và điều trị. Phản ứng nặng sau tiêm chủng cần theo dõi sát và điều trị tích cực.

Tiêm vắc xin cho trẻ đầy đủ và đúng lịch không chỉ giúp tăng sức đề kháng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Vì vậy bố mẹ cần chủ động bảo vệ trẻ bằng cách nắm vững lịch tiêm chủng cho con theo từng độ tuổi.

Tại Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC, vắc xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt luôn có sẵn, phục vụ mọi nhu cầu tiêm chủng của khách hàng cùng nhiều dịch vụ và tiện ích đẳng cấp 5 sao.

khu vui chơi cho trẻ tại vnvc
Khách hàng trải nghiệm dịch vụ tiêm chủng 5 sao tại Trung tâm tiêm chủng VNVC

Hệ thống tiêm chủng VNVC với gần 30 cơ sở trên cả nước, luôn nỗ lực phục vụ các loại vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, nhập khẩu từ các nhà cung cấp uy tín trong và ngoài nước, bảo quản theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng vắc xin tốt nhất, hiệu quả phòng bệnh cao nhất cho người dân.

Nhiều dịch vụ cao cấp khác cũng được chú trọng nhằm mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng: miễn phí khám sàng lọc, miễn phí bỉm, tã, khu vui chơi, miễn phí giữ xe (áp dụng tại một số trung tâm), nước uống, wifi… cùng hàng loạt các tiện ích khác như áp dụng tiêm mũi lẻ, đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, mua gói vacxin cho trẻ em, người lớn và gói vacxin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai.

Để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, quý khách có thể liên hệ tổng đài 028.7102.6595, liên hệ qua fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc để đăng ký vắc xin uốn ván trực tiếp.

Thời gian làm việc tại trung tâm VNVC

Từ khóa » Tiêm Sởi Vnvc Bao Nhiêu Tiền