Vắc Xin Bại Liệt Tiêm (IPV) Sẽ được đưa Vào Sử Dụng Trong Tiêm ...

Về trang chủ VI EN Trang chủ GIỚI THIỆU Lãnh đạo đơn vị Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức và cơ chế hoạt động Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng TIN TỨC - SỰ KIỆN Tin địa phương Tin chuyên ngành Tin chỉ đạo Tin cũ HOẠT ĐỘNG Phòng chống bệnh truyền nhiễm Phòng chống bệnh không lây nhiễm Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học Y tế cộng đồng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học Hợp tác quốc tế Chỉ đạo tuyến HỆ THỐNG VĂN BẢN Văn bản quy phạm pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản dự thảo - góp ý HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ Thư điện tử công vụ Hệ thống văn bản điện tử vi en
  • home home
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Lãnh đạo đơn vị
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Tổ chức và cơ chế hoạt động
    • Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
    • Tin địa phương
    • Tin chuyên ngành
    • Tin chỉ đạo
    • Tin cũ
  • HOẠT ĐỘNG
    • Phòng chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng chống bệnh không lây nhiễm
    • Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học
    • Y tế cộng đồng
    • Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
    • Hợp tác quốc tế
    • Chỉ đạo tuyến
  • HỆ THỐNG VĂN BẢN
    • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Thủ tục hành chính
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Văn bản dự thảo - góp ý
  • HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ
    • Thư điện tử công vụ
    • Hệ thống văn bản điện tử

Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM

11 / 1 / 2021

Tin tức

Tin tức

  • Tin cũ

​Vắc xin bại liệt tiêm (IPV) sẽ được đưa vào sử dụng trong tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam từ quý III/2016

26/11/2015 In bài viết

  • Video
  • Album

Bệnh bại liệt là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do vi rút bại liệt (Poliovirus) gây ra. Bệnh thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây truyền từ người sang người do nhiễm phải vi rút bại liệt chủ yếu có trong nguồn nước, thực phẩm ô nhiễm từ phân của người bệnh hoặc người lành mang vi rút bại liệt. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng bệnh. Bệnh bại liệt đã có từ rất lâu trong lịch sử loài người. Chỉ tính từ đầu thế kỷ 20, bệnh dịch đã xảy ra ở hầu hết các châu lục: Tại Châu Âu từ Na Uy, Thụy Điển vào năm 1905 và số bệnh nhân tăng mạnh vào các thập niên 1950-1955. Ở Mỹ riêng năm 1952 có 21.269 trường hợp bại liệt được ghi nhận. Từ 1955-1960 khi có vắc xin bất hoạt và vắc xin sống giảm độc lực thì tỷ lệ mắc và chết đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, ở các nước đang và kém phát triển bại liệt vẫn còn là thách thức lớn tới sức khoẻ loài người đặc biệt là gây tử vong ở trẻ em hoặc để lại di chứng liệt ở chi, không hồi phục làm bệnh nhân khó vận động hoặc mất vận động dẫn tới tàn tật suốt đời tạo nên gánh nặng rất lớn cho gia đình và xã hội. Tại Trung Cận Đông năm 1988 có 2.342 trường hợp; 1988 vẫn còn 225 ca bại liệt. Tại Châu Phi năm 1988 có 4.564 ca mắc, đến 2002 vẫn còn 214 ca mắc. Tại Châu Á: Ấn Độ năm 2003 ghi nhận có 1.600 ca bại liệt. Hiện nay vi rút bại liệt hoang dại vẫn tiếp tục lưu hành ở một số nước khu vực Trung Đông, Nam Á và Châu Phi như Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nigeria, Cameroon... và kể cả một số nước đã thanh toán bại liệt cũng đã ghi nhận có trường hợp mắc ca bệnh đơn lẻ do vi rút bại liệt hoang dại xâm nhập. Chính vì vậy nguy cơ bệnh bại liệt quay trở lại và bùng phát thành dịch nếu như không triển khai tốt công tác tiêm chủng là rất lớn. Tại Việt Nam, những năm trước khi có vắc xin đã xảy ra các dịch lớn vào năm 1957-1959, tỷ lệ mắc bệnh bại liệt năm 1959 là 126,4/100.000 dân. Từ năm 1962 khi Việt Nam tự chế tạo thành công vắc xin bại liệt sống giảm độc lực Sabin (OPV: Oral Polio Vaccine) bằng công nghệ nuôi cấy trên tế bào thận khỉ tiên phát do các chuyên gia của Liên Xô giúp đỡ, hỗ trợ thì tỷ lệ mắc, tử vong đã giảm đáng kể và không có các vụ dịch xảy ra. Năm 1997, dây chuyền công nghệ sản xuất vắc xin OPV trên được tổ chức JICA của Nhật Bản hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến và cập nhật các kỹ thuật mới để mở rộng, nâng cấp công suất lên tới 40 triệu liều/năm. Nhờ việc triển khai vắc xin bại liệt trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng trong đó trên 95% trẻ em được uống vắc xin bại liệt, Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận thanh toán bệnh bại liệt trên toàn quốc vào năm 2000. Nghĩa là Việt Nam đã không còn một bệnh nhân bại liệt nào do vi rút bại liệt hoang dại gây nên. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, việc thanh toán bệnh bại liệt đã giúp chính phủ của các quốc gia tiết kiệm được 1,5 tỷ USD mỗi năm cho chi phí điều trị và phục hồi chức năng các di chứng do bệnh bại liệt gây ra. Gần 15 năm qua, Việt Nam vẫn tiếp tục bảo vệ được thành quả thanh toán bại liệt thông qua giám sát tốt các trường hợp mắc liệt mềm cấp (LMC) và duy trì được tỷ lệ uống vắc xin OPV đủ 3 liều trong tiêm chủng thường xuyên trên 95% ở quy mô toàn quốc. Đồng thời để đảm bảo duy trì được tỷ lệ miễn dịch cao trong cộng đồng, hàng năm Việt Nam đã chủ động rà soát vùng nguy cơ và tổ chức uống bổ sung vắc xin OPV cho trẻ dưới 5 tuổi vùng nguy cơ cao. Mặc dù việc sử dụng vắc xin vắc xin bại liệt 3 týp (týp 1, týp 2, týp 3 - tOPV) tại Việt Nam đã đem lại thành tựu hết sức to lớn và quan trọng như trên, tuy nhiên việc sử dụng vắc xin tOPV tiềm ẩn nguy cơ gây bại liệt do thành phần vi rút bại liệt týp 2 trong vắc xin tOPV gây ra (với tỷ lệ là một trường hợp trong hàng triệu liều vắc xin được sử dụng). Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với xu thế hội nhập quốc tế và thực hiện Chiến lược “Kết thúc và thanh toán bệnh Bại liệt trong giai đoạn 2013 - 2018” của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam sẽ đưa vắc xin bất hoạt tiêm (IPV: Inactivated Polio Vaccine) vào tiêm chủng mở rộng từ quý III năm 2016 song song với việc sử dụng vắc xin bại liệt uống 2 týp (týp 1, týp 3 - bOPV) để thay thế vắc xin bại liệt uống 3 týp (tOPV) nhằm duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt là việc làm hết sức cần thiết. Như vậy trong giai đoạn 2016-2020, dự kiến bắt đầu từ tháng 5/2016 sẽ cho trẻ uống 03 liều vắc xin bOPV khi trẻ được 2, 3 và 4 tháng tuổi cùng với tiêm vắc xin Quinvaxem và tiêm 01 liều vắc xin IPV khi trẻ được 5 tháng tuổi (bắt đầu từ tháng 9/2016). Trường hợp trẻ đã uống 1, hoặc 2 hoặc 3 liều vắc xin bOPV từ tháng 5 đến tháng 9/2016 sẽ được tiêm bù 1 mũi vắc xin IPV để đảm bảo có miễn dịch đối với vi rút bại liệt týp 2 với mong muốn của Chính phủ và Ngành Y tế là luôn có được nhiều loại vắc xin và vắc xin an toàn và hiệu quả dung cho trẻ em Việt Nam. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

Trả lời phòng vấn của PGS. TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh về việc sử dụng vắc xin Quinvaxem

Năm 2015, Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá và công nhận Cơ quan quản lý vắc xin quốc gia (NRA) đạt tiêu chuẩn. Việc đánh giá được tiến hành dựa trên các tiêu chí cụ thể bao gồm cả việc kiểm soát mâu thuẫn quyền lợi trong hoạt động của các hội đồng càng khẳng định hội đồng chuyên môn đánh giá tai biến sau tiêm chủng đã được thành lập và hoạt động theo đúng các qui định chung của quốc tế và đảm bảo tính khách quan.

Xem chi tiết Next

Công điện Bộ Y tế gửi Sở Y tế tỉnh Sơn La về tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người

Theo thông báo ngày 25/11/2015 của Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện ổ dịch cúm A(H5N6) trên gia cầm tại 03 hộ chăn nuôi thuộc bản Lụa và bản Sàng, xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị Đồng chí Giám đốc Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo triển khai ngay một số nội dung công tác sau:

Xem chi tiết Next

Kế hoạch nâng cao năng lực An toàn sinh học phòng xét nghiệm tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020

_

Xem chi tiết Next

Món tiết canh gây ra 70% ca mắc liên cầu lợn

_

Xem chi tiết Next
  • Tin nổi bật
  • Tin chỉ đạo
  • Tin địa phương

Tin tức nổi bật

Tình hình phản ứng sau tiêm chủng quý II năm 202

Thủ tướng Chính phủ gửi Công điện đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Chính phủ phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030

Thong ke Top

Từ khóa » Tiêm Opv