Vắc Xin Bất Hoạt Là Gì Và Có An Toàn Cho Người Tiêm Không? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu chung về các loại vắc xin
Phần lớn các bệnh lý truyền nhiễm mà con người gặp phải do tác nhân là các vi sinh vật, phổ biến nhất là do vi khuẩn và virus. Các bệnh do vi khuẩn đang được điều trị chủ yếu bằng kháng sinh để tiêu diệt, tuy nhiên vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh. Các bệnh do virus không thể điều trị bằng kháng sinh, chủ yếu dựa vào hoạt động của hệ miễn dịch.
Vắc xin bất hoạt không chứa tác nhân gây bệnh sống
Khi virus xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ hoạt động để nhận biết kháng nguyên đặc trưng của virus này. Sau đó các kháng thể tương ứng với kháng nguyên virus này sẽ được tạo ra, xác nhận, tiếp cận và gây bất hoạt virus gây bệnh. Kháng thể này sau khi tiêu diệt virus vẫn tồn tại lâu dài trong cơ thể, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ tái phát bệnh.
Dựa vào cơ chế hoạt động này của hệ miễn dịch, y học đã tìm ra cách giúp cơ thể có kháng thể chủ động thông qua tiêm các chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, có nguồn gốc từ vi sinh vật (có thể toàn thân hoặc một phần hoặc có cấu trúc tương tự) dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.
Hệ miễn dịch vẫn hoạt động nhận biết và sản sinh kháng thể chống lại kháng nguyên virus này. Đến khi nhiễm virus gây bệnh thực sự, cơ thể đã có sẵn kháng thể nên có khả năng tiêu diệt virus nhanh chóng, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và biến chứng.
Có nhiều dạng bào chế vắc xin với thành phần khác nhau
Thực tế có rất nhiều dạng bào chế vắc xin, bao gồm:
- Vắc xin sống, giảm độc: Trong vắc xin này là những virus sống nhưng đã được xử lý trong điều kiện đặc biệt dẫn đến giảm khả năng hoạt động, giảm độc lực nên không còn nguy cơ gây bệnh.
- Vắc xin bất hoạt: Trong vắc xin này là những xác virus khi virus được nuôi và giết chết hoặc nhiệt, tia xạ hoặc hóa chất. Mặc dù virus đã chết nhưng kháng nguyên vẫn còn, hệ miễn dịch vẫn hoạt động tạo kháng thể kháng bệnh như bình thường.
- Vắc xin vô bào: Loại vắc xin này không chứa xác của toàn bộ con virus mà chỉ chứa thành phần kháng nguyên, đủ để hệ miễn dịch nhận biết và sản xuất kháng thể. Tùy vào từng chủng virus mà điều chế vắc xin vô bào có thể khác nhau, phổ biến là phân giải vi sinh vật bằng hóa chất hoặc bào chế phân tử kháng nguyên bằng kỹ thuật tái tổ hợp DNA.
- Vắc xin giải độc tố: là vắc xin chứa những chất giúp phòng ngừa vi khuẩn bài tiết chất hóa học, độc tố gây hại cho cơ thể nên chỉ áp dụng với bệnh do virus tương ứng này gây ra.
- Vắc xin tổng hợp: đây là loại vắc xin vô bào đặc biệt, được chế tạo bằng việc gắn kháng nguyên hoặc giải độc tố của vi sinh vật, giúp hệ miễn dịch nhận biết và sản xuất kháng thể.
- Vắc xin DNA: Khi phân tích được gen của vi sinh vật gây bệnh, các nhà khoa học có thể sản xuất được vắc xin DNA, tuy nhiên dòng vắc xin này vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm nhưng cho thấy tiềm năng lớn.
Vắc xin bất hoạt có thể tiêm cho cả người miễn dịch yếu
2. Vắc xin bất hoạt là gì và có những loại nào?
Vắc xin bất hoạt là loại vắc xin được sản xuất bằng việc nuôi cấy tác nhân gây bệnh, thường là virus trong môi trường thích hợp. Đến giai đoạn tác nhân gây bệnh phát triển tốt, sử dụng nhiệt, hóa chất hoặc xạ trị sẽ giúp tiêu diệt hoặc giảm độc lực của chúng, còn gọi là bất hoạt. Đôi khi vắc xin bất hoạt chỉ lấy một phần cần thiết từ virus gây bệnh, đủ để cơ thể tiếp nhận, xác nhận kháng nguyên và sản xuất kháng thể.
Thực tế có 2 loại vắc xin bất hoạt bao gồm:
2.1. Vắc xin bất hoạt toàn thể
Loại vắc xin này được sản xuất bằng việc nuôi cấy tác nhân, sau đó dùng nhiệt hoặc hóa chất để bất hoạt chúng. Tác nhân gây bệnh không còn sống nên không có khả năng phát triển, nhân lên và gây bệnh. Các nhà cung cấp vắc xin sẽ nghiên cứu để tiêm lượng cần thiết với lượng kháng nguyên tương ứng đủ để tạo khả năng miễn dịch.
Người bệnh tiêm vắc xin bất hoạt toàn thể có thể hoàn toàn yên tâm về nguy cơ mắc bệnh, kể cả ở người suy giảm miễn dịch. Hầu hết các loại vắc xin này hiện nay chỉ tạo được miễn dịch dịch thể, không tạo được miễn dịch tế bào nên cần sử dụng liều lặp lại để duy trì miễn dịch cần thiết.
Vắc xin ho gà là loại vắc xin bất hoạt
Hiện nay, các vắc xin bất hoạt phổ biến thường dùng bao gồm: vắc xin ho gà, vắc xin tả, vắc xin thương hàn, vắc xin bại liệt, vắc xin cúm, vắc xin phòng bệnh dại, vắc xin viêm gan A, vắc xin phòng bệnh dịch hạch.
2.2. Vắc xin dưới đơn vị
Đặc điểm chung của vắc xin dưới đơn vị và vắc xin bất hoạt toàn thể là đều không chứa tác nhân sống gây bệnh, vì thế không có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, vắc xin dưới đơn vị chỉ gồm các thành phần kháng nguyên cần thiết để tạo miễn dịch chứ không chứa xác hoàn toàn của tác nhân gây bệnh.
Vì thế để chế tạo vắc xin dưới đơn vị cần quy trình phức tạp hơn bình thường, phải xác định được chính xác kháng nguyên cần thiết để cơ thể nhận biết và tạo lượng kháng nguyên đủ đáp ứng miễn dịch. Đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc xin dưới đơn vị rất tốt, song khả năng này có thể suy giảm theo thời gian.
Phân loại vắc xin dưới đơn vị có thể nhỏ hơn gồm:
-
Vắc xin dưới đơn vị liên hợp.
-
Vắc xin dưới đơn vị có bản chất protein.
-
Vắc xin polysaccharide.
Các loại vắc xin dưới đơn vị phổ biến hiện nay bao gồm: vắc xin ho gà, vắc xin viêm gan B, vắc xin HPV, vắc xin màng não cầu, vắc xin phòng bệnh phế cầu, vắc xin ngừa zona.
Vắc xin bất hoạt an toàn, tạo kháng thể tốt cho người sử dụng
3. Có nên tiêm vắc xin bất hoạt?
Vắc xin bất hoạt không chứa tác nhân gây bệnh sống nên không có nguy cơ mắc bệnh, an toàn với mọi đối tượng kể cả người già, trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch. Vì có nhiều ưu điểm mà vắc xin bất hoạt đang được ứng dụng dùng trong rất nhiều loại vắc xin được tiêm phòng hiện nay.
Lưu ý tuân thủ đúng kỹ thuật bảo quản và tiêm chủng, theo dõi sau tiêm sẽ giúp ngừa biến chứng từ phản ứng quá mức của cơ thể. Nếu cần hỗ trợ thêm về tiêm phòng vắc xin bất hoạt, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Từ khóa » Việc Bất Hoạt
-
Hiểu Biết Về Vắc-xin COVID-19 MRNA
-
Vắc Xin Phòng Ngừa COVID-19 được Sản Xuất Như Thế Nào? - HCDC
-
Enzyme Là Gì Và Cách Chúng Hoạt động | Vinmec
-
Thế Nào Là Vắc-xin Bất Hoạt? | Vinmec
-
Tìm Hiểu 3 Nền Tảng Khoa Học để Chế Tạo Ra Vắc-xin SARS-CoV-2
-
Tìm Hiểu Các Loại Vắc Xin COVID-19
-
Bất Hoạt Virus – Wikipedia Tiếng Việt
-
4 Loại Vaccine Và Cách Thức Hoạt động - Tiêm Chủng Vắc Xin Covid-19
-
Những điều Cần Biết Về Vắc Xin Phòng COVID-19 Của Sinopharm
-
Thông Báo Về Việc Trung Tâm Thị Thực Trung Quốc Tại Thành Phố Hồ ...
-
Thông Tin Về Vắc Xin COVID-19 (Vero Cell) Bất Hoạt Của Sinopharm
-
[PDF] BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - Bộ Y Tế
-
Cơ Sở Tế Bào Và Phân Tử Của Ung Thư - MSD Manuals