Vắc Xin Cần Tiêm Phòng Trước Khi Mang Thai - VNVC
Có thể bạn quan tâm
Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai có vai trò quan trọng giúp mẹ và bé tránh khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ hết về tất cả loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai, thời điểm cần chủng ngừa cũng như các nguy cơ có thể gặp phải nếu không được tiêm chủng.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về các loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai mà các chị em thường thắc mắc.
Có nên tiêm phòng trước khi mang thai?
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch sẽ tự nhiên suy giảm, cơ thể dễ bị tấn công bởi những bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng xảy ra với thai nhi.
Thực hiện biện pháp phòng ngừa trước mang thai sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho bản thân và em bé khi cơ thể không may bị tấn công bởi các bệnh nguy hiểm này. Tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai là một biện pháp chủ động giúp bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi. Nhiều phụ nữ cần tìm hiểu những loại vắc xin nào cần được tiêm phòng trước khi mang thai và thời gian bảo vệ của các loại vắc xin là bao lâu để chuẩn bị sẵn sàng tiêm chủng.
Việc tiêm phòng trước mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe người mẹ mà còn cung cấp cho trẻ sơ sinh một lượng kháng thể (miễn dịch) ngắn hạn để bảo vệ bé trong những năm tháng đầu đời, khi bé chưa đủ tuổi để có thể chủng ngừa vắc xin.
Xem thêm thông tin chi tiết tại đây: 4 lý do nên tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai
Cần tiêm phòng những vắc xin gì trước khi mang thai?
Các mũi tiêm trước khi mang thai được liệt kê ở bảng dưới là những vắc xin cần thiết mà mỗi chị em nên tiêm trước khi có ý định làm mẹ.
STT | Tên vắc xin | Phòng bệnh | Thời điểm tiêm | Lưu ý |
1 | Influvac Tetra/ Vaxigrip Tetra | Cúm | Trước khi có thai 1 tháng | Phụ nữ có thể tiêm cúm trước khi mang thai hoặc 3 tháng giữa hoặc cuối . |
2 | MMR II/MMRI/Priorix | Vắc xin 3 trong 1: Sởi – Quai bị – Rubella | Trước khi có thai 3 tháng | Không được tiêm nếu biết mình có thai. |
3 | Varivax/ Varilrix/ Varicella | Thủy đậu | Trước khi có thai 3 tháng | Không được tiêm nếu biết mình có thai. |
4 | Adacel | Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván | Tiêm 1 mũi duy nhất. 10 năm nhắc lại 1 lần. | Vắc xin Boostrix tiêm cho mẹ bầu tốt nhất ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. |
Boostrix | Tiêm 1 mũi duy nhất. 10 năm nhắc lại 1 lần. | |||
5 | Engerix B | Viêm gan B |
| Cần xét nghiệm trước khi tiêm |
Twinrix | Viêm gan A+B |
| Cần xét nghiệm trước khi tiêm | |
6 | VAT | Uốn ván | 1.Người chưa tiêm/ không rõ tiền sử tiêm/ chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản: Tiêm 5 mũi. 2. Người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản: Tiêm 3 mũi. 3. Người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại: Tiêm 2 mũi. | |
7 | Gardasil/ Gardasil 9 | UTCTC và các bệnh do HPV | Tốt nhất nên tiêm trước khi có thai 1 tháng. | Không được tiêm nếu biết mình có thai. |
8 | Prevenar-13 | Các bệnh do phế cầu khuẩn | Tốt nhất nên tiêm trước khi có thai 1 tháng. | Không được tiêm nếu biết mình có thai. |
9 | Menactra | Viêm màng não mô cầu A,C,Y,W | Tốt nhất nên tiêm trước khi có thai 1 tháng. | Mẹ bầu có nguy cơ cao (trong vùng dịch) có thể tiêm Menactra. |
Ngoài ra, với phụ nữ đến 45 tuổi thì nên tiêm phòng thêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV). Hiện tại, Hệ thống tiêm chủng VNVC đang có sẵn vắc xin Gardasil (Mỹ) và Gardasil 9 (Mỹ). Trong đó, vắc xin Gardasil (Mỹ) có chỉ định tiêm cho phụ nữ từ 9-26 tuổi để phòng ngừa 4 tuýp virus HPV 6, 11, 16 và 18 gây bệnh ung thư cổ tử cung, sùi mào gà, mụn cóc sinh dục, ung thư âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản… Lịch tiêm chủng gồm 3 mũi: mũi 1 là ngày tiêm mũi đầu tiên; mũi 2 được tiêm sau 2 tháng từ mũi đầu tiên; mũi 3 được tiêm 6 tháng sau mũi đầu tiên. Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) tiêm cho cả nam giới và nữ giới, từ 9 đến 45 tuổi, phòng 9 tuýp virus HPV phổ biến 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 gây bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, mụn cóc sinh dục, các tổn thương tiền ung thư hoặc loạn sản…, với hiệu quả bảo vệ lên đến trên 90%.
Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, các chị em nên tiêm phòng thêm vắc xin ngừa uốn ván, viêm gan A, viêm phổi do phế cầu… để bảo vệ sức khỏe của mình.
Xem thêm:
- Thời gian, địa điểm, giá tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
- Khi mang thai bà bầu có nên tiêm phòng vắc xin uốn ván
Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được mang thai?
Phụ nữ mang thai là đối tượng nguy cơ cao và cần được bảo vệ dự phòng bệnh tật. Trong thời kỳ mang thai, nếu người phụ nữ chưa có miễn dịch/miễn dịch suy giảm có thể mắc một số bệnh truyền nhiễm thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi, dẫn đến nguy cơ thai chết lưu, sảy thai, hoặc con sinh ra mắc dị tật bẩm sinh. Tốt nhất là phụ nữ tiền mang thai nên được tiêm các loại vắc xin để chuẩn bị tốt cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Vậy sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được mang thai? BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC: Sau khi hoàn thành phác đồ tiêm chủng các loại vắc xin ở giai đoạn tiền mang thai, tốt nhất bạn hãy cho cơ thể thời gian thích nghi và sinh kháng thể, đồng thời chuẩn bị cho bản thân sức khỏe tốt nhất để mang thai. Nếu bạn có dự định mang thai, chỉ nên mang thai sau khi tiêm mũi cuối tốt nhất là 3 tháng hoặc ít nhất phải 1 tháng.
Trong trường hợp phụ nữ có thai trong giai đoạn chưa hoàn thành phác đồ tiêm khuyến cáo (đối với các loại vắc xin bắt buộc), thì cần hoãn tiêm chủng để tiếp tục thai kỳ cho đến khi sinh xong. Song song đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ để tiến hành thực hiện các xét nghiệm siêu âm, khám thai đầy đủ theo chỉ định. Đừng nên quá hoang mang, hãy giữ tinh thần và sức khỏe ở trạng thái tốt nhất để chào đón một sinh linh khỏe mạnh chào đời.
1. Đối với các loại vắc xin sống, giảm độc lực: Thủy đậu, Sởi – Quai bị – Rubella, phụ nữ cần hoàn thành phác đồ tiêm chủng trước khi có thai ít nhất 3 tháng.
2. Đối với các loại vắc xin bất hoạt: Viêm gan B/Viêm gan A+B, Phế cầu khuẩn, ung thư cổ tử cung và các bệnh do HPV, phụ nữ cần hoàn thành phác đồ tiêm chủng trước khi có thai ít nhất 1 tháng.
3. Đối với các loại vắc xin quan trọng khác: Uốn ván, cúm mùa, Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván, phụ nữ có thể tiêm trước hoặc trong quá trình mang thai, cụ thể:
- Vắc xin cúm: Tốt nhất nên tiêm trước khi có thai 1 tháng. (Mẹ bầu có nguy cơ có thể tiêm cúm trong thai kỳ, tốt nhất ở 3 tháng giữa hoặc cuối thai kỳ
- Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván: Vắc xin Boostrix tiêm cho mẹ bầu tốt nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ (tối ưu ở tuần 27-36 của thai kỳ).
- Uốn ván: Có thể tiêm ở giai đoạn tiền mang thai hoặc trong thai kỳ.
Không tiêm phòng trước khi mang thai có sao không?
Việc tiêm phòng trước khi mang thai là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng, thai phụ khi mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm kể trên thì bé sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc lây bệnh từ mẹ, thậm chí mẹ bị sảy thai, sinh non. Nếu mẹ tiêm vắc xin trước khi mang thai thì có thể truyền kháng thể bảo vệ thụ động sang cho con (qua nhau thai, qua sữa mẹ), nhờ vậy con sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh khi chưa đến độ tuổi tiêm vắc xin.
Vì thế, trước khi có ý định mang thai, chị em nên có kế hoạch chích ngừa vắc xin đầy đủ. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, mẹ bầu có thể tiêm bổ sung một số loại vắc xin như ngừa Cúm (bất hoạt), Viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mắc các bệnh gan mãn tính khác). Riêng vắc xin ngừa Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella không được tiêm cho phụ nữ mang thai.
Xem thêm: Những điều phụ nữ chuẩn bị mang thai cần biết
Làm gì khi lỡ tiêm phòng thì biết mình mang thai?
Các loại vắc xin cần thiết nên tiêm phòng trước khi mang thai, bao gồm vắc xin ngừa Cúm, Viêm gan B, Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella đều được khuyến cáo tiêm trước thời điểm mang thai tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng.
Tuy nhiên, với vắc xin ngừa Cúm và Viêm gan B, bà bầu vẫn có thể tiêm bù trong thai kỳ nếu chưa kịp hoàn thành việc tiêm chủng 2 loại vắc xin này trước khi có thai. Còn với vắc xin ngừa Thủy đậu và Sởi – Quai bị – Rubella, chị em tuyệt đối không được tiêm nếu phát hiện mình đã được làm mẹ.
Trong trường hợp lỡ tiêm 2 loại vắc xin trên rồi mới phát hiện mình mang thai (thời gian từ lúc tiêm vắc xin đến lúc mang thai chưa được 1 tháng), mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Lưu ý là không có chỉ định chấm dứt thai kỳ với những trường hợp lỡ tiêm ngừa khi mang thai; tuy nhiên, cần khám thai thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ.
Xem thêm: Tiêm Sởi Quai bị Rubella, Cúm trước có thai bao lâu, có sốt không
Tiêm phòng trước khi mang thai/ kết hôn ở đâu uy tín?
Việc tiêm phòng cho phụ nữ trước khi kết hôn hoặc chuẩn bị mang thai có thể được thực hiện ở các Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm tiêm chủng, các bệnh viện sản hoặc bệnh viện Đa khoa lớn ở các tỉnh, thành phố. Trong đó, Trung tâm tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC là một điểm đến uy tín, an toàn và chất lượng cho các mẹ bầu.
Với gần 60 trung tâm trên toàn quốc, được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, khang trang, dịch vụ tiêm chủng vắc xin an toàn, cao cấp, giá thành hợp lý, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã đáp ứng tốt nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, tiết kiệm chi phí, thời gian và được tận hưởng dịch vụ tiêm chủng cao cấp, trở thành địa chỉ tin cậy cho hàng triệu gia đình Việt.
Hệ thống tiêm chủng VNVC có đầy đủ các loại vắc xin dành cho trẻ em và người lớn. Các loại vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trong và ngoài nước, vắc xin được bảo quản trong hệ thống kho lạnh GSP theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, giúp đảm bảo lưu giữ vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8oC.
Tiêm vắc xin tại VNVC để phòng bệnh truyền nhiễm trước khi mang thai, khách hàng sẽ không phải lo lắng việc chất lượng của vắc xin do quy trình tiêm chủng an toàn, vắc xin hiệu quả hay được Tổng đài nhắc lịch tiêm.
Một số câu hỏi thường gặp khi tiêm phòng trước khi mang thai
1. Tiêm phòng trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?
Thời gian miễn dịch của các loại vắc xin đã được tiêm là bao lâu để đảm bảo cơ thể được phòng bệnh trong hơn 9 tháng mang thai? BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC:
- Vắc xin phòng sởi – quai bị – rubella cần tiêm đầy đủ 2 mũi tiêm vắc xin cơ bản. Mũi thứ nhất tiêm vào thời điểm chỉ định, mũi thứ 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. Riêng với phụ nữ độ tuổi sinh đẻ cần hoàn tất mũi tiêm vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella cuối cùng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
- Vắc xin phòng Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván với người lớn cần tiêm 1 mũi và nhắc lại mỗi 10 năm. Riêng vắc xin Boostrix có thể được xem xét sử dụng cho phụ nữ mang thai ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
- Vắc xin phòng cúm có tác dụng phòng bệnh trong vòng 1 năm sau khi tiêm. Đây là loại vắc xin cần tiêm mũi nhắc lại hàng năm.
- Vắc xin viêm gan B: Nếu đã tiêm 3 mũi liên tục và mũi thứ 4 nhắc lại sau 1 năm thì gần như đã tạo miễn dịch suốt đời với bệnh
- Thủy đậu: Vắc xin phòng thủy đậu có tác dụng phòng bệnh trung bình 15 năm. Sau thời gian này, phụ nữ có thể đi tiêm phòng mũi tăng cường để phòng bệnh hiệu quả.
- Ung thư cổ tử cung: Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung có hiệu quả bảo vệ kéo dài lên đến 30 năm.
- Uốn ván: Vắc xin uốn ván không cung cấp kháng thể suốt đời, người đã được tiêm phòng có thể phòng bệnh trong vòng 10 năm.
2. Các tác dụng phụ khi tiêm phòng trước khi mang thai
Trước khi tiêm phòng vắc xin, chị em cần thăm khám và kiểm tra sức khỏe cũng như khả năng miễn dịch với các loại bệnh để từ đó đưa ra được loại vắc xin phù hợp nhất.
Hầu hết các loại vắc xin đều cần được tiêm hoàn tất trước khi mang thai từ 1 – 3 tháng (tốt nhất là 3 tháng). Do đó, nếu đang có ý định mang thai, bạn cần lưu ý sắp xếp thời gian tiêm phòng sao cho hợp lý và đảm bảo an toàn nhất.
Tiêm vắc xin trước khi mang thai thường tương đối an toàn, ít khi gây ra tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Nếu có thì chỉ là những triệu chứng với mức độ nhẹ như cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, vị trí tiêm sưng đau, hắt hơi, sổ mũi,… Những triệu chứng này thường sẽ thuyên giảm và biến mất sau một vài ngày mà không cần điều trị hay sử dụng thuốc.
Trường hợp có các dấu hiệu bất thường như ngủ li bì, sốt cao không thuyên giảm,… thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.
3. Có vắc xin 5 trong 1 cho phụ nữ trước khi mang thai không?
Các loại vắc xin phối hợp được nhiều bệnh trong cùng 1 mũi tiêm đang thu hút được sự quan tâm của nhiều người vì tính ưu việt như phòng được nhiều bệnh cùng một lúc, giảm thời gian tiêm chủng, giảm số mũi tiêm và giảm đau. Vì thế không ít chị em phụ nữ thắc mắc không biết có vắc xin 5 trong 1 cho phụ nữ trước khi mang thai không?
Tuy nhiên, vắc xin 5 trong 1 chỉ được chỉ định cho trẻ dưới 5 tuổi, không dành cho phụ nữ trước khi mang thai.
Mặt khác, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tiêm vắc xin 3 trong 1 kết hợp phòng ngừa Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván để chủ động phòng bệnh và tạo kháng thể thụ động bảo vệ bé yêu trong hai tháng đầu đời. Hiện nay có 2 loại vắc xin kết hợp phòng ngừa Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván là Adacel (Canada) và Boostrix (Bỉ). Trong đó, vắc xin Boostrix được sử dụng tiêm cho phụ nữ đang mang thai.
Để thuận tiện trong việc tiêm chủng và nắm rõ các mũi tiêm cần thiết trước khi mang thai, chị em có thể lựa chọn dịch vụ tiêm chủng trọn gói của VNVC với gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc tiêm chủng đơn lẻ theo yêu cầu. Khách hàng sẽ được khám sàng lọc, tư vấn sức khỏe trước tiêm hoàn toàn miễn phí và hưởng được nhiều tiện ích kèm theo như được nhắc lịch tiêm tự động, theo dõi lịch sử tiêm chủng online, thông báo tình hình dịch bệnh…
Với mục đích đem đến dịch vụ tiêm chủng với chất lượng cao, VNVC đảm bảo nguồn vắc xin dồi dào, cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm về tiêm chủng cùng đội ngũ chăm sóc khách hàng tận tâm, chu đáo…Để tiết kiệm thời gian, các chị em có thể đặt lịch tiêm thông qua tổng đài VNVC 028 7102 6595 hoặc điền thông tin ngay tại đây.
Từ khóa » Tiêm Uốn Ván ở Vnvc
-
Thời Gian, địa điểm, Giá Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu - VNVC
-
VNVC Có Tiêm được Uốn Ván Cho Mẹ Bầu Không?
-
Vắc Xin VAT (Việt Nam) Phòng Bệnh Uốn Ván - VNVC
-
Tiêm Phòng Uốn Ván: Những Lưu ý Về Tuổi, địa điểm Tiêm - VNVC
-
Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Hết Bao Nhiêu Tiền? - VNVC
-
Lịch Chích Ngừa Uốn Ván Cho Bà Bầu - Trung Tâm Tiêm Chủng VNVC
-
Thai 14 Tuần Tiêm Vắc Xin Uốn Ván được Chưa? - VNVC
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu - Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam
-
Huyết Thanh Uốn Ván SAT (Việt Nam) - Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt ...
-
Vắc Xin Phòng Uốn Ván Cho Phụ Nữ Chuẩn Bị/đang Mang Thai - VNVC
-
Vắc Xin Uốn Ván - Bạch Hầu Hấp Phụ Td (Việt Nam) - VNVC
-
Bệnh Uốn Ván: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa - VNVC
-
VNVC Có Test Vắc Xin Uốn Ván ở Mẹ Bầu Không? - Công Ty Cổ Phần ...
-
Đợi đến Khi Có Vết Thương Mới đi Tiêm Phòng Uốn Ván Thì đã Muộn!