Vắc Xin Cúm Giảm Tỷ Lệ Biến Chứng Nghiêm Trọng Gây Ra Do Covid-19
Có thể bạn quan tâm
Nghiên cứu trên 75.000 bệnh nhân Covid-19 của Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm châu Âu cho thấy, những người đã được chủng ngừa vắc xin cúm có thể được bảo vệ khỏi biến chứng nghiêm trọng, giảm tỷ lệ nhập viện và ít chăm sóc y tế khẩn cấp (ICU) do Covid-19.
Theo đó, những người mắc Covid-19 đã tiêm vắc xin cúm mùa sẽ giảm đáng kể tỷ lệ đột quỵ, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhiễm trùng huyết, giảm nguy cơ nhập viện cấp cứu, chăm sóc y tế đặc biệt do Covid-19.
Nghiên cứu chỉ rõ, những bệnh nhân Covid-19 không được tiêm phòng cúm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 45% đến 58%, khả năng bị đông máu cao hơn khoảng 40% và khả năng bị nhiễm trùng huyết cao hơn 36% đến 45%. Đồng thời, họ cũng có nhiều khả năng phải điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt ICU (tăng 20%) và phòng cấp cứu (cao hơn 58%).
Các yếu tố đã được phân tích gồm tần suất tất cả các bệnh nhân này gặp phải ít nhất 1 trong số 15 tác động sức khỏe nghiêm trọng có thể xảy ra Covid-19 từ máu đông, đau tim đến suy thận và suy hô hấp trong 4 tháng sau khi được chẩn đoán mắc Covid-19.
Các nhà nghiên cứu đã chia ra hai nhóm, mỗi nhóm gồm 37.377 bệnh nhân có sự tương đồng về tuổi tác, các vấn đề sức khỏe bao gồm béo phì, bệnh phổi và yếu tố lối sống như thói quen hút thuốc. Nhóm đầu tiên đã được chủng ngừa vắc xin cúm từ 2 tuần đến 6 tháng trước khi nhiễm Covid-19, trong khi các đối tượng của nhóm thứ hai cũng đã mắc Covid-19 nhưng không tiêm phòng cúm trước đó.
Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân có thể do vắc xin cúm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch – hệ thống “lá chắn” chung của cơ thể nhằm mục đích chống lại nhiều mầm bệnh ngoài môi trường. Điều này có nghĩa là những bệnh nhân đã tiêm vắc xin cúm có thể có sức khỏe tốt hơn những người không tiêm.
Bà Susan Taghioff, Đại học Y khoa Miami Miller, Miami, Hoa Kỳ cho biết: “Tiêm phòng cúm thậm chí có thể mang lại lợi ích cho những người do dự, trì hoãn khi chủng ngừa Covid-19 bởi tính mới mẻ của công nghệ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vaccine cúm có thể thay thế cho vắc xin Covid-19, chúng tôi khuyến cáo mọi người nên tiêm vaccine Covid-19 ngay khi có cơ hội. Việc tiếp tục thúc đẩy tiêm vaccine cúm cũng có khả năng giúp ích cho dân số toàn cầu tránh được gánh nặng bùng phát đồng thời của cả virus cúm và Covid-19, vốn đang khiến hệ thống y tế quá tải”.
Được biết, trong một nghiên cứu khác được thực hiện trên 27.201 bệnh nhân xét nghiệm dương tính Covid-19 ở những người được chủng ngừa cúm so với những người không được chủng ngừa, nhằm đánh giá vai trò của vắc xin cúm đối với tỷ lệ nhiễm và mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh Covid-19.
Theo đó, tỷ lệ dương tính với Covid-19 đã giảm ở những bệnh nhân được chủng ngừa cúm so với những người không được chủng ngừa, việc giảm này có ý nghĩa thống kê (Tỷ suất chênh OR 0,76, KTC 95% 0,68-0,86; P <.001). Các bệnh nhân Covid-19 được tiêm phòng cúm cũng ít có khả năng bị nhập viện (tỷ số chênh, 0,58, KTC 95% 0,46-0,73; P <0,001), hoặc ít bị thở máy (tỷ số chênh, 0,45, KTC 95% 0,27-0,78; P = 0,004) và có thời gian nằm viện ngắn hơn (tỷ lệ rủi ro, 0,76, KTC 95% 0,65-0,89; P <0,001). Kết quả, ở những bệnh nhân Covid-19 được chủng ngừa cúm, nhu cầu thở máy giảm, tỷ lệ nhập viện thấp hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu khác gần đây cũng cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêm phòng cúm và giảm tử vong do COVID-19, cũng như giảm nhu cầu điều trị chăm sóc đặc biệt và hỗ trợ hô hấp xâm lấn.
Tại sao vắc xin cúm làm giảm tỷ lệ nhiễm và mức độ nghiêm trọng do Covid-19
Các nhà khoa học đã chỉ ra tác dụng của vắc xin cúm đối với tác động chống lại Covid-19 là quá trình “miễn dịch được huấn luyện (trained immunity)”. Điều này có nghĩa là, tiêm chủng kích hoạt phản ứng miễn dịch thích nghi của cơ thể, từ đó tạo miễn dịch đặc hiệu qua quá trình đáp ứng miễn dịch, thông qua các tế bào T hỗ trợ (T – helper) để tạo ra tế bào ghi nhớ (memory cells – đại thực bào, tế bào NK) và sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên khi tiếp xúc lặp lại với một kháng nguyên tương tự.
Khi vắc xin Covid-19 chưa được triển khai tiêm chủng như hiện nay, một số nghiên cứu cũng đã cho thấy tiềm năng giữa sự giảm tỷ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 ở những người gần đây đã được tiêm các vắc xin Bại liệt, Haemophilus influenza týp B (Hib), Sởi – Quai bị – Rubella (MMR), thủy đậu, phế cầu khuẩn (PCV13), Cúm, viêm gan A hoặc viêm gan B. Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên khám phá mối liên quan giữa vắc xin cúm và Covid-19.
Mối lo “dịch chồng dịch” đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát khi dịch cúm “vào mùa”, đại dịch toàn cầu Covid-19 với đa biến chủng vẫn đang diễn biến phức tạp, đe dọa nỗ lực kiểm soát dịch của các nước, gây thêm căng thẳng cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như tạo ra mối nỗi lo tiềm ẩn khác cho việc “đồng nhiễm” Covid-19 và cúm. Virus cúm cũng từng là virus gây đại dịch trên toàn cầu, khi có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, đau tim, đột quỵ. Mỗi năm, cúm cướp đi sinh mạng của 290.000 – 650.000 người trên thế giới, với khoảng 10 triệu ca nhập viện.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC nhấn mạnh: Cúm là “chú sói đội lốt cừu” và nhiều người đang đánh giá thấp nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu tỷ lệ tiêm vắc xin cúm không duy trì liên tục ở ngưỡng cao, cúm vẫn sẽ gây ra những ảnh hưởng nặng nề trên toàn cầu, bên cạnh tác động của Covid-19.
- Thứ nhất: Lợi ích lớn nhất của vắc xin cúm là cung cấp khả năng kích thích miễn dịch đặc hiệu đối với virus cúm, làm giảm số ca mắc và nhập viện do cúm.
- Thứ hai: Lợi ích tiềm tàng của vắc xin cúm là dự phòng Covid-19, tạo miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu mang lại sự bảo vệ bổ sung, giảm nguy cơ nhập viện, biến chứng nghiêm trọng do Covid-19 gây ra.
- Thứ ba: Nếu không may đồng nhiễm cúm và Covid-19 trong cùng một thời điểm. Tình trạng của người bệnh sẽ rất nghiêm trọng. Mặc dù tiêm phòng cúm, không thể giúp người được chủng ngừa miễn dịch hoàn toàn trước Covid-19, nhưng có thể bảo vệ người được tiêm chủng tránh được một trong hai bệnh.
- Thứ tư: Tiêm phòng cúm giúp giảm nhầm lẫn triệu chứng của Covid-19 và cúm mùa để điều trị bệnh kịp thời.
- Thứ năm: Tiêm chủng vắc xin cúm giúp tránh tình trạng quá tải lên hệ thống y tế vốn đã căng mình vì Covid-19, điều này đặc biệt quan trọng đối với những nơi có nguồn lực y tế khan hiếm. Tỷ lệ nhập viện do cúm thấp hơn cũng giúp giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 bằng cách giảm phơi nhiễm cho những người có nguy cơ, người bệnh, người chăm sóc và người nhà bệnh nhân.
Chủng ngừa cúm hàng năm được coi là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm bệnh và các biến chứng của bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo cần tiêm ngừa vắc xin cúm hàng năm cho người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền (như đái tháo đường, hen suyễn, bệnh tim hay phổi mãn tính), trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi và các nhân viên chăm sóc sức khỏe.
Tại Việt Nam, các loại vắc xin cúm đang được lưu hành cho trẻ em và người lớn bao gồm:
STT | Tên vắc xin | Đối tượng | Lịch tiêm |
1 | Ivacflu-S (Việt Nam) | Người từ 18 tuổi – 60 tuổi | – Tiêm 1 mũi duy nhất – Mũi tiêm nhắc lại hàng năm. |
2 | Vaxigrip Tetra (Pháp) | Trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn | Trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:
Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
|
3 | Influvac (Hà Lan) | Trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn | Trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:
Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
|
4 | GC Flu (Hàn Quốc) | Trẻ từ 36 tháng tuổi và người lớn | Trẻ từ 36 tháng – 9 tuổi chưa từng tiêm vắc xin cúm:
Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
|
Với sứ mệnh bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường, VNVC đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cúm khác nhau cho trẻ em và người lớn từ nhiều Tập đoàn dược phẩm và vắc xin hàng đầu thế giới, kể cả vắc xin cúm mùa mới, vắc xin cúm Tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng 4 chủng virus cúm, đáp ứng kịp thời nhu cầu phòng bệnh cho hàng triệu người, nhất là trong bối cảnh mùa cúm song song với đại dịch Covid-19, sự gia tăng và lây lan chóng mặt của các biến chủng mới đang tạo ra mối nguy cơ tiềm ẩn cho việc đồng nhiễm cả Covid-19 và cúm.
Hệ thống tiêm chủng VNVC tự hào “địa chỉ vàng” tiêm chủng, nơi được hàng triệu gia đình tin tưởng và lựa chọn nhờ vào chất lượng vắc xin và dịch vụ. Khi đến với VNVC, 100% khách hàng sẽ được khám sàng lọc miễn phí, được các bác sĩ giàu kinh nghiệm chỉ định tiêm ngừa phù hợp, được theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi tiêm và dặn dò, cung cấp tài liệu cần thiết về tiêm ngừa trước khi ra về. Tại mỗi trung tâm VNVC đều được trang bị phòng xử trí phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn của cơ quan y tế. Ngoài những điểm kể trên, nhiều gia đình ưu ái lựa chọn dịch vụ tiêm chủng tại VNVC nhờ vào thái độ phục vụ tận tâm và chuyên nghiệp của toàn thể đội ngũ nhân viên.
Ngoài ra, VNVC còn thường xuyên dành nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn mang lại lợi ích tối đa cho phụ huynh và trẻ nhỏ, như ưu đãi dành cho vắc xin lẻ, ưu đãi 5% các gói vắc xin cho mọi độ tuổi bao gồm: gói vắc xin cho trẻ em, gói vắc xin cho trẻ tiền học đường, gói vắc xin tuổi vị thành niên, gói vắc xin cho người lớn và gói vắc xin cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, giúp khách hàng có thể lựa chọn gói vắc xin phù hợp cho bản thân và gia đình mình nhất.
Để được tư vấn và đặt lịch tiêm, kính mời Quý khách hàng liên hệ Hotline: 028.7102.6595 – 1900.633.858, Website: https://vnvc.vn hoặc đến trực tiếp các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc: https://vnvc.vn/he-thong-trung-tam-tiem-chung/ để được tư vấn, đặt lịch tiêm.
Hiện nay, vắc xin là một trong những biện pháp chủ động để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tiêm chủng vắc xin cúm là quan trọng hơn bao giờ hết, song, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi SARS-CoV-2 là tiêm vaccine Covid-19. Các vắc xin phòng Covid-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt có hiệu quả bảo vệ từ trên 60% đến 95%, tùy từng loại. Vắc xin Covid-19 là “vũ khí” giúp giảm số ca mắc, giảm biến chứng nặng, tỷ lệ nhập viện điều trị và số ca tử vong do SARS-CoV-2. Vì sức khỏe của chính mình và cộng đồng, đừng từ chối cơ hội được tiêm vắc xin.
Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu tiêm ngừa vắc xin cúm, trong lúc chờ đợi vắc xin Covid-19, hãy tiêm chủng cúm càn
Từ khóa » đang Cảm Cúm Có Nên Tiêm Vaccine Covid
-
[PDF] VẮC-XIN COVID-19 - CAMH
-
Đang Bị Cúm Có Tiêm Phòng Cúm được Không? | Vinmec
-
Tiêm Phòng Cúm Giảm Nguy Cơ Nhập Viện Và Chăm Sóc đặc Biệt Do ...
-
9 đối Tượng Cần Trì Hoãn Tiêm Vaccine COVID-19 Của AstraZeneca
-
Những điều Cần Biết Trước Khi Tiêm Phòng Vắc Xin COVID-19 (Dành ...
-
Đang Mắc Cúm Có được Tiêm Vaccine Phòng Cúm? - VnExpress
-
Mất Bao Lâu Sau Tiêm Vaccine Covid-19 để Tiêm Mũi Cúm?
-
Có Nên Tiêm Vaccine Cúm Cho Trẻ Em?
-
Có Nên Tiêm Vaccine Covid-19 Mũi 4? - Đảng Bộ Huyện Lạc Dương
-
Có Cần Tiêm Vaccine Mũi 3, 4 Khi đã Từng Mắc COVID-19 Và ... - Bộ Y Tế
-
Bác Sĩ Trả Lời: đang Uống Kháng Sinh Có Tiêm Phòng Covid-19 được ...
-
Dịch Vụ Tiêm Vaccine Cúm Mùa 2021/2022 Tại FMP Hà Nội
-
Đang Bị Sốt Có được Tiêm Vắc Xin COVID-19 | Video AloBacsi
-
Tổng Hợp Các Câu Hỏi Thường Nhận được Về Tiêm Vắc Xin Phòng ...