Vắc-xin Phòng Covid-19 Moderna: Những điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
MEDINET
Cổng liên kết
Xem trên giao diện máy tính
Chuyên mục
Khối chức năng
- HỎI ĐÁP
- TRA CỨU
- THƯ VIỆN ẢNH
- BẢN ĐỒ VỊ TRÍ
Phòng Truyền thông giáo dục sức khoẻ
Cập nhật: 8:18, 28/7/2021 Lượt đọc: 839504
Vắc-xin phòng Covid-19 Moderna: Những điều cần biếtVirus SARS-C0V-2 đã gây ra một đại dịch lớn trên toàn cầu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như nền kinh tế của nhiều quốc gia. Hiện nay, đã có một số loại vắc-xin được tiêm chủng để phòng chống căn bệnh này, trong đó có vắc-xin phòng Covid-19 Moderna.
1. Cơ chế tác dụng của bệnh viêm đường hô hấp cấp
Bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng virus SARS-C0V-2 đã và đang gây ra đại dịch trên toàn thế giới. Vắc-xin được coi là một trong những vũ khí hữu hiệu nhất giúp loài người chống lại các dịch bệnh truyền nhiễm từ trước đến nay. Lần này, vắc-xin COVID-19 sẽ được kỳ vọng đưa thế giới bước qua đại dịch này một cách nhanh chóng nhất. Hiện nay, đã có một số vắc-xin COVID-19 đã được nghiên cứu, thử nghiệm thành công và đưa vào tiêm chủng ở một số nước trên thế giới. Sau đây là một số thông tin cần biết về vắc-xin Covid-19 Moderna – một trong các loại vắc-xin có hiệu quả cao nhất hiện nay.
Vắc-xin Covid-19 Moderna (mRNA-1273) do công ty Moderna (Mỹ) nghiên cứu và phát triển, sử dụng công nghệ mRNA để tạo ra miễn dịch với virus SARS – CoV-2. Cụ thể, đoạn mRNA mã hóa cho protein gai (spike protein) đặc hiệu của virus được bao bọc bởi một lớp vỏ lipid để tránh bị phân hủy bởi các enzym trong cơ thể sau khi tiêm. Tiếp đó, đoạn mRNA sẽ được nhận diện bởi các tế bào sao (dendritic cells) và đại thực bào là kháng nguyên lạ, từ đó kích hoạt đáp ứng miễn dịch của cơ thể sản xuất ra các tế bào miễn dịch lympho T và lympho B đặc hiệu với virus SARS – CoV-2. Đoạn mRNA của vắc-xin không gây tác động, ảnh hưởng nào đến hệ gen của người được tiêm vắc-xin.
2. Hiệu quả của vắc-xin Moderna
Hiệu quả của vắc-xin trong nghiên cứu được đánh giá bằng tiêu chí giảm tỷ lệ bệnh nhân mắc Covid-19 có triệu chứng (tính từ thời điểm 14 ngày sau khi hoàn thành liều tiêm thứ 2). Nghiên cứu trên 28207 bệnh nhân (độ tuổi: 18 – 94) cho thấy vắc-xin Moderna có hiệu quả giảm 94.1% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng.
Hiện chưa có nghiên cứu dữ liệu về hiệu quả lâm sàng của vắc-xin Moderna trên các biến chủng virus SARS – CoV-2 khác như chủng B.1.1.7 (phát hiện đầu tiên tại Anh), chủng B.1.351 (phát hiện đầu tiên tại Nam Phi), hay chủng P.1 (phát hiện ở Brazil),... Một nghiên cứu in vitro cho thấy hiệu lực sinh kháng thể của vắc-xin Moderna không bị ảnh hưởng bởi chủng B.1.1.7 (Anh), tuy nhiên có bị giảm sút với chủng B.1.351 (Nam Phi) và một số biến chủng khác.
3. Độ an toàn của vắc-xin Moderna
Các tác dụng không mong muốn thường hay xuất hiện hơn sau liều tiêm thứ 2. Theo đó, các phản ứng phụ này thường có mức độ từ nhẹ đến trung bình và các triệu chứng thường cải thiện sau khoảng 2 - 3 ngày sau tiêm vắc-xin. Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất bao gồm:
- Đau vị trí tiêm (92.0%)
- Mệt mỏi (70.0%)
- Đau đầu (64.7%)
- Đau cơ, khớp (~ 50%)
- Nôn, buồn nôn (23.0%)
- Sốt (15.5%)
Tỷ lệ xảy ra phản ứng sốc phản vệ (nguy cơ đe dọa tính mạng) sau tiêm vắc-xin được ghi nhận là 2.8 ca/1 triệu liều.
4. Đối tượng cần thận trọng khi tiêm vắc-xin Moderna
KHÔNG tiêm vắc-xin Moderna nếu bệnh nhân:
- Có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng (như phản vệ) với liều vaccin mRNA Covid-19 trước đó.
- Có tiền sử phản ứng quá mẫn (bao gồm các triệu chứng mày đay cấp tính, phù mạch, suy hô hấp, phản vệ trong vòng 4 giờ sau tiêm) với polyethylene glycol (PEG) hoặc polysorbate
Ngoài ra, cần chú ý thận trọng khi tiêm vắc-xin Moderna nếu bệnh nhân đang có các bệnh lý cấp tính mức độ trung bình đến nặng hoặc có tiền sử quá mẫn với các vắc-xin khác hoặc các thuốc khác. Các trường hợp này nếu cần tiêm vắc-xin cần xin ý kiến của chuyên gia miễn dịch – dị ứng.
Vắc-xin Moderna được chỉ định tiêm bắp liều 0.5 ml (chứa 100 μg of mRNA-1273). Tiêm tổng cộng 2 liều, mỗi liều tiêm cách nhau tối thiểu 28 ngày.
Phòng Truyền thông Giáo Dục Sức KhoẻNguồn tin : VNVCTIN KHÁC
- 1HƯỚNG DẪN TÍCH HỢP VÀ SỬ DỤNG SỔ KHÁM SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ 4/12/2024
- 2Thông báo Yêu cầu báo giá Gói thầy mua sắm thuốc bổ sung tại Trung tâm Y tế Quận 3 3/12/2024
- 35 bí quyết bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa 2/12/2024
- 4Bổ sung Vitamin A vì sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ 1/12/2024
- 5Vì sao người cao tuổi dễ bị tăng cân? 30/11/2024
- 6Trẻ em cần nhập viện điều trị viêm phổi khi nào? 29/11/2024
- 7Vảy nến khó kiểm soát, dễ tái phát - Hiểu nguyên nhân sẽ biết cách xử lý 26/11/2024
- 8Ghi nhận ca tử vong do bệnh sởi, dấu hiệu cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay 20/11/2024
- 9Người cao tuổi dễ mắc bệnh gì và cách phòng ngừa 19/11/2024
- 10Thiếu vitamin D ở trẻ gây hậu quả gì? 18/11/2024
- 115 bệnh người cao tuổi hay gặp vào mùa lạnh 17/11/2024
- 12Vắc xin sởi: Tiêm bổ sung cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi là an toàn và cần thiết 16/11/2024
- 13Biểu hiện của thiếu vitamin C 15/11/2024
- 14Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11:Tiếp cận chăm sóc bệnh Đái tháo đường 14/11/2024
- 15Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt? 13/11/2024
Từ khóa » Hình Nền điện Thoại Phắc Diu
-
Phắc Diu - Pinterest
-
Phắc Diu - Pinterest
-
Tải Ngay Bộ Hình Nền Hài Hước Và Chất Cho Smartphone
-
Ảnh Bỏ điện Thoại Tao Xuống, Hình Bỏ điện Thoại Tao Xuống
-
1.000+ ảnh đẹp Nhất Về Fuck You - Pexels
-
Phắc Diu :> - Câu Hỏi 1696960
-
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục điện Thoại Samsung Bị đơ Cảm ứng
-
'Giơ Ngón Tay' Là để Khen Hay Chửi? - BBC News Tiếng Việt
-
Lão Phu Thiếu Thê - Tỉnh Phi (truyện Full 81 Chap) - Tác Giả: Sất Gia
-
Khám Phá Video Phổ Biến Của Phặc Diu Kịt Ti= | TikTok
-
7 Cách Khắc Phục Lỗi 504 Khi Tải ứng Dụng Trên Google Play Hiệu Quả