Vắc Xin Sởi Nên Tiêm Vào Lúc Nào Là Tốt Nhất Cho Trẻ?

1. Bệnh sởi thường gặp ở những đối tượng nào?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxovirus gây ra. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc Bệnh sởi không phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, các trường hợp có hệ miễn dịch yếu hoặc trẻ em (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi) thường có nguy cơ mắc bệnh sởi cao hơn.

Sởi là bệnh thường gặp ở trẻ em và dễ lây lan qua đường không khí

Sởi là bệnh thường gặp ở trẻ em và dễ lây lan qua đường không khí

Bệnh có thể dễ dàng lây qua đường hô hấp do virus có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt đến 2 giờ nên khả năng bùng phát thành dịch cao. Tùy thuộc vào sức đề kháng và hệ miễn dịch của từng người mà mức độ nặng nhẹ của bệnh có thể khác nhau.

2. Triệu chứng và biến chứng của bệnh sởi

Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh tới 2 tuần, thậm chí kéo dài hơn 20 ngày. Giai đoạn khởi phát bệnh có thể thấy các triệu chứng ban đầu như:

- Sốt cao (có thể dẫn đến viêm phổi, co giật).

- Chảy nước mũi.

- Ho.

- Mắt đỏ.

Từ 3 - 4 ngày sau khi sốt là giai đoạn toàn phát. Lúc này cơ thể trẻ sẽ xuất hiện các ban đỏ, thường bắt đầu từ sau tai ra đến trán, gáy và lan xuống ngực, lưng.

Những vết ban này sẽ dần biến mất sau 1 tuần và có thể để lại những vết thâm. Đây là dấu hiệu bệnh sởi đã tiến đến giai đoạn phục hồi.

Vết ban đỏ thường sẽ biến mất sau 1 tuần và có thể để lại vết thâm nhẹ

Vết ban đỏ thường sẽ biến mất sau 1 tuần và có thể để lại vết thâm nhẹ

Thông thường, mỗi người chỉ mắc bệnh sởi 1 lần trong đời. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 1 - 4 tuổi có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên rất dễ mắc bệnh. Tuy là một bệnh lý khá lành tính so với quai bị hay thủy đậu nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sởi cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

- Viêm phế quản.

- Viêm phổi kẽ.

- Viêm tai giữa.

- Viêm não.

- Viêm tủy cấp.

- Tiêu chảy, kiết lị.

3. Những điều cần biết về vắc xin sởi

3.1. Vắc xin sởi có tác dụng gì?

Một trong những cách hiệu quả phòng tránh bệnh sởi và các biến chứng có thể xảy ra chính là tiêm vắc xin sởi. Đây là một loại vắc xin có chứa virus sống đã được giảm độc lực.

Hiện nay, có 2 dạng vắc xin sởi chính là dạng đơn và dạng kết hợp với mức độ hiệu quả là như nhau. Trong đó, đối với dạng kết hợp, vắc xin thường được kết hợp sử dụng cùng vắc xin rubella và vắc xin quai bị. Thông thường, người ta hay có xu hướng lựa chọn vắc xin dạng kết hợp bởi tính tiện lợi của nó.

Vắc xin sởi dạng kết hợp với vắc xin rubella và quai bị

Vắc xin sởi dạng kết hợp với vắc xin rubella và quai bị

Vắc xin này có tính an toàn cao đối với sức khỏe của người tiêm, kể cả người bị nhiễm HIV. Theo nghiên cứu, tỷ lệ trẻ em 9 tháng tuổi có khả năng miễn nhiễm với bệnh sởi sau liều tiêm cơ bản đầu tiên là 85%. Tỷ lệ này ở trẻ trên 12 tháng tuổi là 95%. Hầu hết các trường hợp đều đạt miễn dịch sau 2 mũi tiêm. Vắc xin này có hiệu quả kéo dài nhiều năm liền.

3.2. Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin là khi nào?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tất cả trẻ em từ 9 tháng tuổi (đặc biệt trong vùng có dịch) nên được tiêm vắc xin sởi. Cụ thể như sau:

- Trẻ từ 9 tháng tuổi: tiêm vắc xin sởi đơn.

- Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên: tiêm vắc xin sởi kép.

Tại Việt Nam, theo Bộ y tế và Viện Vệ sinh Dịch tễ cho biết mũi đầu tiên nên được tiêm cho trẻ trong giai đoạn từ 9 - 11 tháng tuổi. Mũi thứ hai được thực hiện sau đó khoảng 6 - 7 tháng (khi trẻ được 15 - 18 tháng tuổi). Khi trẻ ở độ tuổi 4 - 6 tuổi có thể tiêm thêm 1 mũi nhắc lại nếu cần thiết.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, trẻ vị thành niên và người lớn chưa từng mắc bệnh sởi hoặc tiêm vắc xin sởi trước đây thì cần tiêm ít nhất 2 mũi, lý tưởng là tiêm 28 ngày trước khi vào vùng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Đối với phụ nữ đang có ý định mang thai thì cần tiêm vắc xin sởi trước đó ít nhất 3 tháng.

Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên được khuyến cáo tiêm vắc xin sởi

Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên được khuyến cáo tiêm vắc xin sởi

3.3. Vắc xin sởi chống chỉ định tiêm với trường hợp nào?

Một số trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin này như:

- Người có dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc xin hoặc các thành phần tương tự.

- Người mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.

- Người bị suy giảm hệ miễn dịch.

- Không sử dụng vắc xin này với phụ nữ có thai.

- Bệnh nhân mắc bệnh lao chưa được điều trị.

- Người mắc bệnh và đang sốt cao, chỉ nên tiêm vắc xin sau khi đã hết sốt ít nhất 3 ngày.

4. Lựa chọn địa chỉ uy tín để tiêm vắc xin tại Hà Nội

Do nhu cầu tăng cao của mọi người, hiện nay có rất nhiều trung tâm tiêm chủng trên toàn quốc. Trong số đó, không thể không kể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với hơn 24 năm hoạt động, đây được xem là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín nhất tại Hà Nội.

Không chỉ được biết đến là nơi hội tụ của các bác sĩ đầu ngành, MEDLATEC còn sở hữu hệ thống trang thiết bị máy móc vô cùng hiện đại, được nhập khẩu từ các quốc gia có nền y tế phát triển trên thế giới.

Đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn sẽ được trải nghiệm các dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao nói riêng và các dịch vụ khám chữa bệnh khác nói chung. Với phương châm vì sức khỏe cộng đồng, đội ngũ y bác sĩ tận tâm chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng cao nhất.

Trước khi tiêm vắc xin, người bệnh sẽ được thăm khám và tư vấn để có thể lựa chọn gói dịch vụ tiêm phòng phù hợp nhất.

Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Chích Ngừa Sởi Cho Bé Khi Nào