Vách Ngăn Mũi Bị đục Lỗ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị

1. Tìm hiểu về tình trạng vách ngăn mũi bị đục lỗ

Hai bên hốc mũi của chúng ta được ngăn cách bởi một vách ngăn kín, cấu tạo bởi sụn và xương để khí được lưu thông và làm sạch dễ dàng hơn. Vì thế, tình trạng xuất hiện lỗ đục ở ngăn mũi là bất thường, gây ảnh hưởng đến hô hấp và nguy cơ biến chứng cho người bệnh.

Vách ngăn mũi bị đục lỗ là tình trạng bất thường hoặc tổn thương khiến mũi bị dễ chảy nước mũi

Vách ngăn mũi bị đục lỗ là tình trạng bất thường hoặc tổn thương khiến mũi bị dễ chảy nước mũi

Triệu chứng của vách ngăn mũi bị đục lỗ có thể từ nhẹ đến nặng tùy theo bản chất lỗ đục cũng như các tổn thương đi kèm. Theo đó, biện pháp điều trị là khắc phục tại nhà, phục hình và sửa chữa sẽ được chỉ định cho các trường hợp khác nhau.

1.1. Triệu chứng của vách ngăn mũi bị đục lỗ

Mỗi người có thể có triệu chứng khi gặp tình trạng vách ngăn mũi bị đục lỗ khác nhau, phụ thuộc vào vị trí và kích thước lỗ thủng. Lỗ thủng được coi là nhỏ nếu đường kính nhỏ hơn 1cm, lớn nếu đường kính trên 2 cm và còn lại là lỗ thủng kích thước trung bình.

Qua thăm khám thông thường, có thể xác định được kích thước của lỗ thủng, một số trường hợp còn thủng nhiều hơn 1 lỗ. Có những bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng, một số có triệu chứng nghiêm trọng như:

Vách ngăn mũi bị thủng gây đau nhức và nguy cơ viêm nhiễm

Vách ngăn mũi bị thủng gây đau nhức và nguy cơ viêm nhiễm

  • Chảy máu cam.

  • Đau đầu.

  • Đau mũi.

  • Thở khò khè qua mũi.

  • Mũi bị tổn thương, xuất hiện tình trạng đóng vảy.

  • Cảm giác tắc nghẽn trong mũi.

  • Xuất hiện mùi khó chịu trong máu hoặc dịch viêm.

1.2. Nguyên nhân gây vách ngăn mũi bị đục lỗ

Vách ngăn cấu tạo bởi sụn và xương có thể bị chấn thương dẫn đến thủng do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Chấn thương vùng mũi như dập mũi, gãy mũi.

  • Thực hiện phẫu thuật mũi.

  • Xịt mũi nhiều và kéo dài bằng các loại thuốc chứa phenylephrine, steroid hoặc oxymetazoline.

  • Hóa trị vùng liên quan hoặc ngay tại mũi.

  • Sử dụng Cocaine.

  • Bệnh nhiễm trùng.

  • Rối loạn tự miễn, nhất là viêm đa tuyến và u hạt wegener.

Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, có tính ăn mòn cao trong không khí như asen, xi măng, fulminat thủy ngân, chất dùng trong mạ crom cũng có thể bị vách ngăn mũi bị đục lỗ. Những người làm việc thường xuyên trong môi trường có hại này cần có dụng cụ bảo vệ mũi, vệ sinh mũi đúng cách hàng ngày.

Vách ngăn mũi bị đục lỗ có thể do tiếp xúc nhiều với hóa chất

Vách ngăn mũi bị đục lỗ có thể do tiếp xúc nhiều với hóa chất

2. Vách ngăn mũi bị đục lỗ cần điều trị như thế nào?

Các trường hợp nhẹ không gây triệu chứng hoặc triệu chứng không nguy hiểm có thể không cần thiết phải điều trị y tế. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chăm sóc để phục hồi tổn thương và ngăn ngừa biến chứng bằng cách:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm.

  • Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên.

  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh.

Trong một số trường hợp để khắc phục tạm thời lỗ thủng ở vách ngăn bằng cách dùng bộ phận giả có dạng nút chèn vào lỗ đục. Bệnh nhân cần được gây tê cục bộ bởi việc chèn nút giả có thể gây đau đớn nghiêm trọng khi kích thích các dây thần kinh vùng mũi, vật liệu sử dụng cần thân thiện, không gây kích ứng.

Phẫu thuật khắc phục là phương pháp thường áp dụng với người bị vách ngăn mũi bị đục lỗ. Bệnh nhân cần được gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật kéo dài và theo dõi sau phẫu thuật.

Phẫu thuật giúp khắc phục triệt để vách ngăn mũi bị đục lỗ

Phẫu thuật giúp khắc phục triệt để vách ngăn mũi bị đục lỗ

Để lấp vào lỗ thủng vách ngăn mũi, bác sĩ sẽ phải cắt mô mũi ở mặt dưới vào thay thế, một số trường hợp sử dụng sụn từ xương sườn hoặc tai để sửa vách. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần thời gian dài để hồi phục hồi toàn, trong thời gian này có thể phải dùng đến nẹp mũi hoàn toàn.

3. Phẫu thuật vách ngăn mũi bị đục lỗ có rủi ro không?

Phẫu thuật vách ngăn mũi bị đục lỗ là một trong những phẫu thuật khó, kéo dài, cần bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm và sự hỗ trợ của trang thiết bị y tế hiện đại. Trong và sau phẫu thuật, biến chứng có thể xảy ra nên bệnh nhân sẽ cần được theo dõi sát sao các chỉ số tồn tại cũng như dấu hiệu phục hồi.

Những biến chứng do phẫu thuật vách ngăn mũi bị đục lỗ gây ra bao gồm:

Nhiễm trùng

Nếu điều kiện trang thiết bị phẫu thuật không được khử trùng tốt hoặc chăm sóc vết mổ tốt, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng. Để phòng ngừa nhiễm trùng thì sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng sẽ được dùng kháng sinh và theo dõi.

Rủi ro từ gây mê

Tùy vào thuốc gây mê và phương pháp áp dụng mà bệnh nhân có thể gặp những rủi ro khác nhau, song đều được ngăn ngừa và quản lý tốt. Rủi ro nguy hiểm từ gây mê là hiếm gặp song hãy trao đổi với bác sĩ phẫu thuật về vấn đề này cũng như các loại thuốc mê sử dụng.

Chảy máu

Phẫu thuật vách ngăn mũi bị đục lỗ có thể gây chảy máu nhiều dù khá hiếm gặp, biến chứng này cũng không đáng lo ngại nếu được theo dõi và xử lý tốt trong cũng như sau phẫu thuật.

Sẹo và vết thương lâu lành

Phẫu thuật vách ngăn mũi bị đục lỗ cần thời gian hồi phục khá dài, nếu bệnh nhân có bệnh lý tiềm ẩn hoặc cơ địa dễ sẹo thì thời gian lành vết thương càng dài hơn.

Vách ngăn mũi bị đục lỗ phức tạp có thể phải phẫu thuật nhiều lần

Vách ngăn mũi bị đục lỗ phức tạp có thể phải phẫu thuật nhiều lần

Phẫu thuật thứ cấp

Phẫu thuật vách ngăn mũi bị đục lỗ phức tạp có thể phẫu thuật lại để sửa chữa kích thước lỗ thủng.

Thay đổi cảm giác ở mũi

Do sử dụng chất gây tê, gây mê tại chỗ mà cảm giác mũi đôi khi có thể xảy ra và hầu hết chỉ là thay đổi tạm thời nên không nên quá lo lắng.

Thủng vách ngăn mũi tái phát

Phẫu thuật sữa chữa lỗ thủng ở vách ngăn mũi có thể đã thành công song lại tái phát và còn trở nên tồi tệ hơn. Lỗ thủng càng lớn thì khả năng tái phát càng cao.

Như vậy, có nhiều phương pháp điều trị vách ngăn mũi bị đục lỗ song phẫu thuật sửa chữa vẫn là phương pháp được đánh giá cao vì có thể khắc phục triệt để. Một số rủi ro có thể xảy ra nên hãy trao đổi kỹ với bác sĩ phẫu thuật trước khi tiến hành thực hiện.

Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về sức khỏe.

Từ khóa » đục Lỗ Mũi