'Vạch Trần' 5 Tác Hại Của đu đủ Xanh Và Chín Khi ăn Quá Nhiều - VOH

Mục lục
  1. Tác hại của đu đủ xanh
  2. Tác hại của đu đủ chín
    1. Giảm khả năng sinh con
    2. Rối loạn dạ dày
    3. Các rối loạn dạ dày - ruột
    4. Các vấn đề về da
    5. Cơ địa dị ứng
  3. Những ai không ăn ăn đu đủ
  4. Đu đủ có tương tác với loại thuốc nào không?

Nếu nói về các loại trái cây nhiệt đới ngon, bổ dưỡng bạn sẽ không thể nào bỏ qua đu đủ. Loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, có thể giúp hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe.... Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đu đủ, cả đu đủ chín lẫn đu đủ xanh cũng đều sẽ không tốt cho sức khỏe.

1. Tác hại của đu đủ xanh

vach-tran-5-tac-hai-cua-du-du-khi-an-qua-nhieu-voh-0
Đu đủ xanh là thực phẩm "đại kỵ" với mẹ bầu (Nguồn: Internet)

Đu đủ xanh thường được dùng nhiều trong các món canh giò, dưa món... thế nhưng bạn có biết loại quả này cũng ẩn chứa nhiều tác hại không ngờ khi bạn ăn sai cách. Dưới đây là những tác hại của đu đủ xanh:

  • Hạt đu đủ xanh có chứa chất độc capine không tốt cho sức khỏe.
  • Ăn nhiều đu đủ xanh có thể gây bệnh sỏi thận, bởi lượng vitamin C trong loại trái này khá cao.
  • Tiêu thụ nhiều đu đủ xanh có thể khiến bạn bị rối loạn dạ dày, do trong đu đủ có chứa nhiều chất xơ và nhựa mủ.
  • Nếu ăn nhiều đu đủ xanh trong lúc bụng yếu hoặc tiêu chảy sẽ gây ra tình trạng mất nước.
  • Dị ứng nhựa đu đủ xanh nếu dính ngoài da.
  • Đu đủ xanh có thể làm tăng nguy cơ tử cung bị co thắt do đu đủ xanh có chứa nhựa. Nhựa đu đủ xanh khiến thai nhi bị ảnh hưởng, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non, trẻ em sinh ra bất thường, thậm chí chết lưu thai.

Xem thêm: Điểm danh 10 loại trái cây không tốt cho thai kỳ, bà bầu cần tránh xa

2. Tác hại của đu đủ chín

Cũng giống như đu đủ xanh, ăn đu đủ chín quá nhiều cũng sẽ dẫn đến một vài tác dụng phụ không mong muốn, đó là:

2.1 Giảm khả năng sinh con

Đu đủ chín có chứa những chất làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới. Do đó, nếu bạn đang có dự định sinh con, bạn nên tránh việc ăn quá nhiều đu đủ chín.

2.2 Rối loạn dạ dày

Vì chứa nhiều chất xơ nên ăn nhiều đu đủ chín có thể là nguyên nhân khiến bạn gặp phải các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng....

2.3 Các rối loạn dạ dày - ruột

vach-tran-5-tac-hai-cua-du-du-khi-an-qua-nhieu-voh-2
Ăn đu đủ quá nhiều có thể khiến bạn đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe (Nguồn: Internet)

Các chất papain trong quả đu đủ chín có thể làm dịu dạ dày của bạn nhưng cũng có thể gây khởi phát cơn đau nếu bạn đu đủ với số lượng nhiều.

2.4 Các vấn đề về da

Trong quả đu đủ có chứa thành phần beta-carotene, một chất dinh dưỡng giúp cung cấp vitamin A cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu dư thừa beta-carotene có thể khiến da bạn trở nên nhợt nhạt.

2.5 Cơ địa dị ứng

Nếu bạn bị rối loạn hô hấp như hen suyễn hoặc có bất kỳ triệu chứng nào, hãy thận trọng khi ăn đu đủ. Dị ứng đu đủ có thể khiến cơ thể bạn xuất hiện các tình trạng như: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, khó thở, khó nuốt....

Xem thêm: Hen suyễn và những điều cần biết

3. Những ai không ăn ăn đu đủ

Có thể thấy rằng, đu đủ chín hay sống cũng đều có những mặt tốt và những mặt hại. Do đó, để tránh gặp phải những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, những đối tượng sau đây nên hạn chế hoặc tránh ăn đu đủ:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Người bị bệnh tiểu đường
  • Người có lượng đường trong máu thấp
  • Người bị dị ứng với đu đủ, nhựa đu đủ
  • Người đang chuẩn bị phải phẫu thuật.

4. Đu đủ có tương tác với loại thuốc nào không?

Các chuyên gia cho biết, đu đủ đã được lên men có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Thuốc trị tiểu đường cũng được sử dụng để giảm lượng đường trong máu.

Do đó, dùng đu đủ lên men chung với thuốc điều trị tiểu đường có thể khiến lượng đường trong máu của bạn giảm xuống thấp.

Ngoài ra, những người đang sử dụng thuốc để làm chậm quá trình đông máu cũng cần thận trọng khi ăn đu đủ, bởi đu đủ có thể làm tăng tác dụng của thuốc từ đó làm tăng khả năng bị bầm tím và chảy máu.

Một ngày chỉ nên ăn khoảng 500 - 700gr đu đủ, đu đủ chín nhiều lượng đường nên calo cũng nhiều hơn đu đủ xanh vì thế bạn hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng khi kết hợp với đu đủ.

Đu đủ là thực phẩm bổ dưỡng, không có nhiều axit nên có thể ăn vào lúc đói mà không lo gây hại cho dạ dày, còn nếu ăn kiêng thì không nên ăn trong bữa chính, tốt nhất nên ăn đu đủ vào buổi trưa và lưu ý không ăn hạt đu đủ.

Có thể nói, đu đủ xanh hay đu đủ chín đều tốt cho sức khỏe nếu bạn ăn đúng cách và dùng cho đúng đối tượng. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ biết cách tiết chế lượng đu đủ cần ăn mỗi ngày, hạn chế ăn đu đủ khi có các vấn đề sức khỏe để tránh các tác hại của đu đủ xanh và chín mang lại.

Từ khóa » đu đủ Non ăn Có Tốt Không