Vạch Trần 7 Nguyên Nhân Gây Ngứa Vùng Kín Phụ Nữ - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Ngứa vùng kín nữ hay ngứa âm đạo (Vaginal itching) là tình trạng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Vùng kín bị ngứa mà có kèm theo mùi hôi hoặc tiết dịch bất thường, thì rất có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Vậy ngứa vùng kín là bệnh gì? Nguyên nhân gây ngứa vùng kín là do đâu? Hiểu được trăn trở đó, HelloBacsi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của chị em trong bài viết này.
1. Ngứa vùng kín là bệnh gì?
Bị ngứa âm đạo ở nữ có thể do mắc một số bệnh sau:
- Bạch biến âm đạo.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn.
- Nhiễm trùng nấm men (nấm Candida).
- Viêm da, eczema hoặc bệnh vẩy nến.
- Sụt giảm lượng estrogen do thời kỳ mãn kinh.
- Bệnh lây qua đường tình dục STDs, chlamydia, herpes, nhiễm trichomonas, bệnh lậu,..
2. Nguyên nhân gây ngứa vùng kín ở nữ giới là do đâu?
Không phải mọi trường hợp ngứa vùng kín đều là do bệnh lý. Một số nguyên nhân do sinh lý như chăm sóc cô bé sai cách, mặc quần lót chật, dị ứng với nước vệ sinh vùng kín, hoặc cũng có thể là do chất bôi trơn, bao cao su,…
Dưới đây là những nguyên nhân khiến vùng kín bị ngứa do bệnh lý.
2.1 Nhiễm khuẩn âm đạo
Ngứa vùng kín do nhiễm khuẩn âm đạo là do lượng vi khuẩn thường trú trong âm đạo bị mất cân bằng; dẫn đến sự phát triển quá mức của các hại khuẩn. Khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng, số lượng lợi khuẩn bị giảm, độ PH thay đổi tạo cơ hội cho sự tấn công của hại khuẩn và gây kích ứng và ngứa.
Biểu hiện của nhiễm khuẩn âm đạo là vùng kín bị ngứa kèm theo khí hư có nhiều bọt và nặng mùi.Tiến sĩ Laura Streicher
Bị ngứa vùng kín ở nữ do nhiễm khuẩn âm đạo phải làm sao?
Trong trường hợp bạn ngứa bên trong vùng kín, bạn cần được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Để giảm triệu chứng ngứa tại nhà, bạn có thể:
- Thay đồ lót thường xuyên.
- Giữ cho âm đạo khô thoáng.
- Không thụt rửa bên trong âm đạo.
>>> Bạn có thể tham khảo: Vùng kín có mùi hôi tanh: Hiểu rõ nguyên nhân để cải thiện hiệu quả
2.2 Bị ngứa vùng kín nữ do nhiễm trùng nấm men
Vùng kín nữ bị ngứa do nhiễm trùng nấm men (nấm Candida) là do sự mất cân bằng giữa hệ nấm và hệ vi khuẩn âm đạo gây ra. Tình trạng này còn được gọi là viêm âm đạo do viễm trùng nấm men.
Nhiễm trùng nấm men thường xảy ra sau khi bạn dùng thuốc kháng sinh, hoặc có sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống hàng ngày. Dấu hiệu của tình trạng này là:
- Đỏ và rất ngứa.
- Xuất hiện nốt mủ.
- Tiết ra khí hư hay bị vón cục dày, màu trắng.
Tiến sĩ Wendy Askew, bác sĩ sản khoa, phụ khoa ở San Antonio (Mỹ)
Ngứa vùng kín do nhiễm trùng nấm men phải làm sao?
Trong tình trạng nhiễm trùng quá nặng gây đau rát dữ dội, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuy nhiên, với các triệu chứng nhẹ hơn, bạn có thể thử những cách sau:
- Rửa vùng kín với baking soda pha loãng.
- Massage vùng kín với sữa chua không đường.
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu probiotics cho cơ thể.
2.3 Âm đạo bị ngứa do bệnh vẩy nến hoặc Eczema
Trường hợp ngứa vùng kín ở nữ giới do bệnh vẩy nến hoặc eczema thường được gọi là ngứa âm đạo do bệnh lý. Vì tình trạng này có liên quan đến các bệnh da liễu, gây đỏ và ngứa ở bộ phận sinh dục.
Ngứa âm đạo do bệnh vẩy nến, eczema phải làm sao?
Thông thường, nếu bạn được chẩn đoán là ngứa âm đạo do bệnh lý vảy nến hay eczema, bác sĩ thường khuyến khích bạn sử dụng thuốc có chứa hydrocortisone. Nếu sau vài ngày sử dụng nhưng tình trạng không thuyên giảm; bạn hãy hỏi bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.
2.4 Ngứa vùng kín do viêm da tiếp xúc
Trong nghiên cứu của Đại học bang Ohio của Giáo sư Brett Worly; kết quả cho thấy ngứa vùng kín ở nữ giới còn có liên quan đến viêm da tiếp xúc gây dị ứng và ngứa.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh vùng kín không đúng cách hoặc da bạn nhạy cảm với các chất của nước hoa, chất bôi trơn, dao cạo,.. cũng có khả năng gây kích ứng và ngứa bộ phận sinh dục.
Viêm da vùng kín có thể đi kèm các dấu hiệu như:
- Bị mẩn đỏ, sưng.
- Xuất hiện những vùng da dày lên.
Bị ngứa vùng kín do viêm da tiếp xúc phải làm sao?
Vùng kín có cơ chế tự làm sạch, vì vậy bạn hãy lưu ý:
- NÊN rửa vùng kín nhẹ nhàng với nước sạch và lau khô sau khi đi vệ sinh
- KHÔNG xịt vòi nước, không chà xát bên trong.
- KHÔNG cho bất cứ thứ gì vào bên trong âm đạo để vệ sinh.
- KHÔNG lạm dụng các sản phẩm làm thơm như: thuốc xịt, nước hoa âm đạo.
2.5 Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm liên quan đến đường tình dục. Nhiều căn bệnh có thể gây ra ngứa âm đạo như chlamydia, herpes, nhiễm trichomonas và bệnh lậu.
Khi có dấu hiệu mắc những bệnh này, bạn không nên quan hệ trong thời gian bị viêm nhiễm để tránh lây bệnh cho người khác và không để bệnh nặng hơn.
Với mỗi căn bệnh cụ thể, lộ trình điều trị và chăm sóc sẽ khác nhau. Trong trường hợp này, bạn cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.
Ngứa do mắc bệnh tình dục rất có khả năng chuyển biến thành các triệu chứng đau rát, sưng bộ phận sinh dục hoặc đau đớn khi quan hệ.Tiến sĩ Askew
2.6 Ngứa âm đạo có thể liên quan bệnh bạch biến âm hộ
Bệnh bạch biến âm hộ (hoặc vết trắng âm hộ) do sự tuần hoàn dưới da của âm đạo gặp trở ngại, chức năng trao đổi dần giảm xuống. Từ đó khu vực da vùng âm đạo có vấn đề và dẫn đến bệnh.
Một số chuyên gia y tế cho rằng chứng bệnh này liên quan đến nội tiết tố hoặc do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Bệnh bạch biến âm hộ cần được chẩn đoán bởi bác sĩ có chuyên môn và điều trị bằng thuốc kê toa càng sớm càng tốt.
Đây là một chứng bệnh nghiêm trọng gây ngứa, có hiện tượng mẩn đỏ kèm theo các đốm trắng trên vùng kín.2.7 Ngứa vùng kín do sự thay đổi hormone
Đôi khi vùng kín bị ngứa chỉ đơn thuần là do sự thay đổi hormone và không gây hại trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Bạn có thể sẽ phải chịu đựng chứng ngứa âm đạo khi nội tiết của bạn có thay đổi, thường gặp khi:
- Thời kỳ mang thai.
- Đang sử dụng các biện pháp tránh thai.
- Thời kỳ mãn kinh. Giai đoạn mãn kinh làm suy giảm hormone sinh dục nữ, dẫn đến tình trạng thành âm đạo bị mỏng đi và chất nhờn cũng giảm, gây ngứa “vùng tam giác mật”
Bên cạnh tình trạng ngứa ngáy, “vùng kín khô hạn” cũng là một biểu hiện khi hormone của bạn thay đổi. Âm đạo quá khô có thể dẫn đến giảm tiết dịch nhờn bôi trơn tại các tuyến quanh âm đạo, suy giảm hàm lượng estrogen.
Khi phải chống đỡ lại tình trạng viêm nhiễm quá nhiều sẽ khiến cho màng âm đạo mỏng manh và kém đàn hồi, lâu dần sẽ khiến chị em phải đối mặt với hiện tượng vùng kín bị ngứa ngáy, khó chịu.
2.8 Nguyên nhân khác
Bị ngứa vùng kín là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ. Ngoài một số lý do kể trên, còn có các nguyên nhân khác gây ngứa bộ phận sinh dục thường gặp như:
- Mặc đồ bó sát.
- Suy giảm nội tiết tố.
- Âm đạo bị giãn rộng.
- Không vệ sinh vùng kín đúng cách.
3. Ngứa vùng kín có nguy hiểm không?
Bị ngứa bộ phận sinh dục nữ có nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ ngứa và nguyên nhân gây ngứa. Nếu như bạn chỉ hơi ngứa vùng kín và xác định được nguyên nhân là do sinh lý, hoặc do kích ứng, điều này sẽ không nguy hiểm. Bạn chỉ cần chăm sóc cô bé cẩn thận và các triệu chứng sẽ giảm và biến mất sau 5-7 ngày.
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu cơn ngứa kéo dài hơn 1 tuần, đây có thể là triệu chứng cảnh báo các tình trạng và nhiễm trùng khác nhau. Hãy đi khám sức khỏe nếu bạn bị ngứa vùng kín đi kèm với:
- Đau rát vùng kín khi: ngồi, quan hệ tình dục, đi tiểu.
- Lở loét và/hoặc nổi mụn nước.
- Tiết dịch âm đạo có mùi hôi.
5. Phòng ngừa tình trạng ngứa vùng kín ở nữ giới
Những điều chị em nên và không nên làm sau đây; sẽ có thể làm giảm nguy cơ bị viêm âm đạo cũng như khả năng bệnh có thể quay trở lại.
Nên
- Chọn đồ lót bằng cotton
- Rửa xung quanh âm hộ bằng nước ấm và lau khô
- Sử dụng bao cao su và chất bôi trơn khi quan hệ tình dục
- Sử dụng miếng lót thay cho băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt
Không nên
- Không tắm nước nóng thường xuyên.
- Không thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
- Không sử dụng các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm, cụ thể là các loại xà phòng và chất khử mùi.
Sau khi xác định được nguyên nhân khiến âm đạo bị ngứa, chị em có thể khắc phục và phòng tránh một cách dễ dàng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể; bạn có thể chỉ cần điều chỉnh thói quen hoặc uống thuốc nếu do bệnh lý.
Trường hợp gặp những bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; chị em nên gặp bác sĩ để có hướng tư vấn và điều trị đúng đắn.
[embed-health-tool-ovulation]
Từ khóa » Em Bị Ngứa Vùng Kín
-
Trẻ Bị Ngứa Vùng Kín Những điều Cần Biết Và Cách Khắc Phục
-
Ngứa Vùng Kín Nữ, Nguyên Nhân Do đâu? | Vinmec
-
Ngứa Vùng Kín ở Nữ: Nguyên Nhân & Cách điều Trị Tại Nhà Hiệu Quả
-
Những Cách Chữa Ngứa Vùng Kín ở Trẻ Em Bạn Nên Biết
-
15 Cách điều Trị Ngứa Vùng Kín Tại Nhà Hiệu Quả Dễ Thực Hiện
-
Một Số Nguyên Nhân Khiến Chị Em Bị Ngứa Vùng Kín Và Biện Pháp Xử Trí
-
Nguyên Nhân Nào Khiến Chị Em Bị Ngứa Vùng Kín?
-
Ngứa Vùng Kín Và Những điều Chị Em Cần Biết
-
Ngứa Vùng Kín - Những Thông Tin Cần Biết Dành Cho Chị Em
-
Bé Gái Bị Ngứa Vùng Kín Do đâu? - Bệnh Phụ Nữ
-
Trẻ Bị Ngứa Vùng Kín: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Nguyên Nhân Ngứa Vùng Kín Và 13 Cách Khắc Phục Cực Hiệu Quả Tại ...
-
Vùng Kín Bị Ngứa Rát Có Dịch Và Mảng Trắng Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm ...
-
16 Cách Trị Ngứa Vùng Kín Tại Nhà Hiệu Quả Mà Tiết Kiệm