“Vạch Trần” 7 Nguyên Nhân Phổ Biến Gây Nôn Và Tiêu Chảy ở Người Lớn
Có thể bạn quan tâm
Nôn và tiêu chảy ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân. Việc hiểu rõ từng nguyên nhân và các triệu chứng cụ thể sẽ giúp bạn phần nào biết được mình bị buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì để có cách xử lý phù hợp nhất.
Buồn nôn tiêu chảy, có thể đi kèm với đau bụng ở người lớn là triệu chứng rất thường gặp. “Thủ phạm” phổ biến nhất có thể kể đến đó là nhiễm trùng đường ruột hoặc ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp thì nguyên nhân có thể đến từ những bệnh lý rất nguy hiểm.
Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới để hiểu hơn về tình trạng nôn và tiêu chảy ở người lớn để có cách điều trị hiệu quả.
7 nguyên nhân gây nôn và tiêu chảy ở người lớn
Nôn và tiêu chảy ở người lớn có thể do rất nhiều nguyên nhân. Nếu không bị sốt thì bạn có thể nghi ngờ “thủ phạm” là do căng thẳng, lo lắng, dùng thuốc, uống quá nhiều rượu hoặc mang thai.
1. Nôn và tiêu chảy ở người lớn do viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột hay cúm dạ dày “thủ phạm” phổ biến gây đau bụng buồn nôn tiêu chảy. Đây là tình trạng đường ruột bị viêm, nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, trong đó phổ biến nhất là virus noro, virus rota, virus adeno…
Bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác, thời gian ủ bệnh là từ 1 – 2 ngày. Triệu chứng đặc trưng nhất là đau bụng buồn nôn tiêu chảy và có thể đi kèm với sốt.
2. Buồn nôn tiêu chảy là bệnh gì? Có thể là ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân rất phổ biến gây nôn và tiêu chảy ở người lớn. Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn do chế biến không kỹ, không hợp vệ sinh, bảo quản không đúng cách.
Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến là E.coli, Campylobacter, Salmonella, Staphylococcus, Shigella và Listeria. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện sau khi ăn khoảng vài giờ hoặc vài ngày, trong đó phổ biến nhất là nôn và tiêu chảy. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như:
- Đau bụng dữ dội
- Tiêu chảy ra máu
- Sốt.
3. Căng thẳng và lo lắng quá mức cũng có thể gây buồn nôn tiêu chảy
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa căng thẳng, lo lắng và các bệnh lý về tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy, táo bón đầy hơi, khó tiêu….
Cụ thể, căng thẳng có thể kích thích phản ứng tự vệ bản năng của cơ thể và làm tăng tốc độ chuyển động của ruột. Nếu phân di chuyển với tốc độ nhanh, ruột sẽ không kịp hút nước và có thể dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa.
Dấu hiệu để nhận biết nôn và tiêu chảy ở người lớn do căng thẳng, lo lắng là cơ thể có thêm những biểu hiện như tim đập nhanh, khó thở, đổ mồ hôi, có cảm giác căng thẳng hoặc hoảng sợ.
4. Nôn mửa và tiêu chảy ở người lớn có thể là dấu hiệu mang thai
Nôn mửa và tiêu chảy có thể là dấu hiệu ban đầu của việc mang thai. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn có thể bị nôn mửa do ốm nghén, nhạy cảm với thức ăn, sự thay đổi của hormone hoặc tác dụng phụ của việc bổ sung các loại vitamin.
5. Ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ hoặc uống quá nhiều rượu
Ngoài các nguyên nhân về bệnh lý thì “thủ phạm” khiến bạn buồn nôn tiêu chảy có thể là do ăn quá nhiều thức ăn dầu mỡ hoặc các món ăn quá nhiều đường khiến dạ dày bị kích ứng. Thông thường, ngoài nôn và tiêu chảy, bạn còn có thể bị:
- Đầy hơi, khó tiêu
- Ợ hơi
- Ợ nóng.
Bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này nếu đang mắc phải các bệnh lý về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS), loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…
Uống quá nhiều rượu, bia cũng có thể khiến bạn bị buồn nôn và tiêu chảy do rượu có thể đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, khiến ruột già không hấp thụ nước đúng cách. Không những vậy, uống quá nhiều rượu, bia còn có thể dẫn đến tình trạng viêm dạ dày do rượu và gây ra các triệu chứng như:
- Đau bụng
- Đầy hơi
- Trào ngược axit dạ dày thực quản.
6. Nôn và tiêu chảy ở người lớn do dùng thuốc
Tiêu chảy và nôn là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc. Nguyên nhân có thể là do cách thức hoạt động của thuốc hoặc do thuốc có chứa các chất gây kích ứng dạ dày. Các loại thuốc thường gây nôn và tiêu chảy ở người lớn là:
- Các loại thuốc kháng sinh
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), chẳng hạn như ibuprofen (Advil) và aspirin (Bufferin)
- Thuốc hóa trị liệu
- Thuốc trị bệnh tiểu đường Metformin (Glucophage, Fortamet).
7. Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì nôn và tiêu chảy ở người lớn có thể dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
- Viêm túi thừa: Các túi nhỏ được tạo thành từ việc ruột kết bị yếu và phồng lên bị sưng và viêm. Triệu chứng thường gặp là đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Viêm ruột thừa: Bạn có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng dữ dội, chán ăn, sốt, nôn và tiêu chảy
- Tắc ruột: Tình trạng các chất trong ruột già không di chuyển, bị ứ động lại 1 chỗ. Triệu chứng đặc trưng là xuất hiện các cơn đau, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sưng và cứng bụng
- Sốc phản vệ: dị ứng nghiêm trọng với triệu chứng thường gặp là khó thở, phát ban, sưng ở cổ họng hoặc lưỡi, nôn, tiêu chảy.
- Ung thư tuyến tụy: Đau bụng, vàng mắt hoặc da, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, suy nhược cơ thể, sút cân không rõ nguyên nhân…
Làm gì khi bị nôn và tiêu chảy?
Nôn và tiêu chảy ở người lớn thường không kéo dài lâu. Trường hợp nôn và tiêu chảy chỉ mới xuất hiện và không đi kèm với triệu chứng nào khác, bạn có thể theo dõi, thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà như:
- Uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể. Bạn có thể uống nước lọc, nước trái cây không đường, nước cháo…
- Dùng dung dịch bù nước đường uống Oresol theo liều phòng ngừa (khoảng 10ml/kg trọng lượng cơ thể) sau mỗi lần đi ngoài phân lỏng
- Uống trà gừng, trà bạc hà
- Nghỉ ngơi nhiều, tránh căng thẳng
- Ăn có món nhẹ, dễ nuốt, chẳng hạn như các món cháo phù hợp với người tiêu chảy, súp…
- Tránh dùng các món nhiều dầu mỡ, cay, nhiều chất béo, đường, sữa, caffein…
- Dùng các loại thuốc không kê đơn như thuốc trị tiêu chảy bismuthsubsalicylate, loperamide; thuốc chống nôn như dramamine và gravol. Tránh tự ý dùng kháng sinh trước khi xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này.
Nếu nôn và tiêu chảy ở người lớn đi cùng với các triệu chứng bất thường kể trên hoặc có các triệu chứng sau, bạn cần đi khám ngay. Sau khi khám, tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp:
- Tiêu chảy và nôn mửa liên tục
- Có dấu hiệu mất nước dù uống nhiều nước và dùng dung dịch bù nước
- Tiêu chảy ra máu
- Chất thải khi nôn có màu vàng hoặc xanh lá cây
- Tiêu chảy hơn 7 ngày và nôn hơn 2 ngày.
Nôn và tiêu chảy là tình trạng có thể dẫn đến mất nước rất nhanh. Mất nước là biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, quan trọng nhất vẫn là chú ý bù nước. Nếu thấy có các dấu hiệu của phân độ mất nước nặng thì cần đi khám ngay.
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » Khó Tiêu Buồn Nôn Tiêu Chảy
-
Buồn Nôn Và Tiêu Chảy Cảnh Báo Bệnh Gì? Khi Nào Cần đi Khám Ngay
-
Ợ Hơi Buồn Nôn Tiêu Chảy Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Triệu Chứng đau Bụng Buồn Nôn đi Ngoài Có Nghiêm Trọng Hay Không?
-
Buồn Nôn Và Tiêu Chảy – Dấu Hiệu Bệnh Gì ? | Sở Y Tế Nam Định
-
Đau Bụng Tiêu Chảy Buồn Nôn Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
️ Nguyên Nhân Phổ Biến Gây Nôn Và Tiêu Chảy ở Người Lớn
-
Đau Bụng Tiêu Chảy Buồn Nôn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Normagut
-
Tiêu Chảy Kèm Khó Tiêu Hóa, Buồn Nôn Có Phải Dấu Hiệu Lao Ruột ...
-
Khó Tiêu - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Buồn Nôn Và Nôn - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đầy Bụng Khó Tiêu: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - HEWEL
-
Đầy Hơi, Chướng Bụng, Khó Tiêu: Những Triệu Chứng Thường Gặp Về ...
-
Cách Chữa đầy Bụng Khó Tiêu Buồn Nôn Tại Nhà, An Toàn, Hiệu Quả
-
Ăn Không Tiêu Buồn Nôn – Tiềm ẩn Nhiều Căn Bệnh Khó Lường