Vải Cashmere: Chất Liệu Xa Xỉ Dành Cho Giới Thượng Lưu
Có thể bạn quan tâm
Trong giới thời trang, chắc hẳn không ai là không biết đến vải Cashmere – chất liệu sang trọng chỉ giới thượng lưu mới có. Giá trị của loại vải này được so sánh ngang ngửa với bạch kim và vàng. Trong bài viết dưới đây, Gạo House sẽ giới thiệu đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về loại vải đắt đỏ bậcga nhất thế giới này. Đừng bỏ lỡ nhé!
1. Vải cashmere là gì?
Vải cashmere (vải len cashmere) là chất liệu xa xỉ được dệt từ những sợi lông mềm nhất của những con dê cư trú tại vùng núi Himalaya. Mỗi một sợi vải cashmere khi được kéo ra cần phải đạt được tiêu chuẩn đường kích thấp nhất là: 18.5mm và 3.175mm đối với chiều dài. Vải Cashmere luôn gắn liền với cụm từ xa xỉ, đắt tiền và chỉ có những nhân vật tầm cỡ, giàu có trên thế giới mới đủ khả năng sở hữu.
Chất liệu này được bao phủ bởi một lớp lông mỏng, mịn nên thường được sử dụng để may áo đồng phục và các loại áo len, áo khoác giữ ấm cho mùa đông.
2. Nguồn gốc của len cashmere
Vải Cashmere có nguồn gốc từ Kashmir (TCN) – nay thuộc Ấn Độ và đây chính là nơi chuyên sản xuất và cho ra đời lượng lông dê núi Himalaya lớn nhất thế giới. Vì vải cashmere được dệt từ những sợi lông mới nhất nên phải chờ khi mùa đông đến, khi những chú dê bắt đầu thay lớp lông mới thì người ta mới có thể tìm thấy chút lông này bám trên các mỏm đá và bụi cây.
Đây chính là lý do mà sản lượng lông được thu hoạch hàng năm thường rất ít. Sau khi thu được lượng lông vừa đủ, người ta sẽ tiến hành se sợi và dệt vải hoàn toàn bằng thủ công. Để cho ra đời được một chiếc áo len cashmere, người ta cần phải hy sinh lông của hơn 2 chú dê núi Himalaya.
3. Phân loại vải cashmere chi tiết nhất
Người ta thường phân loại vải cashmere dựa vào điều kiện sống của những chú dê được lấy lông. Và loại đắt đỏ nhất chính chất liệu được dệt từ những con dê núi ở đỉnh Himalaya.
- Loại A: Sợi vừa mỏng, vừa dày, đường kính siêu nhỏ thấp đến 14 micron và độ dài tới 36mm. Sản phẩm được dệt từ loại sợi này có độ bền rất cao và vô cùng mềm mịn.
- Loại B: Đường kính vải khoảng 19 micron, chất lượng vải thấp hơn so với loại A.
- Loại C: Đây là loại sợi dày nhất, đường kính ngắn chỉ khoảng từ 30 micron và chất lượng kém hơn 2 loại kể trên.
4. Vải len cashmere có đắt không?
Vải cashmere có giá thành rất đắt và mức giá của một thành phẩm từ chất liệu này được so sánh ngang ngửa cùng các loại kim loại đắt đỏ. Sở dĩ như vậy là bởi:
- Quy trình thu gom và sản xuất loại len này mất rất nhiều thời gian – công sức
- Cần tới lông của 4 chú dê núi Himalaya mới có thể tạo thành một chiếc áo khoác may từ vải cashmere.
- Chi phí nuôi dưỡng những chú dê cashmere vô cùng cao, cộng thêm môi trường khắc nghiệt khiến cho môi trường nuôi dưỡng phát sinh rất nhiều khó khăn. Do đó, sản lượng lông thu được rất thấp bởi phải phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết và lượng lông.
- Ngoài ra, giá của vải vô cùng cao cũng bởi sự chênh lệch về mức giá giữa các quốc gia.
5. Các ưu điểm nổi bật của vải Cashmere
Giá trị của chất vải cashmere không chỉ thể hiện ở độ hiếm, mà còn bởi vải có nhiều đặc tính nổi bật như:
- Vải rất nhẹ và gần như không có trọng lượng.
- Là chất liệu tự nhiên không pha thêm bất kỳ chất hóa học nào, bề mặt vải chống bám bụi tốt nên nên không gây dị ứng cho người mặc.
- Vải dạ cashmere có độ bền cao, có khả năng chống mài mòn cực kỳ tốt hơn hẳn vải lụa, len nên được yêu thích sử dụng để may đồng phục.
- Các sợi cashmere dẫn nhiệt thấp, độ ẩm cao gấp 6 lần các loại len thông thường nên khi mặc rất ấm nhưng vẫn thoải mái giúp da dễ thở.
- Vải cashmere là loại vải mềm nhất trong các chất liệu hiện có trên thị trường (mềm hơn cả sợi tơ).
- Lông dê mang đến nhiều tác dụng tốt cho cơ thể như: hỗ trợ điều trị cột sống, khớp, giảm đau, giải tỏa mệt mỏi và căng thẳng.
- Trong thành phần của cashmere có chứa một loại sáp tự nhiên chăm sóc da.
- Vải cashmere rất bền nên sản phẩm làm từ chất liệu này có thể giữ nguyên màu sắc sau nhiều năm sử dụng.
6. Các nhược điểm của vải len Cashmere
- Giá thành vô cùng đắt đỏ
- Khả năng thấm hút nước cao gây ảnh hưởng lớn đến quá trình vệ sinh
- Độ giãn của vải thấp nên muốn mặc rộng rãi và thoải mái thì người dùng cần đặt may áo kích thước lớn hơn so với số đo cơ thể.
7. Các ứng dụng phổ biến của vải Cashmere trong cuộc sống
Cashmere là chất liệu được sử dụng rất phổ biến trong mọi mặt của cuộc sống, như:
- Ứng dụng trong ngành may mặc: Quần áo nhẹ, khăn choàng, áo len, áo khoác, khăn quàng cổ… Thành phẩm may từ cashmere vô cùng sang trọng, thanh lịch và có khả năng giữ ấm vô cùng tốt.
- Chất liệu này còn được dùng để may đo & sản xuất các món đồ nội thất như: chăn, mền…
- Cashmere cũng được sử dụng để đan găng tay, may áo gia đình, tất chân, mũ len… giữ ấm trong mùa động.
8. Hướng dẫn nhận biết vải Cashmere thật, giả
Để nhận biết và xác định được đâu là vải cashmere thật, giả hãy tham khảo những gợi ý của Gạo House phía dưới đây:
- Dùng tay sờ lên bề mặt vải để cảm nhận độ mịn màng trên từng ngón tay. Chất liệu chính hãng sẽ mềm mịn hơn những loại vải thông thường.
- Dùng 2 tay kéo dãn thử vải để kiểm tra khả năng co dãn. Nếu vải không chảy hay bị dãn thì đó chính là cashmere chính hãng.
9. Hướng dẫn vệ sinh, bảo quản vải cashmere chi tiết
Vải cashmere được đan từ 100% sợi tự nhiên nên chất liệu này không thích hợp với hóa chất có tính tẩy rửa cao. Hơn nữa, thành phần hóa học có trong nước hoa có thể làm biến đổi cấu trúc sợi len cashmere hoặc thu hút côn trùng khiến vải bị đục thủng. Ngoài ra, để vải không bị nhăn nhàu bạn nên để chúng nghỉ ngơi ít nhất 24h để sợi len phục hồi và không bị giãn.
Để vải sợi len cashmere luôn bền đẹp thì bạn nên lưu ý những điều sau khi giặt ủi:
- Chỉ nên giặt vải ở nhiệt độ dưới 37 độ C
- Chỉ nên sử dụng bột giặt chuyên dụng, kết hợp giặt tay nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến kết cấu sợi vải.
- Để áo khô tự nhiên trên mặt phẳng ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không dùng móc để treo áo phông đồng phục học sinh vải cashmere vì có thể gây dãn, xấu.
- Tuyệt đối không sấy ủi vải cashmere vì tác động này có thể làm biến đổi cấu trúc vải, khiến chúng co lại.
- Gập phẳng và đặt vải trong túi nhựa kín để rệp và côn trùng gây hại không thể xâm nhập.
10. Những điều thú vị về vải cashmere có thể bạn chưa biết
Cashmere là chất liệu đặc biệt nên xoay quanh loại vải này cũng tồn tại một vài bí mật rất thú vị có thể bạn chưa biết như:
- Dù vải cashmere chỉ dày vài mm lại có khả năng giữ ấm rất tốt, kể cả nhiệt độ âm dưới 40 độ C.
- Một chiếc áo có kích cỡ vừa phải cần đến lông của 4 con dê mới có thể đủ đan
- Thành phẩm của cashmere cực bền bỉ, không bao giờ bị chảy nhão hay biến dạng.
- Không bao giờ bị phai màu
- Đây là chất liệu nhà sản xuất khuyên giặt bằng tay
- Mỗi một con dê cashmere chỉ có thể sản xuất 110 – 170 gram lông/năm.
- Từ thế kỷ 18, chất liệu này được ví là vải “hoàng gia” và chủ yếu được sử dụng trong các gia đình quý tộc Châu Âu.
- Vải được dệt hoàn toàn bằng thủ công bởi người dân Kashmir.
Tất cả những thông tin thú vị về vải cashmere đã được Gạo House tổng hợp ở bài viết trên. Hy vọng rằng, kiến thức trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn cần đặt may đồng phục, áo gia đình, đồng phục nhóm teambuilding… hãy liên hệ với Gạo House để được hỗ trợ nhé. Chúng tôi là xưởng may uy tín, sản xuất- thiết kế đồng phục theo yêu cầu quy mô lớn nhất cả nước.
Từ khóa » Chất Liệu Dạ Cashmere
-
Vải Cashmere Là Gì? Phân Loại Và ưu điểm Của Loại Vải Cao Cấp Này
-
Dạ Cashmere- Chất Liệu được Săn Lùng Nhất Mùa Đông
-
Chất Liệu Cashmere Là Gì? Tìm Hiểu Về Vải Cashmere - YODY
-
Vải Cashmere Là Gì - Loại Vải Cho Giới Thượng Lưu - Đồng Phục VANDA
-
Vải Cashmere Là Gì? Đặc điểm & Cách Bảo Quản Vải Cashmere
-
Vải Dạ Hai Mặt Cashmere May áo Khoác Măng Tô Nữ
-
Cashmere (Dạ Lông Cừu) – Chất Liệu được Săn Lùng Nhất Mùa Đông
-
Vải Cashmere Là Gì? Cách Giặt Và Bảo Quản Len Cashmere Chuẩn Spa
-
Vải Cashmere Là Gì ? Nguồn Gốc, đặc điểm, Cách Nhận Biết - Natoli
-
Vải Cashmere Là Gì? Nguồn Gốc, Phân Loại Và ứng Dụng Của Vải ...
-
Wool& Cashmere Chất Liệu đẳng Cấp Tạo Nên Những Chiếc áo Khoác ...
-
Tìm Hiểu Về Vải Cao Cấp Cashmere DEC TEAM
-
10 Lưu ý Khi Sử Dụng Và Bảo Quản Khăn Cashmere Bạn Cần Biết