Vải Cashmere Là Gì ? Nguồn Gốc, đặc điểm, Cách Nhận Biết - Natoli

Vải cashmere là loại vải cao cấp, có vẻ đẹp tinh tế, ấm áp khác với nhiều loại vải khác. Đây cũng là loại vải được rất nhiều người tiêu dùng Việt lựa chọn khi mua sắm trang phục cho mùa đông.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về loại vải cashmere và hướng dẫn bạn cách vệ sinh, bảo quản vải đúng cách. Cùng Natoli tìm hiểu về bài viết này nhé!

Vải cashmere là gì? Chất liệu vải cashmere là gì?

Vải cashmere là một loại vải cao cấp được sản xuất từ lông dê. Không phải lông dê nào cũng có thể sản xuất vải cashmere mà bắt buộc phải là dê Kashmir.

Quần áo được may từ vải cashmere có thể mặc trong nhiều thời tiết khác nhau. Khả năng giữ ấm của vải cashmere tốt hơn rất nhiều lần so với các loại len thông thường khác.

Hơn thế nữa, vải cashmere italy cũng có độ bền cao kể cả khi đã sử dụng nhiều năm trong điều kiện được bảo quản và vệ sinh tốt. Một sợi vải cashmere tiêu chuẩn sẽ có đường kính tối thiểu là 18.5mm và chiều dài tối thiểu là 3.175mm.

Vải cashmere

Nguồn gốc của vải cashmere

Vải cashmere được coi là một trong những chất vải đắt đỏ và chất lượng nhất thế giới. Vừa mềm mại, nhẹ nhàng lại có khả năng giữ ấm tốt cho cơ thể, giá của loại vải này khá cao.

Các tấm vải cashmere được dệt từ sợi tơ tự nhiên được sản xuất từ lớp lông tơ dê Kashmir - đây cũng là nguồn gốc cho cái tên cashmere.

Những chú dê Kashmir được nuôi nấng và chăm sóc trên những thảo nguyên rộng lớn vùng Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Trung Quốc, Châu Úc,...

Lông tơ dê Kashmir

Trong vòng 1 năm, trung bình, người ta chỉ có thể thu được 50 - 150g lông tơ của một con dê Kashmir cho quá trình sản xuất sợi.

Phần lông lấy được đủ tiêu chuẩn sản xuất không phải là lớp lông dày cộm như bạn vẫn thấy mà phải là lớp lông tơ trắng, mỏng, mịn bên dưới lớp lông ngoài cùng.

Quá trình dệt sợi cũng được làm hoàn toàn thủ công cần thợ lành nghề nhiều năm kinh nghiệm mới có thể thực hiện được và không thể áp dụng máy móc thiết bị như nhiều loại vải khác. Đó chính là lý do lại sao vải cashmere nguyên chất và len cashmere có giá đắt gấp nhiều lần các loại vải khác.

Đặc điểm của vải cashmere

Thực tế, vải cashmere được coi là một trong những loại vải có khả năng giữ ấm cơ thể tốt nhất. Những chú dê được nuôi nấng trên thảo nguyên đã phát triển để thích nghi với môi trường khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ thấp tới -40 độ C. Do đó, vải cashmere có khả năng giữ ấm cao hơn bất kỳ các loại vải, len nào khác lên đến 6 lần.

Khi mặc trang phục làm từ vải cashmere, bạn có thể yên tâm sử dụng nhiều năm bởi loại vải này rất bền màu, không bị giãn hay bạc màu đi dù bạn có vệ sinh nhiều lần đi nữa.

Những bộ trang phục làm từ vải cashmere sẽ giữ vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng trong nhiều năm nhất định sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!

Một đặc điểm khác bạn không thể không biết khi tìm hiểu về vải cashmere đó là loại vải này không hề rẻ một chút nào so với thị trường vải hiện nay.

Tuy nhiên, với những đặc điểm nổi bật trên của vải cashmere, loại vải này vẫn chiếm được nhiều cảm tình của người tiêu dùng Việt và được tiêu thụ mạnh mẽ.

Ưu nhược điểm của vải cashmere

Cũng như nhiều loại vải khác, vải cashmere cũng có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Bạn sẽ dễ dàng lựa chọn loại vải phù hợp với trang phục mình cần hơn khi nắm được ưu nhược điểm của vải cashmere dưới đây.

Ưu điểm của Vải cashmere

  • Loại vải này có khả năng giữ nhiệt rất tốt. Loài dê Kashmir có khả năng sống ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá nên loại lông của chúng có khả năng giữ nhiệt tốt gấp nhiều lần loài vật khác. Do đó, tại những quốc gia có nhiệt độ trung bình thấp ở phương Tây rất ưa chuộng loại len này.

  • Bề mặt vải cashmere cực kỳ mịn và vô cùng dễ chịu khi tiếp xúc với da. Khi mặc nhiều lớp áo vào mùa đông, bạn sẽ không còn phải cảm thấy khó chịu nữa.

  • Dù được may với khối lượng vải lớn đến đâu, vải cashmere cũng không khiến bạn khó chịu vì loại vải này tương đối nhẹ.

Nhược điểm của Vải cashmere

  • Một trong những nhược điểm nổi bật nhất của loại vải này đó là giá thành cao hơn hẳn so với mặt bằng chung. Bản thân việc thu hoạch lông cừu đã khó, việc sản xuất thủ công bằng tay cũng là lý do khiến loại vải tự nhiên này vừa đắt vừa hiếm.

  • Khả năng hút nước của vải cashmere rất tốt nên khi giặt, bạn sẽ thấy khó khăn vì trọng lượng vải sẽ lớn gấp nhiều lần. Bạn sẽ cảm thấy ít nhiều khó khăn khi giặt tay.

  • Độ co giãn của vải cashmere chỉ ở mức độ trung bình nên hầu hết các loại trang phục làm từ vải cashmere đều có form rộng, lớn hơn kích thước thật sự của cơ thể để giúp người mặc có thể hoạt động thoải mái hơn.

Phân loại các loại vải cashmere

Sau khi hiểu chất liệu cashmere là gì, bạn nên biết rằng vải cashmere có thể chia ra làm các loại vải khác nhau. Điều này tùy thuộc vào chất lượng lông dê thu được khác nhau từ các nơi có khí hậu khác nhau.

Với môi trường càng lạnh thì lông thu hoạch được càng tốt. Ví dụ điển hình như với những chú dê được nuôi từ khu vực dãy Himalaya cho ra thành phẩm là những lớp lông tốt và ấm áp nhất.

Để xác định các loại vải cashmere khác nhau, bạn nên bắt đầu với độ mịn của sợi lông và độ dài của sợi tóc.

  • Vải cashmere loại A: đây là mẫu vải cashmere có sợi mỏng với đường kính thấp tối đa khoảng 14 micron và có độ dài lên tới 36mm. Đây cũng là loại vải cashmere có độ bền lâu nhất trong số tất cả các loại vải cashmere được sản xuất.

  • Vải cashmere loại B: đây là mẫu vải cashmere có được kính lớn hơn, rơi vào khoảng 19 micron. Tuy nhiên, chất lượng vải cashmere loại B không thể nào so sánh được với vải cashmere loại A.

  • Vải cashmere loại C: đây là mẫu vải cashmere có chất lượng thấp nhất trong 3 loại vải. Đường kính sợi vải cashmere loại C lớn tối đa 30 micron và đương nhiên, đây cũng là loại vải cashmere có giá thành thấp nhất.

Cách xác định chất lượng vải Cashmere

Sau khi xác định rõ cashmere là chất liệu gì và những loại vải cashmere khác nhau, bạn cần học cách xác định chất lượng vải để sở hữu loại vải chính hãng, đảm bảo nhu cầu sử dụng. Cách làm vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng đầu ngón tay để cảm nhận được độ mềm mại của vải.

Tiếp đó, hãy dùng tay để kéo độ dài của sản phẩm. Vải cashmere nổi tiếng là loại vải có độ bền đẹp cao, ngay khi kéo dãn vẫn không bị biến dạng.

Thêm vào đó, bạn cũng cần biết thêm một số thông tin để tránh mua phải vải cashmere giả, kém chất lượng.

Đầu tiên, loại vải này không thể dùng thuốc nhuộm nên vải cashmere màu sắc nổi bật là bất khả khi và không thể áp dụng được cho vải.

Tiếp đó, khi mua hàng, bạn nên vắt vải trong lòng bàn tay để xem vải có bị biến dạng không và lòng bàn tay có ấm lên không. Vải cashmere chính hãng sẽ có khả năng giữ nhiệt tốt, giúp tay bạn ấm lên tức thì.

Nếu có ánh nắng, hãy đưa vải ra bên dưới ánh mặt trời để kiểm tra. Vải cashmere không thể phản chiếu ánh sáng nên sẽ không thể lấp lánh dưới ánh mặt trời.

Đây là cách vô cùng hiệu quả bởi những mẫu vải sợi tổng hợp sẽ phát sáng, hơi lấp lánh dưới ánh nắng, giúp bạn có thể phân biệt rõ ràng.

Vì sao các sản phẩm từ vải Cashmere lại có giá thành cao như vậy?

Các sản phẩm làm từ vải cashmere có mức giá tương đối cao. Quá trình lấy lông tơ dê Kashmir khó khăn hơn bạn tưởng. Để thu hoạch được phần lông mềm nhất của những chú dê này, bạn phải nhặt nhạnh thủ công từ các mỏm đá, bụi cây nơi dê sinh sống vào mùa đông, khi chúng thay lông...

Việc này cũng sẽ mất khá nhiều thời gian nên lượng lông dê thu được từ mỗi chú dê trong một năm là rất nhỏ.

Để sản xuất ra một chiếc áo len cashmere form trung bình phải trải qua một quy trình phức tạp với phần lông thu được từ hai con dê.

Chăm sóc một chú dê và sản xuất sợi cashmere từ lông dê mất rất nhiều thời gian và tốn kém chi phí. Để chất lượng vải tốt, chú dê phải được nuôi dưỡng ở nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Mỗi nước khác nhau sẽ có điều kiện khí hậu khác nhau suy ra chất lượng lông cũng sẽ khác nhau.

Những con dê được nuôi tại dãy Himalaya là nguồn gốc của những tấm vải cashmere chất lượng nhất do khí hậu ở đây vô cùng khắc nghiệt.

Để tạo ra sợi vải cashmere, người ta chỉ có thể làm thủ công bằng tay mà không thể sử dụng bất kỳ loại máy móc, thiết bị nào cả. Mức giá cũng bị ảnh hưởng do sự chênh lệch trong khâu sản xuất và chất lượng sợi cashmere của các nước.

Có thể nói, vải cashmere chỉ dành cho những gia đình khá giả, thượng lưu, những nhân vật có tầm ảnh hưởng, đủ để chi trả cho mức giá cao ngất của các sản phẩm làm từ vải cashmere tự nhiên.

Vải cashmere giá bao nhiêu?

Bạn có thể tham khảo một số loại vải cashmere cao cấp tới từ Pháp và Ý với chất lượng tuyệt hảo:

  • Vải cashmere Pháp giá khoảng 9.900.000 đồng/m (436 US$)

  • Vải cashmere Ý (100% cashmere) giá khoảng 11.200.000 đồng/m ($494 US$)

Tại Việt Nam, bạn có thể mua vải cashmere loại 1 có nguồn gốc ở Trung Quốc, Mông Cổ với mức giá rẻ hơn rơi vào tầm 2.000.000đ - 4.500.000đ/m. Những loại vải cashmere pha sợi tổng hợp, vải cashmere nhân tạo sẽ có giá thấp hơn rất nhiều.

Trong một năm, trung bình, khối lượng vải cashmere thu hoạch được trên toàn thế giới ước tính chỉ vài nghìn tấn - một con số khiêm tốn.

Để có thể sản xuất vải cashmere năng suất hơn, nhiều nhà sản xuất tại Mông Cổ, Trung Quốc đã tiến hành nuôi dê trong điều kiện nhân tạo.

Tuy nhiên, chất lượng lông dệt sợi từ những chú dê này kém hơn hẳn với những chú dê được nuôi tự nhiên. Từ đó, giá thành loại vải cashmere này cũng sẽ thấp hơn hẳn so với vải cashmere tự nhiên.

Ứng dụng của vải cashmere

Với những đặc tính tuyệt vời của mình, vải cashmere được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau. Nhất là những bộ trang phục ấm áp cho mùa đông lạnh giá.

Vải cashmere may quần áo, đồng phục

Vải cashmere được sử dụng rất nhiều trong sản xuất khăn quàng cổ, găng tay, tất chân, áo cardigan, áo len cổ lọ,... các phụ kiện có mục đích giữ ấm cho cơ thể.

Loại vải này giúp giữ form quần áo rất tốt và không dễ nhăn nên rất hay được lựa chọn để may đồ vest, đồng phục, quần Âu,...

Hướng dẫn vệ sinh vải cashmere

Để có thể sử dụng tốt các sản phẩm làm từ vải cashmere trong nhiều năm, bạn cần biết cách sử dụng, giặt ủi và bảo quản vải thật tốt.

Những lưu ý cần thiết và hướng dẫn sử dụng

Do có nguồn gốc làm từ nguyên liệu tự nhiên nên chất vải cashmere không phù hợp với các loại nước giặt, hóa chất có nồng độ cao.

Nếu như bạn là người hay sử dụng nước hoa, bạn cũng cần cẩn thận vì các chất hóa học có trong nước hoa sẽ khiến cấu trúc sợi len cashmere thay đổi.

Sau khi vệ sinh vải, bạn cần để trang phục nghỉ trong khoảng 24 giờ để các sợi len được phục hồi lại hình dáng ban đầu, không bị nhăn nhúm, nhàu nhĩ.

Cách giặt ủi Vải cashmere

  • Bạn nên giặt trang phục, đồ vật bọc vải trong nước có nhiệt độ trung bình, không quá lạnh và cũng không quá nóng.

  • Hãy sử dụng xà phòng chuyên dụng dành cho vải cashmere khi giặt đồ.

  • Khi xả lại quần áo, hãy dùng nước sạch, tuyệt đối không dùng nước xả vải.

  • Dùng một chiếc khăn bông thấm lên bề mặt trang phục và cuộc lại, ấn nhẹ để hút hết nước trước khi phơi thay vì dùng tay vắt thông thường.

  • Đừng phơi trực tiếp trang phục dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. Thay vào đó, hãy phơi ở nơi bóng râm và có nhiệt độ vừa phải.

  • Bạn không nên sử dụng mắc để treo quần áo do dễ làm giãn và hỏng mất độ đàn hồi của vải.

Phương pháp bảo quản Vải cashmere

Vì không dùng được mắc áo, hãy trải phẳng phiu và gập gọn gàng xếp trong tủ quần áo. Bạn có thể bọc các trang phục này trong túi kín khi trời sang hè và không sử dụng trong vòng vài tháng tới. Nếu sử dụng bàn ủi, bạn hãy chú ý đặt nhiệt độ thấp để không tác động nhiệt quá lớn đến bề mặt sợi vải.

Với bài viết trên đây, NATOLI đã giúp bạn bổ sung hàng loạt các thông tin hữu ích về chất liệu vải cashmere. Đây là loại vải tuyệt đẹp, tạo nên vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng mà bạn rất nên sở hữu trong tủ đồ của mình. Hãy chú ý những hướng dẫn của chúng tôi về cách vệ sinh và bảo quản vải để giữ gìn trang phục của mình thật tốt nhé.

Tag : Vải cashmere giá bao nhiêu , Chất liệu vải cashmere là gì , Vải cashmere wool , Dạ cashmere , Vải cashmere mua ở đầu , Len cashmere giá , Vải dạ cashmere

Xem Chi Tiết Các Loại Vải Khác :

Vải lụa satinVải tweedVải silkVải modalVải borip
Vải thun cottonVải trượtVải sheer Vải lụa hànVải bamboo
Vải DenimVải thun lạnhVải RayonVải da cáVải acrylic
Vải xôVải tencelVải phi bóngVải chân cuaSimili
Vải viscoseVải sợi treVải nhung tămVải cashmerePolyurethane

Từ khóa » Dạ Cashmere Là Gì