Vải Cashmere Là Gì? Những Kiến Thức Cơ Bản Nhất Về Chất Liệu ...
Có thể bạn quan tâm
Vải cashmere là gì? Đây có phải loại vải được sinh ra dành cho giới thượng lưu? Để biết được những thông tin chuẩn xác nhất về đặc điểm, tính năng cho đến ứng dụng của vải cashmere thì nhớ theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- 1 Giải đáp vải cashmere là gì?
- 2 Nguồn gốc vải cashmere
- 3 Các loại vải cashmere phổ biến hiện nay
- 3.1 Phân theo chất liệu vải cashmere sẽ có 2 loại chính
- 3.2 Phân theo loại A, B, C
- 4 Quy trình sản xuất vải cashmere diễn ra như thế nào?
- 4.1 Thu hoạch nguyên liệu (lông dê Cashmere)
- 4.2 Tiến hành làm sạch lông cashmere
- 4.3 Chải thô và quay sợi lông cashmere
- 4.4 Cuối cùng nhuộm và dệt vải cashmere
- 5 Ưu, nhược điểm của vải cashmere là gì?
- 6 Ưu điểm vải cashmere
- 6.1 Nhược điểm vải cashmere
- 7 Bí quyết bảo quản vải Cashmere lâu, bền và đẹp nhất
Giải đáp vải cashmere là gì?
Vải cashmere là gì? – Loại vải này còn được gọi là len cashmere, một chất liệu xa xỉ và có từ rất lâu. Được biết, cashmere sinh ra dành cho những người có điều kiện kinh tế, tiếng tăm trong xã hội xưa. Thông thường, sợi vải cashmere đạt chuẩn sẽ đáp ứng đủ đường kính tối thiểu là 18,5mm và chiều dài lên tới 3,175mm.
Hiện nay, cashmere vẫn là loại vải đắt và chất lượng tốt nhất thế giới. Sở hữu đặc tính mềm mại, nhẹ cashmere được đánh giá phù hợp với mọi điều kiện thời tiết.
Bên cạnh đó, mỗi năm người ta chỉ có thể lấy được 60 đến 150 gram cashmere từ lông dê nên giá thành của chúng khá đắt đỏ so với những chất liệu vải thông thường. Thêm một điều đặc biệt nữa là, cashmere không thể sản xuất bằng máy móc mà chỉ có thể dệt thủ công. Thậm chí, để có thể tạo thành sợi vải cashmere người thợ gặp phải rất nhiều khó khăn, đòi hỏi trình độ tay nghề cao.
Nguồn gốc vải cashmere
Về nguồn gốc xuất xứ, vải cashmere bắt nguồn thế kỷ III từ Kashmir (TCN), nay thuộc Ấn Độ. Loại vải này được tạo thành từ lông tơ mềm, mịn của những chú dê sinh sống ở vùng Himalaya hoặc New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ,… và được dệt tự nhiên.
Về sau, loại vải này bắt đầu được chuyển đến các quốc gia Châu Âu và Đông Âu. Tại Paris, vải Cashmere cực kỳ phát triển và được giới thương gia xem như báu vật, họ bất chấp mọi nguy hiểm để có thể đưa được chất liệu này đến Châu Âu và phát triển.
Đến thế kỷ 19, sợi cashmere trở thành chất liệu phổ biến ở các quốc gia Châu Âu và mang đến lợi ích rất lớn cho nền kinh tế quốc gia. Cũng nhờ sự phát triển của vải Cashmere mà nghề nuôi dê cũng được mở rộng, thu lại lợi ích cao, cải thiện đời sống người dân.
Hiện nay, chất liệu cashmere xuất hiện phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc là nước xuất, nhập khẩu chất liệu này lớn nhất thế giới.
Xem thêm: Vải Sợi Pha Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Chất Liệu Vải Sợi Pha
Các loại vải cashmere phổ biến hiện nay
Vải cashmere trên thị trường hiện nay khá đa dạng, chất liệu vải sẽ phụ thuộc vào môi trường sinh sống cũng như sức khỏe những chú dê được lấy lông. Được biết, chú dê sống ở dãy Hy Mã Lạp Sơn sẽ cho chất liệu lông tốt nhất, đảm bảo mềm mại.
Phân theo chất liệu vải cashmere sẽ có 2 loại chính
Len Cashmere: Chất liệu vải này được dệt từ lông dê Cashmere, có bề mặt khá mịn và mềm, được sử dụng để may áo len là chủ yếu.
Len Pasmina: Được làm từ lông dê Pasmina (họ hàng với dê Cashmere), chất liệu này cũng có nhiều nét tương đồng với cashmere nên được sử dụng nhiều để may áo len.
Phân theo loại A, B, C
Ngoài phân theo chất liệu thì vải cashmere còn được phân làm 3 loại chính, cụ thể từng loại như sau:
Dựa trên độ tinh khiết (độ mịn) và độ dài của sợi người ta chia vải len Cashmere thành 3 loại sau:
Vải cashmere loại A: Chất liệu này khá mỏng nhưng lại dài nhất, đường kính của cashmere loại A có thể dài lên tới 36 mm. Đặc biệt, các sợi cashmere A còn được đánh giá cao về độ bền.
Vải cashmere loại B: Có đường kính cao hơn vải loại A nhưng chất lượng sẽ kém hơn một chút so với cashmere loại A.
Vải cashmere loại C: Loại sợi cashmere C này có đường kính cao nhất, khoảng 30 microm. Tuy nhiên, về chất lượng sẽ thấp hơn so với loại trên nên giá thành khá rẻ.
Tham khảo: Vải Modal Là Gì? Những Thông Tin Hữu Ích Về Vải Modal Bạn Cần Biết
Quy trình sản xuất vải cashmere diễn ra như thế nào?
Để tạo ra được những tấm vải cashmere hoàn chỉnh bắt buộc phải trải qua 4 quy trình cơ bản sau:
Thu hoạch nguyên liệu (lông dê Cashmere)
Thời điểm tốt nhất để thu hoạch lông cashmere là mùa xuân. Bởi, lúc này những lớp lông dê sẽ có chất lượng tốt nhất. Hơn nữa, mùa xuân cũng chính là thời điểm dê có thể tự thay lông.
Có hai cách để thu hoạch lông dê cashmere đó là chải lông bằng lược hoặc cạo bằng máy. Tuy nhiên, dù áp dụng phương thức nào cũng nên cẩn thận để tránh tổn hại đến cơ thể, sức khỏe, tính mạng của những chú dê.
Tiến hành làm sạch lông cashmere
Sau khi thu hoạch được lượng lông cần thiết cần tiến hành khâu xử lý để loại bỏ những bụi bẩn, vi khuẩn tồn tại trên lông. Tiếp đó, phần lông dê cũng sẽ được tác làm hai phần thô và sợi mịn. Trong đó, sợi mịn của lông sẽ cho ra vải có chất lượng cao, còn phần thô sẽ tạo thành vải loại A, B, C.
Chải thô và quay sợi lông cashmere
Hoàn tất bước thứ 2, người dệt sẽ tiến hành chải thô lông dê để tạo thành các đường thẳng. Sau đó, sẻ chia thành nhóm sợi và tiến hành quay sợi. Lưu ý, chất lượng vải mỏng hoặc dày sẽ phụ thuộc vào phần lông của dê.
Cuối cùng nhuộm và dệt vải cashmere
Để duy trì chất lượng sản phẩm người ta thường nhuộm sợi trước khi dệt. Bên cạnh đó, thợ dệt thường làm sạch thêm 1 lần nữa trước khi nhuộm sợi cashmere để chúng dễ bám màu và lâu phai hơn.
Ưu, nhược điểm của vải cashmere là gì?
Thuộc dòng vải cao cấp, cashmere sở hữu nhiều tính năng nổi trội như:
Ưu điểm vải cashmere
Giữ nhiệt tốt: Chất liệu vải cashmere được đánh giá cao về khả năng giữ nhiệt, thậm chí cao hơn len thông thường rất nhiều lần. Đây cũng chính là một trong những ưu điểm nổi trội, tạo nên giá trị của vải cashmere.
Bề mặt vải cashmere mịn: Khác hoàn toàn với những dòng len thường, len được làm từ cashmere sở hữu bề mặt cực kỳ mịn, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người mặc trong những ngày đông lạnh, ẩm.
Len cashmere siêu nhẹ: Không chỉ mịn màng, các sản phẩm có nguồn gốc từ vải cashmere đều rất nhẹ, không mang lại cảm giác nặng nề như len thông thường. Vì thế, tạo cảm giác thú thú cho người dùng ngay từ lần đầu sử dụng.
Nhược điểm vải cashmere
Giá thành vải cashmere đắt đỏ: Vì có nguồn gốc tự nhiên, lại thuộc loại lông của dê nuôi trên vùng núi Himalaya cộng thêm quy trình dệt thủ công phức tạp nên vải cashmere có mức giá cao nhất trong các dòng vải hiện nay.
Khó giặt giũ: Vì thấm nước nhanh nên vải cashmere sẽ khá nặng khi giặt giũ, vệ sinh và mất nhiều thời gian để khô.
Xem thêm: Vải Denim Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Bạn Cần Biết Về Vải Denim
Bí quyết bảo quản vải Cashmere lâu, bền và đẹp nhất
Nhiệt độ nước giặt: Khi làm sạch các sản phẩm làm bằng vải cashmere bạn nên sử dụng nước lạnh, tránh dùng nước ấm sẽ khiến cho vải cashmere bị giãn.
Không vắt mạnh tay: Trong quá trình giặt vải cashmere bạn nên hạn chế vắt mạnh. Thay vào đó hãy thật nhẹ nhàng, tránh làm vải bị nhăn nhó.
Hạn chế phơi vải cashmere ở trời quá nắng: Để đảm bảo chất lượng vải cashmere bạn nên chọn khu vực phơi có ánh sáng nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc với thời tiết nắng gắt, làm suy giảm chất lượng vải.
Tránh không khí ẩm: Vải cashmere thuộc dòng hút ẩm nhanh nên hãy bảo quản chúng ở khu vực khô ráo, tránh độ ẩm.
Từ những thông tin chia sẻ trong bài viết, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu được vải cashmere là gì? Đồng thời có thể hiểu sâu hơn được những tính năng, nguồn gốc cũng như cách sử dụng chất liệu vải cashmere một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, nếu có điều kiện đừng quên trải nghiệm các dòng sản phẩm được làm từ chất liệu này bạn nhé!
Từ khóa » Chất Liệu Cashmere
-
Vải Cashmere Là Gì? Phân Loại Và ưu điểm Của Loại Vải Cao Cấp Này
-
Vải Cashmere Là Gì - Loại Vải Cho Giới Thượng Lưu - Đồng Phục VANDA
-
Chất Liệu Cashmere Là Gì? Tìm Hiểu Về Vải Cashmere - YODY
-
Vải Cashmere Là Gì? Tìm Hiểu Về Về Chất Vải Cashmere
-
Giới Thiệu Về Vải Cao Cấp Cashmere - Chất Liệu Cashmere Là Gì?
-
Vải Cashmere Là Gì? Nguồn Gốc, Ưu Nhược Điểm & Ứng Dụng ...
-
Vải Cashmere Là Gì? Nguồn Gốc, Phân Loại Và ứng Dụng Của Vải ...
-
Vải Cashmere Là Gì? Tìm Hiểu Về Cashmere - Chất Liệu Giới Thượng Lưu
-
Vải Cashmere Là Gì? Nguồn Gốc, ứng Dụng, Phân Loại Vải ...
-
Vải Cashmere Là Gì? Đặc điểm & Cách Bảo Quản Vải Cashmere
-
Vải Cashmere Là Gì? Ưu điểm Và ứng Dụng Của Chất Liệu ... - Elambo
-
Vải Cashmere Là Gì? Khám Phá Chất Liệu Vải "Thượng Lưu"
-
VẢI CASHMERE | 30% WOOL - Thomas Nguyen Uniform