Vải Cotton Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Chất Liệu Vải Cotton
Có thể bạn quan tâm
Cotton là loại vải đắt hàng nhất ở Hoa Kỳ và cũng là loại vải được dùng nhiều nhất trên thế giới. Dù đã và đang sử dụng cotton hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết vải cotton được sản xuất thế nào, phân loại ra sao. Hãy cùng Forever Bedding tìm hiểu chi tiết loại vải này trong bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm vải cotton
Vải cotton là gì?
Vải cotton được dệt từ nguyên liệu thiên nhiên và thành phần chủ yếu từ sợi cây bông. Loại vải này rất phổ biến ngày nay, ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Nhắc đến chất liệu cotton, không thể bỏ qua đặc tính thấm hút mồ hôi, thông thoáng, mang đến cảm giác thoải mái khi mặc. Thêm vào đó là khả năng chống lại sự xâm nhập của vết bẩn và nấm mốc, chống mài mòn, dễ nhuộm màu nên được ứng dụng rộng rãi cũng là điều dễ hiểu.
Cây bông là nguyên liệu tự nhiên làm nên vải cotton
Nguồn gốc chất cotton đến từ đâu?
Không ai biết chính xác vải cotton xuất hiện từ khi nào nhanh từ xa xưa, nó đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử của nhiều quốc gia như Ấn Độ, Anh, Hoa Kỳ.
- Các nhà khoa học Mexico tìm thấy một mảnh vải cotton trong những hang động và được chứng minh chất liệu này đã tồn tại ít nhất khoảng 7000 năm tuổi.
- Cây bông đã được trồng và kéo thành sợi vải dệt cotton ở Pakistan khoảng 3000 năm trước Công Nguyên. Cũng trong khoảng thời gian đó, người dân bản địa tại thung lũng sông Nile Ai Cập cũng biết đến vải cotton và sử dụng nó vào may mặc.
- Các thương nhân Ả Rập đã mang vải cotton sang châu Âu vào khoảng thời gian Columbus tìm ra châu Mỹ vào năm 1492.
- Đến năm 1500 thì vải cotton được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới.
Quy trình sản xuất
Để tạo ra chất liệu vải cotton thành phẩm, chúng đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ thu hoạch nguyên liệu đến dệt sợi vải, sản xuất. Mỗi bước đều được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng để mang đến những sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
Bông được thu hoạch chủ yếu vào tháng 11-12 hàng năm
Nhìn chung, quy trình sản xuất vải cotton gồm 5 bước sau:
- Bước 1: Thu hoạch xơ bông và phân loại
Tháng 11- 12 trong năm là khoảng thời gian cây bông nơ hoa. Người nông dân thu hoạch xơ bông vào 3 đợt để đảm bảo độ bền cao nhất cho thành phẩm
- Thu hoạch đợt 1: Thu quả bông ở gốc cây khi đã có 5-6 quả nở tung
- Thu hoạch đợt 2: Sau khoảng 10-15 ngày tiếp tục lấy bông ở tầng giữa
- Thu hoạch đợt 3: Thu hoạch đợt cuối những quả còn sót trên ngọn
Sau khi thu hoạch xong, người nông dân sẽ phân loại theo tiêu chuẩn khắt khe, loại bỏ hạt và quả chất lượng kém, giữ lại những quả bông đạt tiêu chuẩn sau đó đem phơi khô trong môi trường sạch, thoáng mát, tránh những loại tạp chất ảnh hưởng đến màu sắc và độ bền của xơ bông như: đất, cát, bụi hay lá cây,...
- Bước 2: Tinh chế xơ bông
Sau khi phân loại, phơi khô, xơ bông sẽ được chuyển về khu sản xuất của nhà máy để xé xơ và làm sạch. Quy trình xé xơ bông yêu cầu một lực lớn để tách xơ nhưng vẫn phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng xơ đơn.
Sau khi xé, sợi bông được đưa vào lò nấu bằng hơi, lọc đi lọc lại nhiều lần để loại bỏ chất bẩn cũng như các tạp chất như nitơ, pectin, các axit hữu cơ hoặc màu thiên nhiên.
- Bước 3: Hòa tan và kéo sợi
Sau khi xơ bông được tinh chế sẽ biến thành dạng lỏng, sau đó hòa tan với một loại dung dịch đặc biệt. Hỗn hợp xơ bông được đưa vào máy kéo sợi, ép qua những lỗ nhỏ để kéo duỗi dần, từ đó tạo thành sợi cotton.
- Bước 4: Dệt vải
Quá trình dệt vải cotton là sự kết hợp sợi ngang và sợi dọc. Để các sợi cotton trương nở tốt hơn, người ta sẽ làm bóng mặt vải, đồng thời cũng giảm chất liệu này có khả năng thấm hút tốt và nhuộm màu dễ dàng hơn.
Kỹ thuật dệt sợi cotton 1/1, kết hợp sợi ngang và sợi dọc
Tiếp theo sẽ tẩy trắng hoàn toàn để loại bỏ màu tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhuộm vải.
- Bước 5: Nhuộm vải
Vải cotton sẽ được nhuộm màu bằng thuốc nhuộm hữu cơ và chất phụ gia, đa dạng màu sắc cũng như độ bền màu tối đa.
Trong quy trình sản xuất chất liệu cotton, công đoạn nhuộm này cần thực hiện nhiều lần để tách chất bẩn, hợp chất còn bám trên vải. Và cuối cùng là bước giặt vải để làm mềm, chống bay màu, co rút cũng như tăng độ bền cho vải.
Phân loại Vải cotton
Chúng ta vẫn biết đến vải cotton nhưng cotton có rất nhiều loại: chất nỉ cotton, chất thun cotton, vải cotton lạnh, cotton lụa…. Vậy loại vải này được phân loại thế nào, ứng dụng của từng loại ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé
Mỗi loại vải cotton được sử dụng với mục đích khác nhau, tối ưu tính năng
Vải Cotton Poly
Chất cotton poly là loại vải tổng hợp từ sợi bông cotton nguyên chất và các sợi tổng hợp khác. Không phải vải cotton poly nào cũng giống nhau, chúng phụ thuộc vào tỷ lệ pha trộn giữa cotton và polyester có trong thành phần. Tỷ lệ cotton càng lớn thì vải càng mềm mại và thông thoáng. Cấu trúc của sợi vải rất mạnh mẽ nên đảm bảo độ bền trong suốt thời gian sử dụng.
Cotton Poly là sự kết hợp giữa sợi cotton và sợi polyester tổng hợp
Độ co giãn cũng là một lý do giúp chất liệu này có thể chịu được nhiều lực tác động khác nhau. So với chất liệu cotton gây ra nhiều rắc rối trong quá trình sử dụng thì cotton poly chống nhăn, chống nhàu cực tốt dù giặt bằng tay hay bằng máy. Đặc biệt chất liệu này rất nhanh khô nên thích hợp sử dụng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Vải Cotton Satin
Cotton Satin là sự pha trộn giữa độ sáng bóng tuyệt vời của satin và độ mềm mượt và thông thoáng của cotton. Khi sản xuất loại vải này, người ta thường dệt và định hình dệt theo kiểu satin nên không còn tình trạng nhăn hay nhàu nát mỗi khi giặt.
Vải cotton satin sở hữu độ bóng, đẹp hấp dẫn, sang trọng
Đặc trưng nổi bật của chất liệu satin là độ bóng hấp dẫn, đem đến tính thẩm mỹ và vẻ đẹp sang trọng cho bất cứ sản phẩm nào sử dụng chất liệu cotton này. Sự linh hoạt trong tính năng như ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè cũng là điểm cộng lớn giúp vải luôn được chọn lựa làm chăn ga gối đệm. Tuy nhiên vải vẫn tồn tại một số nhược điểm như dễ rách, chỉ nên giặt tay thay vì giặt máy.
Vải cotton lụa
Cotton lụa là chất liệu kết hợp hoàn hảo giữa hai chất liệu đắt giá là cotton thiên nhiên và sợi tơ tằm, mang đến những ưu điểm nổi bật. Mỗi nhà sản xuất có một tỷ lệ kết hợp khác nhau vì thế tính chất sợi vải không giống nhau hoàn toàn (tỷ lệ hoàn hảo nhất là 90% sợi cotton và 10% sợi tơ tằm).
Sở hữu đầy đủ tính chất nổi bật từ hai chất liệu nên vải cotton lụa vô cùng mềm mại, bóng mượt, khi tiếp xúc lên tạo ra sự thoải mái, dễ chịu cùng khả năng chống tĩnh điện tốt. Chất liệu cotton lụa có bề ngoài sang trọng, bắt mắt, mát, nhẹ như đặc tính của sợi cotton và lụa tơ tằm. Tuy nhiên vẫn khó tránh khỏi nhược điểm là dễ nhăn, dễ bai xù khi giặt giũ nếu không thực hiện đúng cách.
Cotton lụa là chất liệu hàng đầu để may chăn, ga, gối
Vải cotton borip
Loại vải cotton được dệt từ 100% sợi cotton nên độ co giãn rất lớn. Khi soi kỹ, bạn sẽ thấy bề mặt vải được dệt thành các sọc gân nhỏ như loại vải bo gân hay vải len nhưng chất liệu cotton borip nhẹ hơn, mềm tay hơn. Do bề mặt có nét tương đồng với áo len nên khả năng co giãn chính là ưu điểm khác biệt của chất liệu này. Cotton borip được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm cho trẻ em, trẻ sơ sinh như bộ đồ hay bodysuit.
Cotton borip được dệt thành sọc gân nhỏ giống như sợi len
Vải cotton pha spandex
Thành phần chính cấu tạo nên loại vải là sợi cotton và sợi spandex. Chính vì thế, chất liệu này có khả năng co giãn tốt. Chính bởi sự kết hợp giữa hai chất liệu nền vải cotton pha spandex sở hữu những ưu điểm vượt trội như khả năng thấm hút tốt, khi đốt cháy có mùi giấy cháy, độ bền màu cao, mềm mượt và khả năng kháng khuẩn nổi bật.
Thành phần chính của vải này là sợi cotton và sợi spandex
Cotton Nhung
Sợi nhung kết hợp sợi cotton, được phân phối một cách đồng đều giúp chất liệu cotton nhung sở hữu bề mặt mềm mịn, thoáng mát, ít nhăn, xù lông và độ bền màu tốt. Cũng giống như các chất liệu vải cotton khác, khi được kết hợp thêm một loại sợi vải, cotton nhung sở hữu ưu điểm nổi bật của cả cotton và sợi nhung, có thể kể đến như: Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, điều hòa thân nhiệt nhanh chóng, làm mát cơ thể trong những ngày hè nóng bức.
Cotton nhung nổi bật bởi bề mặt êm mịn và khả năng bắt nhiệt nhanh
Để tăng thêm sự mềm mại cho chất liệu cotton nhung, nhà sản xuất đã chèn thêm sợi ngang và sợi dọc, làm nên tính thẩm mỹ tuyệt đối của sản phẩm. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền đẹp, giai đoạn bảo quản và vệ sinh khá cầu kỳ nên nhiều người còn e ngại về sản phẩm này.
Cotton Ai Cập
Sở dĩ chất liệu có tên gọi như vậy là bởi chúng sử dụng loại sợi có chiều dài 38 - 44mm nguồn gốc Ai Cập. Đây được xem là “vua” các loại chất liệu cotton nhờ sự mềm mại, bền bỉ tuyệt đối so với cotton thường. Bên cạnh đó, độ bóng tự nhiên của cotton Ai Cập cũng tạo cho sản phẩm tính thẩm mỹ, vẻ đẹp tinh tế. Chất liệu đặc biệt thích hợp trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau, đảm bảo sự thoải mái tuyệt đối cho người sử dụng.
Cotton Ai Cập được mệnh danh là “vua” của các loại cotton
Vải cotton Ai Cập không bị co rút, không phai màu, họa tiết bám màu cực chuẩn nên thường được chọn lựa làm nên bộ chăn ga gối cao cấp.
Cotton 100%
Vải cotton 100% được dệt từ 100% sợi bông cotton nguyên chất, không pha tạp. Chính vì thế, thoáng mát - thấm hút mồ hôi tốt chính là đặc điểm cũng như tính năng nổi bật nhất của chất liệu này. Sợi bông cotton có khả năng thấm hút cao: hút nước, hút ẩm tốt nên khi ứng dụng trong may mặc, mang lại cảm giác thông thoáng, khô ráo cho người sử dụng.
Cotton 100% lành tính được sử dụng để may các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ
Ngoài ra, chất liệu 100% cotton tự nhiên nên an toàn tuyệt đối với da, hạn chế dị ứng da. Vì thế vải cotton 100% được dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do thành phần 100% cotton nên khó tránh khỏi tình trạng nhàu nát sau khi giặt.
Vải cotton 65/35
Loại vải này còn được biết đến với tên gọi khác như vải CVC với thành phần tổng hợp 65% sợi cotton và 35% polyester. Chất liệu này khá phổ biến trên thị trường bởi giá thành rẻ, chất lượng tương đối tốt. Cũng như chất liệu cotton khác, vải có khả năng thấm hút mồ hôi, đổ ẩm tốt dễ nhuộm màu, đồng thời sáng, bóng, không nhăn như sợi PE. Tuy nhiên do thành phần cotton nhiều hơn nên tính năng của chất liệu này nổi bật hơn.
Bông cotton ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
Sản xuất bông cotton vốn không ảnh hưởng đến môi trường vì loại vải này được dệt từ sợi tự nhiên nên nó có thể phân hủy sinh học. Tuy nhiên, phương pháp mà các nhà sản xuất áp dụng để trồng cây bông có thể gây hại cho môi trường.
Vì hầu hết các nhà sản xuất bông đều tập trung vào việc thu hoạch nhiều bông nhất có thể với chi phí thấp nhất, nhưng không chăm sóc đất trồng trọt đúng cách. Kết quả là, việc trồng bông đang làm cạn kiệt đất ở những nơi nó được trồng.
85% nông trại trồng bông trên thế giới sử dụng các hóa chất chẳng hạn như thuốc trừ sâu và phân bón, để trồng trọt. Những hóa chất độc hại này cùng nước ngấm xuống mặt đất, khiến đất bị nhiễm độc.
Đứng trước nguy cơ này, nhiều nhà sản xuất, trồng trọt cây bông đã tiến hành phương pháp canh tác hữu cơ: không sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu hoặc phân bón nhân tạo nào, điều này làm giảm tác động môi trường của việc sản xuất loại sợi dệt này.
Ứng dụng của vải cotton
Với nhiều ưu điểm, chất liệu khác nhau mà vải cotton được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đời sống, nổi bật phải kể đến là ngành thời trang và may mặc.
Ứng dụng trong may mặc và thời trang
Chất liệu cotton được sử dụng phổ biến và rộng rãi để sản xuất quần áo. Trang phục ở nhà, đồ trẻ em, … thường lựa chọn vải cotton nhờ ưu điểm thấm hút mồ hôi tốt, đem đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc. Các thương hiệu thời trang lớn thường tập trung chất liệu cotton cho sản phẩm của mình, nhằm tối ưu trải nghiệm cho người mặc.
Vải cotton được sử dụng rộng rãi trong thời trang, đáp ứng nhu cầu mọi lứa tuổi và giới tính
Ứng dụng trong sản xuất chăn, ga, gối, đệm
Dựa trên ưu điểm thoáng khi, độ bền cao, thấm hút mồ hôi tốt, không gây kích ứng da mà các nhà sản xuất chăn ga gối đệm không thể bỏ qua chất liệu này: bộ chăn ga gối, ruột gối, ruột chăn,... Chúng ta dành ⅓ cuộc đời để ngủ, vì thế không có lý do lại không lựa chọn chất liệu tốt, mang đến cảm giác nghỉ ngơi thư giãn và lợi ích sức khỏe cho cả gia đình.
Chăn ga gối Forever làm từ vải cotton mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu và vẻ đẹp tinh tế cho phòng ngủ
Cách nhận biết Vải 100% Cotton và Vải pha Cotton
Bằng nhiệt
Lựa chọn mẫu vải, sau đó bạn sử dụng lửa để đốt và quan sát:
- Vải 100% cotton: Do thành phần hoàn toàn tự nhiên nên khi chát sẽ có mùi gỗ, màu hồng, khi cháy hết bóp nhẹ, tàn sẽ mịn và tan sạch
- Vải pha Cotton: Sợi poly khi cháy sẽ có mùi nhựa khét, mùi càng nồng thì tỷ lệ PE càng nhiều. Khi cháy hết sẽ vón cục một phần (Đây chính là sợi poly).
Bạn có thể đốt thử mẫu vải để kiểm tra chất liệu có đúng 100% cotton hay không
Bằng quan sát (mắt thường)
Bằng mắt thường, bạn cũng có thể dễ dàng phân biệt hai loại vải này:
- Vải 100% Cotton: Sợi bông sẽ làm cho chất liệu mềm, khi cầm tay cảm giác mịn, mát, thấm nước, khi vò dễ bị nhàu.
- Vải pha Cotton: Phân biệt nhanh chóng nhất là khi bạn vò sẽ thấy vải không nhăn, không nhàu. Bề mặt vải bóng, đẹp, thớ vải đều.
Bằng độ thấm nước
Hãy chuẩn bị một cốc nước để phân biệt hai chất liệu này:
- Vải Cotton 100% thường thấm nước nhanh, bề mặt thấm nhanh, đều và toàn diện.
- Vải pha Cotton: Vì tính chất sợi Poly không thấm nước, nên chất vải này sẽ thấm nước lâu, bề mặt thấm không đều.
Vải Cotton pha có độ thấm hút nước không tốt bằng cotton 100%
Vải Cotton là một trong những loại vải phổ biến, được nhiều khách hàng ưa chuộng hiện nay và được mệnh danh là “loại vải cho cuộc sống”. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, bài viết đã giúp bạn hiểu chi tiết hơn về chất liệu này. Trong sản xuất chăn ga gối đệm, sự góp mặt của chất liệu cotton đã đem đến giấc ngủ ngon, phút giây nghỉ ngơi, thư giãn tuyệt vời cho con người. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm bộ chăn ga gối đệm cotton, hãy đến ngay với Forever Bedding - Địa chỉ tin cậy cung cấp chăn ga gối đệm, với nhiều mẫu mã và mức giá thành khác nhau, bạn tha hồ chọn lựa.
Từ khóa » Chất Cotton Là Gì
-
Cotton Là Gì? Khám Phá Chất Liệu Vải Cotton Có Những ưu điểm Gì?
-
Vải Cotton Là Gì? Ưu, Nhược điểm Và Cách Nhận Biết
-
Chất Liệu Vải Cotton Là Gì? Ưu Điểm Và Những Đặc Tính Tuyệt Vời ...
-
Vải Cotton Là Gì ? Cách Nhận Biết Vải Cotton
-
Vải Cotton Là Gì? Có Mấy Loại Vải Cotton? Cách Phân Biệt Sợi Vải Cotton?
-
Vải Cotton Là Gì? Các Loại Vải Cotton & Ưu Nhược Điểm - Biluxury
-
Cotton Là Gì Và ứng Dụng HOÀN HẢO Vải Cotton Với Cuộc Sống
-
Vải Cotton Là Gì? Kiến Thức Tổng Hợp Về Chất Liệu Cotton Từ AZ
-
Vải Cotton Là Gì: Kiến Thức Từ A-Z Về Chất Liệu Vải Cotton - CANIFA
-
Cotton Là Gì? Có Mấy Loại Cotton? Ưu Nhược Điểm Của Từng Loại ...
-
Vải Cotton Là Gì? Phân Loại, Cách Nhận Biết Và Bảo Quả - Đệm Xinh
-
Vải Cotton Là Gì? Phân Biệt đặc Tính Các Chất Liệu Vải Cotton A-Z
-
Dùng Chất Vải Cotton, Bạn Cần Phải Chú ý Những Chi Tiết Nào?
-
Vải Cotton Là Gì ? Nguồn Gốc, ưu Nhược điểm Của ... - May Hợp Phát