Vải Denim Là Gì? Phân Loại, ưu Nhược điểm Và ứng Dụng Của Vải ...

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Top các kiểu mẫu quần công sở nữ đẹp nhất được chị em ưa chuộng
  • Top các kiểu mẫu quần tây nữ đẹp nhất được chị em ưa chuộng năm nay
  • Top các kiểu mẫu áo sơ mi nữ đẹp được chị em ưa chuộng nhất
  • Top những kiểu mẫu đầm đẹp và sang trọng được chị em ưa chuộng nhất
  • Top kiểu mẫu váy đẹp, sang trọng và không bao giờ lỗi mốt cho chị em
  • Top những thương hiệu cà vạt đáng mua nhất thế giới hiện nay

Vải denim là loại vải được chế tạo từ cotton cứng với các sợi đan chéo. Trong đó số sợi ngang trên về mặt vải may sẽ nhiều hơn số sợi dọc. Ngoài ra chất liệu vải này cũng được biết đến với công dụng đặc trưng là để may quần jeans. Theo thời gian, vải denim cũng có những cải tiến đáng kể trong chất liệu pha thêm cotton để tăng thêm độ đàn hồi. Cùng tìm hiểu denim là gì và những ứng dụng đặc trưng của chất liệu vải denim.

Vải Denim là gì?

Denim là một loại vải được dệt đôi, trong đó số sợi ngang trên bề mặt vải may nhiều hơn số sợi dọc. Chất liệu này được dệt chủ yếu từ cotton thuộc 2 màu phân biệt, trong đó các màu phổ biến là trắng, xanh, hoặc đen. Chất liệu vải denim được đánh giá là có độ bền tương đối cao, tương đương với loại vải canvas nguyên thủy. Mặc dù bề mặt vải không mềm mại như vải line hay một số chất liệu khác nhưng không gây khó chịu hoặc chà sát da.

Để tạo ra chất liệu vải denim người ta thường sử dụng hình thức dệt thoi, trong đó có sự kết hợp của nhiều sợi màu trắng và sợi tràm, trong đó sợi trắng được chạy dọc và sợi chàm chạy ngang, đó cũng chính là lý do các bạn thấy trên bề mặt vải denim truyền thống có số sợi ngang nhiều hơn sợi dọc. Ở một số loại vải chất lượng còn sở hữu khả năng chống co rút và khả năng chống nhăn cực kì hiệu quả. Đó là nhờ công nghệ chế tạo vải denim cải tiến khi được pha thêm sợi vải Polyester và lycra. Bên cạnh đó công nghệ chế tạo vải denim thường là dệt thoi, không phải dệt kim như nhiều người vẫn nhầm lẫn.

Nguồn gốc của vải Denim là gì?

Về nguồn gốc của chất liệu denim, denim là thuật ngữ sớm được xuất hiện vào những năm 1850 tại Mỹ, ban đầu được ứng dụng để may trang phục bảo hộ cho công nhân, nhờ sự thoải mái và dễ chịu của chất liệu vải mang lại, denim có tính ứng dụng cao hơn, bên cạnh công dụng chính để may trang phuc, denim cũng thể hiện sự đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như làm bọc ghế hay chất liệu vải để trang trí nội thất hay làm chất liệu cánh buồm của thuyền nhờ độ đàn hồi cùng tính liên kết tốt trong chất liệu vải. Cho đến ngày nay denim vẫn là chất liệu vải được nhiều người ưa chuộng và có tính ứng dụng cao trong thời trang may mặc và phong cách denim cũng là một trong những xu hướng thời trang được giới trẻ ưa chuộng.

Các quy trình chủ yếu để làm ra vải denim sẽ bao gồm: thu hoạch bông bằng tay hoặc máy, tách phần sợi bông ra khỏi hạt, các sợi được đưa vào kiện và tiến hành để kéo thành sợi, các sợi được tiến hành nhuộm với các màu sắc đặc trưng và chủ đạo, sử dụng công nghệ dệt thoi và sau đó dệt sợi thành khung vải denim. Như vậy cần trải qua tương đối nhiều các công đoạn khác nhau từ thủ công đến công nghiệp để cho ra những thành phẩm vải denim tốt và có tính ứng dụng cao.

Phân loại vải Denim

Tìm hiểu thêm về chất liệu vải denim là gì cũng như những loại vải denim phổ biến nhất trên thị trường hiện nay để có những lựa chọn phù hợp cho chất liệu trang phục của mình, các bạn có thể tham khảo thêm cách phân loại một số chất liệu vải denim.

Bên cạnh đó, vải denim cũng được phân loại dựa trên các tiêu chí chủ yếu sau đây.

Phân loại vải Denim theo màu sợi dệt

Như đã nói, vải denim được tạo nên bởi công nghệ dệt thôi với sự kết hợp của 3 loại màu sắc khác nhau, chính sự khác biệt về mặt màu sắc này đã tạo nên tính phân biệt giữa các loại vải may denim.

Vải denim truyền thống

Loại vải này được dệt nên từ sợi cotton với 2 loại sợi có màu sắc khác nhau là màu xanh và màu trắng. Thành quả của chất liệu vải denim truyền thống sau khi dệt xong thường có màu xanh nước biển. Loại vải truyền thống này thường có nhiều nét tương đồng từ màu sắc đến chất liệu với vải jeans nên hay được gọi là denim jeans.

Vải denim truyền thống

Vải Denim cải tiến:

Mẫu vải denim cải tiến vẫn sở hữu những ưu điểm và nét đặc trưng của vải denim truyền thống và vẫn được dệt từ loại vải cotton hoặc có thể được thay thế bằng một loại chất liệu khác. Trong đó vải cải tiến denim có sắc pha 2 màu phong phú hơn, không chỉ giới hạn bởi 2 màu trắng xanh nữa mà có thể pha 2 màu trắng – đen, trắng – trắng hay trắng – hồng.

So sánh giữa 2 chất liệu vải denim truyền thống và vải cải tiến, chúng ta có thể thấy ngày nay màu denim của dòng cải tiến mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn hơn không chỉ trong lĩnh vực thời trang mà nhiều ứng dụng khác. Và dù là mẫu vải denim hay truyền thống thì chúng cũng sở hữu những ưu điểm riêng.

Vải Denim cải tiến

Phân loại vải Denim theo kỹ thuật nhuộm màu vải

Nhắc tới chất liệu vải denim người ta vẫn thường nghĩ đến các item thời trang quen thuộc được làm từ loại chất liệu này như jean denim hay áo khoác denim. Nếu bạn đang cảm thấy thắc mắc về những công đoạn để tạo nên các thành phẩm thời trang từ chất liệu denim là gì thì kỹ thuật nhuộm màu vải chính là một trong số đó. Ngoài ra đây cũng là một tiêu chí khác để có thể dễ dàng phân loại vải denim. Trong đó có 3 loại chính là: Selvedge denim, Dry denim, Raw denim và Dry denim.

Vải Selvedge denim

Hay còn có tên gọi khác là vải denim may biên. Đặc trưng thường thấy của loại vải này chính là những sọc trắng ở phần biên của vải denim, đây là phần vải may không bị dính màu nhuộm như những loại vải có kỹ thuật nhuộm khác, bên cạnh đó vì vị trí của phần vải màu trắng này thường đặt dọc theo thân quần, áo…

Vải Selvedge denim

Vải Dry denim

Là kỹ thuật nhuộm màu phổ biến nhất đối với loại vải denim, trong đó màu vải này được nhuộm màu xanh đậm đặc trưng. Tuy nhiên loại vải này thường có một đặc điểm rất dễ nhận thấy là bị phai màu do trong quá trình nhuộm không rửa. Đó cũng là lý do nhiều denim jaket nữ hay áo denim thường không được nhiều người ưa chuộng vì khó vệ sinh và bảo quản, đặt biệt là khi giặt giũ có thể dễ dàng bị phai, bạc màu và mất form dáng khiến chúng không còn sở hữu vẻ đẹp như ban đầu.

Vải Dry denim

Vải Raw denim

Loại vải này sẽ được lược bỏ công đoạn giặt sau khi nhuộm. Và cũng chính vì vậy, trái ngược với dry denim, loại vải này sẽ được giữ nguyên được lớp màu nhuộm luôn sắc nét và đẹp mắt như ban đầu, màu sắc cũng có độ tươi mới nhất định. Tuy nhiên nhược điểm của loại vải này là khá nặng, điều thường thấy khá phổ biến ở một số mẫu quần bò hay vải jacket. Tìm hiểu về ưu điểm của Raw denim là gì thì đó chính là chúng có trọng lượng nặng và form dáng hơi cứng, thậm chí có thể tự đứng được mà không cần đến những chiếc giá đỡ. Ngược lại những chất liệu vải này có màu sắc đẹp đa dạng khiến dễ dàng ứng dụng và cho ra đời nhiều thành phẩm thời trang đặc biệt và đẹp mắt.

Vải Raw denim

Như vậy dựa trên 2 tiêu chí khác nhau bao gồm màu sợi dệt và kỹ thuật nhuộm mày vải, các bạn có thể lựa chọn và những chất liệu denim phù hợp dựa trên những đặc trưng cùng ưu/nhược điểm của chúng.

Ưu điểm của vải Denim

Denim cũng sở hữu những đặc trưng cùng các ưu điểm/nhược điểm riêng. Nhiều người ưa chuộng denim style bởi những điểm khác biệt về mặt chất liệu mà chúng mang lại.

Đặc tính cứng cáp: Có thể nói denim là một trong những loại chất liệu sở hữu đặc tính cứng cáp cao, tuy nhiên chúng không hoàn toàn thô cứng mà vẫn mang đến vẻ ngoài phong cách cho các trang phục. Độ cứng cáp của chất liệu vải may này cũng là ưu điểm để giữ được form dáng tốt cho những mẫu trang phục, đồ denim, nhất là khi bạn cất chúng trong tủ đồ, thậm chí một số trang phục denim nam/nữ có thể tự đứng mà không cần sự trợ giúp của những chiếc giá đỡ.

Độ bền cao: Đối với một số chất liệu vải may có độ cứng cáp nhất định cũng thường được đi đôi với độ bền cao. Chính vì vậy các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ bền của một chiếc áo denim nữ hay đầm yếm denim hoặc một chiếc váy jean trắng chẳng hạn. Chúng thường sở hữu độ bền rất cao với đường chỉ có khả năng liên kết tốt, khả năng giữ form dáng cũng rất tuyệt.

Không dễ bị nhăn: Thêm một ưu điểm nếu bạn chưa biết những đặc điểm hữu ích của chất liệu vải denim là gì. Trong đó chính là khả năng chống nhăn tốt. Đó là nhờ công đoạn đặc trưng khi pha trộn các sợi Polyester và được dệt cùng sợi cotton theo cách làm truyền thống giúp cho chất liệu vải không bị co lại, từ đó nếp nhăn hay các nếp gấp bị hằn trên vải cũng được hạn chế hơn.

Một số sản phẩm thời trang denim như quần jeans bụi, quần jeans denim hay quần yếm demnim cũng được ưa chuộng nhờ khả năng chống nhăn khá hoàn hảo, mang đến vẻ ngoài chỉn chu hơn cho người mặc. Chính vì vậy ở một sô dòng denim jacket nữ/nam được nhiều người ưa chuộng.

Vải denim có rất nhiều ưu điểm vượt trội

Nhược điểm của vải Denim

Độ bền màu thấp: Bên cạnh các ưu điểm đặc trưng của chất liệu vải denim như độ bền của vải may tốt, không dễ bị rách hay nhăn thì vải denim cũng có độ bền màu thấp hơn so với các chất liệu vải may khác. Đặc biệt là ở một số loại vải dry denim, người sử dụng cần chú ý hơn trong việc bảo quản và giặt giũ chúng đế tránh bị phai, bạc cũng như giữ được chất lượng màu tốt theo thời gian. Một số chất liệu màu xanh denim cổ điển theo cách sản xuất truyền thống cũng có khả năng giữ màu kém. Nếu sở hữu chất liệu vải denim, các bạn cũng cần chú ý trong việc giặt giũ và làm sạch.

Lâu khô: Một trong số những lý do khiến nhiều người thường e ngại giặt giũ hay làm sạch các trang phục có chất liệu từ denim ngoài độ bền màu thấp, còn bởi chất liệu lâu khô.

Ưu điểm đặc trưng của loại vải denim có độ cứng cáp tốt, tính dày dặn cao lại là nhược điểm cản trở khiến cho các trang phục lâu khô hợn thông thường. Nhất là vào mùa đông hay tiết trời ẩm ướt, cần một khoảng thời gian lâu hơn để các chất liệu vải may này có thể mau khô.

Khả năng co giãn bị hạn chế: Có một thực tế là những chất liệu denim sẽ không thực sự để may các trang phục thể thao liên quan đến các hoạt động thể chất khác bởi khả năng co giãn bị hạn chế một cách đáng kể, chất liệu vải cứng cáp mặc dù không hoàn toàn gây khó chịu cho người mặc nhưng lại mang đến những cản trở đáng kể trong những vận động của bạn, đặc biệt là ở môi trường cần vận động nhiều. Ngoài ra với khả năng co giãn hạn chế, các bạn cần chú ý trong việc lựa chọn các trang phục tử chất liệu denim để vừa vặn với kích thước cơ thể.

Tuy nhiên đối với một số dòng vải denim thế hệ mới hiện nay thì khả năng co giãn đã được phần nào khắc phục trong công đoạn chế biến vải may khi được cho thêm lycra làm tăng thêm khả năng co giãn đặc trưng của vải.

Ứng dụng của vải denim

Là một loại chất liệu phổ biến vì thế chúng ta dễ dàng bắt gặp nó trong cuộc sống thường ngày. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu những ứng dụng của nó đến với cuộc sống con người nào.

Ứng dụng của vải denim ở lĩnh vực may mặc:

Đây là lĩnh vực mà vải denim được sử dụng nhiều nhất. Tất cả các loại trang phục từ các loại quần, áo váy, giày dép...thậm chí túi sách, thắt lưng đều có sự hiện diện của loại chất liệu này.

Những mẫu trang phục được làm từ chất liệu denim đều đem đến cho người mặc sự bụi bặm, phong cách thời trang cá tính, nét lãng tử, phong trần ở nam giới và sự nghịch ngợm, phá cách ở nữ giới.

Ứng dụng Vải denim vào thời trang

Ứng dụng của vải denim ở lĩnh vực nội thất:

Nhờ chất liệu bền bỉ và màu sắc thời trang mà vải denim ngoài việc được ứng dụng trong lĩnh vực may mặc còn được dùng nhiều trong lĩnh vực nội thất. Các vật dụng như chụp đèn, bọc ghế sofa chính là một trong số những vật dụng tiêu biểu sử dụng chất liệu denim.

Ứng dụng khác:

Ngoài những lĩnh vực ở trên thì denim còn được dùng để bọc ghế xe hơi và sử dụng trong lĩnh vực nghệ thuật.

Ứng dụng vải Denim vào nội thất

Trên đây là tất cả những thông tin về vải Demin mà Minstore.vn đã sưu tầm được. Hy vọng, bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho cuộc sống hàng ngày của các bạn.

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm các loại vải phổ biến khác sau đây:

Vải Cotton Vải Kaki Vải Kate Vải Jean Vải Denim
Vải Nỉ (Flet) Vải Lanh (Linen) Vải Chiffon Vải PE (Polyester) Vải Len (Wool)
Vải Lụa (silk) Vải Thô (Canvas) Vải Voan (Voile) Vải Viscos (Rayon) Vải Spandex
Vải Modal Vải Ren (Lace) Vải Đũi Vải Bamboo Vải Tuyết Mưa
Vải Tencel (Lyocell) Vải Jacquard Vải Cát Hàn Vải Nylon Vải không dệt
Vải Satin (Satanh) Vải Thun Vải lông vũ Vải Acrylic Vải Gấm

Từ khóa » Chất Liệu Denim Jean