Vải địa Kỹ Thuật - Yêu Cầu Thiết Kế, Thi Công Và Nghiệm Thu
Có thể bạn quan tâm
Quy định chung
Các loại sợi dùng để sản xuất vải phải bao gồm không ít hơn 95% theo trọng lượng là polymer tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyester.
Mỗi cuộn vải phải được dán nhãn cho thấy rõ ràng tên nhà sản xuất, tên chủng loại, số hiệu lô hàng và số hiệu cuộn vải.
Mỗi cuộn vải phải được bao gói bằng vật liệu phù hợp để bảo vệ cho vải không bị hư hỏng do vận chuyển hoặc do tác dụng của nước, ánh nắng mặt trời và các chất nhiễm bẩn khác.
Quy định về chỉ khâu vải: Chỉ khâu vải phải là chỉ khâu chuyên dùng có đường kính từ 1,0 mm đến 1,5 mm, lực kéo đứt của 1 sợi chỉ không nhỏ hơn 40 N.
Nguyên tắc thiết kế
Vải phân cách phải được tính toán và lựa chọn phù hợp với đặc điểm địa chất nền, loại kết cấu áo đường, vật liệu nền đắp và tải trọng tác dụng trong quá trình thi công và vận hành.
Với đường có tầng mặt cấp cao thì bỏ qua ảnh hưởng của vải phân cách khi tính toán chiều dày kết cấu của các lớp móng, chỉ xem xét ảnh hưởng của vải trong tính toán chiều dày tối thiểu của lớp đắp đầu tiên trên mặt vải nhằm đảm bảo đất nền không bị xáo động hoặc phá hoại cục bộ dưới tác dụng của thiết bị thi công.
Chiều rộng rải vải khi thiết kế phải lớn hơn chiều rộng của nền đường không nhỏ hơn 1,0 m để cuốn phủ lên lớp thứ nhất của lớp cát thoát nước ngang (thay thế tầng lọc ngược hai bên nền đường).
Thi công và nghiệm thu
a) Bảo quản vải:
Trong thời gian lưu kho ngoài công trường, các cuộn vải phải được bao gói và để cao khỏi nền đất ẩm ướt và có biện pháp che đậy phù hợp để ngăn ngừa những hư hỏng do các tác động tại công trường, do bức xạ tia cực tím, do các hóa chất, lửa hoặc do bất cứ điều kiện môi trường nào khác có thể làm ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của vải.
b) Công tác trải vải:
Công tác trải vải và thi công trên mặt vải được tiến hànhtheo trình tự sau:
- Mặt bằng trước khi trải vải cần phải được phát quang và dọn sạch gốc cây, bóc bỏ hữu cơ và các vật liệu không phù hợp khác, đào đắp đến cao độ thiết kế.
- Khi sử dụng vải với mục đích ngăn cách nên trải theo chiều cuộn của vải trùng với hướng di chuyển chính của thiết bị thi công. Khi sử dụng vải với mục đích gia cường phải trải theo chiều cuộn của vải có hướng thẳng góc với tim đường. Các nếp nhăn và nếp gấp phải được kéo thẳng, nếu cần phải dùng bao cát hoặc ghim sắt (hoặc cọc gỗ) để cố định các mép vải nhằm bảo đảm các tấm vải không bị nhăn hoặc dịch chuyển trong quá trình trải vải và đắp đất trên mặt vải.
- Trước khi đắp đất phải kiểm tra và nghiệm thu công tác trải vải, nếu vải bị hư hỏng và tùy theo sự chấp thuận của tư vấn giám sát, có thể sửa chữa bằng cách thay thế hoặc trải thêm một lớp vải trên chỗ bị hư hỏng với chiều rộng phủ ra ngoài phạm vi hư hỏng không nhỏ hơn chiều rộng chồng mí.
- Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì thời gian tối đa kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ kín mặt vải không được quá 7 ngày. Không cho phép thiết bị thi công đi lại trực tiếp trên mặt vải.
- Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì chiều dày lớp đắp đầu tiên trên mặt vải không nên nhỏ hơn 300 mm. Cần phải lựa chọn trọng lượng của thiết bị thi công phù hợp với điều kiện thực tế của đất nền sao cho vết hằn bánh xe trên lớp đắp đầu tiên không lớn hơn 75 mm để giảm thiểu sự xáo động hoặc phá hoại của nền đất yếu bên dưới.
- Lớp đắp đầu tiên trên mặt vải phải được đầm sơ bộ bằng bánh xích (của máy ủi) sau đó đầm bằng lu rung cho đến khi đạt được hệ số đầm chặt yêu cầu. Hệ số đầm chặt của lớp đầm đầu tiên trên nền đất yếu nên được lấy nhỏ hơn so với hệ số đầm chặt của các lớp bên trên khoảng 5%.
...
Chi tiết nội dung Tiêu chuẩn, mời Quý vị xem hoặc download tại đây
Từ khóa » Tieu Chuan Nghiem Thu Vai Dia Ky Thuat
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9844:2013 Về Yêu Cầu Thiết Kế, Thi Công ...
-
TCVN 9844:2013 - Yêu Cầu Thiết Kế, Thi Công ... - Xây Dựng Nền Móng
-
Thông Số Vải địa Kỹ Thuật ART Và Các Bộ Tiêu Chuẩn Thí Nghiệm.
-
Tiêu Chuẩn Lấy Mẫu Vải địa Kỹ Thuật
-
[PDF] Tiêu Chuẩn Ngành - Vải địa Kỹ Thuật Trong Xây Dựng Nên đắp Trên đất ...
-
Quy Trình Thi Công Vải địa Kỹ Thuật – Hướng Dẫn Chi Tiết
-
Tìm Hiểu Về Quy Trình Thi Công Và Nghiệm Thu Vải địa Kỹ Thuật
-
TCVN 9844:2013 - Yêu Cầu Thiết Kế, Thi Công Và Nghiệm Thu Vải địa ...
-
Yêu Cầu Kỹ Thuật Thi Công Và Nghiệm Thu Trải Vải địa Kỹ Thuật
-
YÊU CẦU THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU VẢI ĐỊA KỸ ...
-
Tiêu Chuẩn Thi Công Vải địa Kỹ Thuật? - Tạo Website
-
Tiêu Chuẩn Thi Công Vải địa Kỹ Thuật - Quang Silic
-
Hạ Tầng Việt - Vải địa Kỹ Thuật ART900G
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 8485:2010 Về Vải địa Kỹ Thuật