Vài Dòng Tham Khảo đức Phật Saraṇaṃkara Qua Những Câu Tiếng ...

Home Từ điển Dữ liệu Danh mục
  • Tin tức
  • Xiển dương Đạo pháp
  • Media
  • Môi trường
  • Lời Phật dạy
  • Sống an vui
  • Đức Phật
  • Sách Phật giáo
  • Giáo hội
  • Nghiên cứu
  • Tâm linh Việt
  • Phật pháp và cuộc sống
  • Phật giáo thường thức
  • Kinh Phật
  • Phỏng vấn
  • Chùa Việt
DỮ LIỆU Đức Phật Từ điển Giáo hội Chùa Sách Tăng sỹ Nghiên cứu Thứ tư, 11/09/2013, 08:25 AM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Vài dòng tham khảo đức Phật Saraṇaṃkara qua những câu tiếng Pāḷi và tiếng Phạn

Huệ Dân gg follow

Trong Phật học chữ Ratna được xem là Viên Ngọc, qua hình ảnh của đức Phật Thích Ca, một người đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn toàn, bằng sự tự tu tập vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đau đớn, dựa trên niềm tự tin, tài năng từ trong nội lực của chính mình

Đức Phật Saraṇaṃkara là ai? सरणङ्करं मुनिं वन्दे | Saraṇaṅkaraṃ muniṃ vande | Tôi đảnh lễ Saraṇaṅkara, Bậc Trí giả. Śaraṇa ( Phạn, Devanāgarī: शरण ), Saraṇa ( Pāḷi, Devanāgarī: सरण ). Saraṇa là thân từ trung tính, kết thúc bằng chữ –a. Saraṇa, Śaraṇa trong tiếng Phạn và tiếng Pāḷi có nghĩa là: bảo vệ, giúp đỡ, nơi trú ẩn, chỗ che, chỗ nương tựa, chỗ ẩn, chỗ núp, hầm, chỗ nương náu… Saraṇaṅ hay Saraṇaṃ ( Pāḷi, Devanāgarī: सरणङ् , सरणं ) vừa là đối cách vừa là chủ cách sốt ít của Saraṇa. Saraṇaṅkaraṃ là từ ghép từ hai chữ: Saraṇaṅ ( सरणङ् ) + karaṃ ( करं ). Saraṇaṅkaro ( Pāḷi, Devanāgarī: सरणङ्करो ) là chủ cách số ít của Saraṇaṅkara. Kara ( कर ) là thân từ giống đực, kết thúc bằng chữ a và Karaṃ ( करं ) là đối cách số ít của nó. Kara là danh từ trừu tượng qua cấu trúc ghép của nó như sau: √Kar (làm ) + a ( tiếp vĩ ngữ ). Kara có nghĩa là: đang làm, thực hiện, biểu diễn, làm cho, người hành động, một bàn tay, một tia chiếu, thuế, vòi của một con voi… Chữ muniṃ ( मुनिं ) trong tiếng Pāḷi là đối cách số ít của muni ( मुनि ). Muni là thân từ giống đực, kết thúc bằng chữ-i. Muni có nghĩa là: hiền nhân; nhà hiền triết, khôn ngoan, già giặn, chính chắn, thiêng liêng, thánh, vị thánh, phong làm thánh; coi là thánh; gọi là thánh, thầy tu, thầy tăng, người sùng đạo, người mộ đạo, sự ham, sự háo hức, sự hâm hở, sự thiết tha, sự say mê, nhà tiên tri, người hăng hái, người có nhiệt tình; người say mê, nhà ẩn dật, nhà tu khổ hạnh, người tu khổ hạnh, khổ hạnh, nhà tư tưởng… Vande là động từ được chia theo ngôi thứ nhất số ít từ động từ căn (√ vand + a ; √ वन्द् + अ ) ở thì hiện tại trong tiếng Pāḷi. Vande ( वन्दे ) có nghĩa: Tôi cúi xuống, tôi chào, tôi tỏ lòng kính trọng, tôi đang dâng lòng thành kính của tôi. Chữ Vande viết một mình là một hình thức sử dụng không có dùng đại từ tương ứng (Tôi) đi kèm và Vande Aham (viết theo cách không nối âm); (वन्देअहं). Vande 'Ham (viết theo cách nối âm); (वन्देहं). Aham Vande (अहंवन्दे) là hình thức được sử dụng với đại từ tương ứng (tôi; Aham; अहं).
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Từ vanda được hình thành bằng cách thêm chữ a (tiếp vĩ ngữ, âm đuôi) vào phía sau động từ căn hay gốc động từ √vand. Vanda (वन्द) có nghĩa là: khen ngợi, ca ngợi, ca tụng, tán tụng, tán dương, làm vinh danh, tôn thờ, kính viếng, chào, tỏ lòng tôn kính, kính trọng, ban vinh dự cho, cúi xuống ... Đức Phật Saraṇaṃkara (Pāḷi, Devanāgarī: सरणङ्कर बुद्ध) là tên của vị Phật thứ ba được trình bày trong biên niên Phật. Buddha là thân từ giống đực, kết thúc bằng chữ –a và có nghĩa là người đã giác ngộ chân thực và tự giải thoát. Đức Phật Saraṇaṃkara là con của vua Sumangala ( Pāḷi, Devanāgarī: सुमन्गल ), và hoàng hậu Yasavathi ( Pāḷi, Devanāgarī: यसवथि ). Bodhirukka của Ngài ( Pāḷi, Devanāgarī: बोधिरुक्क ) hoặc cây giác ngộ của Ngài được biết qua tên Pulila ( Pāḷi, Devanāgarī: पुलिल ). Saraṇaṅkara là một nhà tu khổ hạnh luôn mang tinh thần vui vẻ trong những việc làm công đức và mang khát vọng bằng lời nguyện trở thành Phật để cứu độ chúng sinh. Ba vị Phật đầu tiên trong các chư Phật: Taṇhaṅkara ( Pāḷi, Devanāgarī: तण्हङ्कर ), Medhaṅkara ( Pāḷi, Devanāgarī: मेधङ्कर ),và Saraṇaṅkara (Pāḷi, Devanāgarī: सरणङ्कर) đã sống trước thời Đức Phật Dīpankara (Nhiên Ðăng).Trong Aṭṭhavīsatiparittaṃ (Pāḷi, Devanāgarī: अट्ठवीसतिपरित्तं ) có ghi chú về Saraṇaṅkara qua câu : Saraṇaṅkaro lokahito (Pāḷi, Devanāgarī: सरणङ्करो लोकहितो ). Saraṇaṅkaro (Pāḷi, Devanāgarī: सरणङ्करो ) là chủ cách số ít của Saraṇaṅkara. Chữ saraṇaṃ được dùng trong những câu người ta thường đọc khi quy y tam bảo và nó được thấy qua những câu Pāḷi và Phạn ngữ như sau: Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. (Pāḷi, Devanāgarī: बुद्धं सरणं गच्छामि). Con xin quy y Phật. Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. (Pāḷi, Devanāgarī: धम्मं सरणं गच्छामि). Con xin quy y Pháp. Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi. (Pāḷi, Devanāgarī: सङ्घं सरणं गच्छामि). Con xin quy y Tăng. Từ vựng: Buddhaṃ (Pāḷi, Devanāgarī: बुद्धं) là danh từ giống đực, thuộc về đối cách số ít hay cách thứ hai số ít trong bảng biến cách của thân Buddha (बुद्ध). Dhammaṃ (Pāḷi, Devanāgarī: धम्मं) là danh từ giống đực, thuộc về đối cách số ít của thân Dhamma (धम्म). Saṅghaṃ (Pāḷi, Devanāgarī: सङ्घं) là danh từ giống đực, thuộc về đối cách số ít của thân Saṅgha (सङ्घ). Saraṇaṃ là danh từ trung tính, thuộc về chủ cách và đối cách số ít của thân Saraṇa (सरण). Gacchāmi (Pāḷi, Devanāgarī: गच्छामि) có gốc từ động từ căn √gam (Pāḷi, Devanāgarī: √गम्). Gacchāmi được chia theo ngôi thứ nhất ở thì hiện tại và không có đại từ tương ứng kèm theo. Gacchāmi có nghĩa là Tôi đi. Đôi khi thấy người ta viết :Ahaṃ gacchāmi (Pāḷi, Devanāgarī: अहं गच्छामि) hay Gacchāmi ahaṃ (Pāḷi, Devanāgarī: गच्छामि अहं ), đó là những cách hoán chuyển đại từ tương ứng, đứng trước động từ hay ở sau nó và chúng đều mang nghĩa giống nhau. Gacchām'ahaṃ (Pāḷi, Devanāgarī: गच्छामऽ अहं ) = Gacchāmi (गच्छामि) + Ahaṃ (अहं) là cách viết nối âm theo nguyên tắc văn phạm trong tiếng Pāḷi. Buddhaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. (Phạn, Devanāgarī: बुद्धं शरणं गच्छामि). Buddhaṃ (Phạn, Devanāgarī: बुद्धं) là đối cách số ít hay cách thứ ba số ít trong bảng biến cách của thân Buddha (बुद्ध) ở dạng nam tính và trung tính. Buddhāṃ (Phạn, Devanāgarī: बुद्धां) là đối cách số ít của thân Buddha ở dạng nữ tính. Buddha có gốc từ động từ căn √ budh (√बुध्) và động từ căn √ budh là động từ thuộc nhóm 1, nó có nghĩa là : tự đánh thức, tự tỉnh thức, xem, tìm hiểu, khám phá, nhận thức, cảm nhận, hiểu biết, hiểu, quan sát, suy nghĩ, tập trung, khơi dậy, phục hồi, làm cho hiểu, nhớ, tiết lộ, thông báo, thông tin, tư vấn, khuyên bảo, suy nghĩ đứng đắn, cố gắng tìm hiểu. Những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó: anu (अनु), ava (अव), ni (नि), pra (प्र), prati (प्रति), vi (वि), sam (सम्). Dharmaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. (Phạn, Devanāgarī: धर्मं शरणं गच्छामि). Dharmaṃ (Phạn, Devanāgarī: धर्मं) là đối cách số ít hay cách thứ ba số ít trong bảng biến cáchcủa thân Dharma (धर्म) ở dạng nam tính và trung tính. Dharmāṃ (Phạn, Devanāgarī: धर्मां) là đối cách số ít của thân Dharma ở dạng nữ tính. Dharma được viết từ chữ dharman (धर्मन्). Dharman là từ ghép từ chữ dhṛ (धृ) và chữ man (मन्). Dharman có những nghĩa được biết như: trợ giúp, nền tảng, quy luật tự nhiên, luật, quy chế, nhiệm vụ, thực hành. Dhṛ (धृ) là động từ căn √dhṛ (√धृ), thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa được biết như sau: giữ vững, tổ chức, hỗ trợ, thực hiện, chịu, chịu đựng, bảo tồn, duy trì, sở hữu, có dừng lại, áp đặt quyết định… và những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó: ava (अव), nis (निस्), sam (सम्). Chữ man (मन्) là đuôi cuối thêm vào được dùng ở dạng nam tính và đôi khi cho từ trung tính, còn √man ( √मन्) là động từ căn, thuộc nhóm 4 và nó có những nghĩa được biết như sau: suy nghĩ, phản ánh, thẩm phán, xem xét, ước tính, đánh giá cao, cho rằng, muốn hiểu, để có ý nghĩa và những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó: anu (अनु), apa (अप), abhi (अभि), ava (अव), pra (प्र), vi (वि), sam (सम्). Saṅghaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. (Phạn, Devanāgarī: सङ्घं शरणं गच्छामि). Saṅghaṃ (Phạn, Devanāgarī:सङ्घं) là đối cách số ít hay cách thứ ba số ít trong bảng biến cách của thân Saṃgha (संघ) ở dạng nam tính và trung tính. Saṅghāṃ (Phạn, Devanāgarī: सङ्घां) là đối cách số ít của thân Saṃgha ở dạng nữ tính. Saṃgha là biến thể của Saṅgha và Saṅgha có gốc từ chữ Saṃhan (संहन्). Saṃhan là từ ghép từ chữ saṃ (सं) và chữ han (हन्) và Saṃhan có nghĩa là: tụ hợp lại, liên kết lại, đóng lại… Śaraṇaṃ là đối cách số ít hay cách thứ ba số ít trong bảng biến cách của thân Śaraṇa (शरण) ở dạng nam tính và trung tính. Śaraṇāṃ (Phạn, Devanāgarī: शरणां) là đối cách số ít của thân Śaraṇa ở dạng nữ tính. Śaraṇaṃ là từ ghép từ chữ śri (श्रि) và chữ na (न) và nó có gốc từ động từ căn√ śri (√ श्रि śri) thuộc nhóm 1. Śri có những nghĩa được biết như sau: dựa vào, được ở gần, quy y với, chiếm một vị trí, để dựa vào, nghiêng và những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó: ā (आ), ut (उत्), pari (परि), sam (सम्). Gacchāmi có gốc từ động từ căn√gam (√गम्). Động từ căn √gam thuộc nhóm 1 và nó có những nghĩa như sau: đi, di chuyển, đi bộ, đi đến,đi vào, đạt được, trở thành, rơi vào bên trong, nắm giữ, ra đi, biến mất, làm cho chuyển động, được đi, được bao gồm… Những tiếp đầu ngữ thường đi kèm với nó: ati (अति), adhi (अधि), anu (अनु), abhi (अभि), apa (अप), api (अपि), ava (अव), ā (आ), ut (उत्), upa (उप), ni (नि), nis (निस्), pra (प्र), prati (प्रति), vi (वि), sam (सम्). Gacchāmi là thì hiện tại được chia theo ngôi thứ nhất của động từ gam. Bảng chia động từ gam ở thì hiện tại theo thể chủ động trong tiếng Phạn được trình bày như sau: Thể chủ độngSố ít Số đôi Số nhiều Ngôi thứ nhấtGacchāmi गच्छामिGacchāvaḥ गच्छावःGacchāmaḥ गच्छामः Ngôi thứ hai Gacchasi गच्छसिGacchathaḥ गच्छथःGacchatha गच्छथ Ngôi thứ ba Gacchati गच्छतिGacchataḥ गच्छतःGacchanti गच्छन्ति बुद्धं शरणं गच्छामि | Buddhaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. Ý Việt theo nghĩa nguyên thủy của từng chữ Phạn: Tôi hướng đến Đức Phật làm nơi nương náu hay Tôi đi đến được ở gần Đức Phật hoặc Tôi đi nương tựa vào Đức Phật… धर्मं शरणं गच्छामि | Dharmaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. Ý Việt theo nghĩa nguyên thủy của từng chữ Phạn: Tôi hướng đến Pháp làm nơi nương náu hay Tôi đi đến được ở gần Pháp hoặc Tôi đi nương tựa vào Pháp … सङ्घं शरणं गच्छामि | Ý Việt theo nghĩa nguyên thủy của từng chữ Phạn: Tôi hướng đến Tăng làm nơi nương náu hay Tôi đi đến được ở gần Tăng hoặc Tôi đi nương tựa vào Tăng… Triratna (Phạn, Devanāgarī: त्रिरत्न, Tam bảo = Ba ngôi báu). Tiratana (Pāḷi, Devanāgarī: तिरतन, Tam bảo = Ba ngôi báu). Triratna là từ ghép từ hai chữ: Tri (त्रि : số ba) + Ratna (रत्न : viên ngọc, đồ quý, bảo vật, món quà, hàng hoá, tài sản hay của cải.). Trong Phật học chữ Ratna được xem là Viên Ngọc, qua hình ảnh của đức Phật Thích Ca, một người đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn toàn, bằng sự tự tu tập vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đau đớn, dựa trên niềm tự tin, tài năng từ trong nội lực của chính mình để trở thành một ánh sáng cao quý, thánh thiện, vĩnh cửu, chiếu soi cho con người hướng đến sự hoàn thiện nhân cách của Chân, Thiện, Mỹ trong đời sống mỗi ngày và đạt được sự giải thoát, giác ngộ giống như Ngài. Tam bảo gồm có Phật, Pháp, Tăng. Tam bảo là sự hướng dẫn tinh thần toàn hảo bằng cách hãy lắng nghe và sống thực hành đúng theo những lời của Đức Phật đã dạy, để tự chính mình tìm ra viên ngọc quý, long lanh, rực rỡ, mang năng lực, bình an cho tinh thần và hạnh phúc, sẵn có bên trong của mình, đến cho tự thân cũng như cho người. Lokahito (Pāḷi, Devanāgarī: लोकहितो) là từ ghép từ hai chữ: Lokassa (Pāḷi, Devanāgarī: लोकस्स) + Hito (Pāḷi, Devanāgarī: हितो). Lokassa hay Lokāya (Pāḷi, Devanāgarī: लोकाय) vừa là dữ cách, vừa là thuộc cách số ít của Loka (Pāḷi, Devanāgarī: लोक). Loka là thân từ giống đực, kết thúc bằng chữ –a và có nghĩa là thế giới, hoàn cầu, địa cầu, vũ trụ, vạn vật, thế gian, trần tục, cõi trần gian, thế giới, dân cư, số dân. Hito (Pāḷi, Devanāgarī: हितो) là đối cách số ít của Hita (Pāḷi, Devanāgarī: हित). Hita là thân từ giống đực, kết thúc bằng chữ –a và có nghĩa là: lợi, lợi ích, phúc lợi, hạnh phúc, điều sung sướng, sự may mắn, tốt, hay, tuyệt, điều thiện, điều tốt, điều lành, hạnh phúc, có ích, có lợi. Saraṇaṅkaro Lokahito trong tiếng Pāḷi có nghĩa là: người mang phúc lợi cho thế gian. Kính bút! Ts.Huệ Dân

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Dành cho bạn

  • Kinh Lương Hoàng Sám (Quyển 6)

    Kinh Lương Hoàng Sám (Quyển 6)

  • Pháp hoa thất dụ - Dụ thứ hai: Đứa con bỏ nhà đi ăn xin

    Pháp hoa thất dụ - Dụ thứ hai: Đứa con bỏ nhà đi ăn xin

  • Mười điều bị tổn phước báu

    Mười điều bị tổn phước báu

  • Sống theo Pháp

    Sống theo Pháp

  • Thọ giới và giữ giới trong kinh điển Phật học

    Thọ giới và giữ giới trong kinh điển Phật học

  • Nội dung Kinh Vu Lan - Báo Ân cha mẹ

    Nội dung Kinh Vu Lan - Báo Ân cha mẹ

  • Kinh Nhiếp phục tham dục

    Kinh Nhiếp phục tham dục

  • Kinh Bách Dụ: Nhà cũ có quỷ dữ

    Kinh Bách Dụ: Nhà cũ có quỷ dữ

  • Kinh Phật nói gì về việc niệm Phật?

    Kinh Phật nói gì về việc niệm Phật?

  • Kinh tham ái là gốc khổ đau

    Kinh tham ái là gốc khổ đau

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

2

Làm những nghiệp nào phải đọa địa ngục A tỳ?

3

Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (1)

4

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

5

Trung ấm nghĩa là gì?

6

Đại đức Thích Thiện Nguyên, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN huyện Đầm Dơi viên tịch

7

Con yêu, từ đâu và vì sao con tới nơi này? (2)

Tin chọn lọc

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa

Lịch sử tiếp nhận Kinh Địa Tạng ở Việt Nam

Một quyển luận thuyết triết học quý hiếm của Phật giáo Việt Nam

7 pháp khiến cho quốc gia hưng thịnh trong Kinh Du Hành

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » Niệm Phật Bằng Tiếng Pali