Vài Dòng Về ù Tai (Tinnitus) Do Bệnh Lý Tai Mũi Họng (caused By Part ...

Vài dòng về ù tai (Tinnitus) do bệnh lý tai mũi họng (caused by part ENT)

Ù tai là một hiện tượng cảm nhận tiếng kêu suất hiện trong tai, đa phần là chỉ người bệnh cảm nhận thấy (subjective), hiếm hơn thì tiếng kêu đó người ngoài cũng có thể nghe thấy được (objective). Ù tai theo tần số tiếng có thế trầm (ù, ong ong, vo ve...) hoặc tần số cao (tiếng sáo, chim huýt..). Có thể bị một hoặc hai tai, cùng tần số, hoặc hai bên khác nhau, hoặc trong một tai có thể nhiều tần số tiếng ù. Ù tai có thể suất hiện vài giây, vài phút, hay vài ngày, có thể tự hết hay kéo lâu dài. Có thể gây chú ý chỉ vào ban đêm khi mọi cảnh vật yên tĩnh, gây khó vào giấc ngủ , khó ngủ, hoặc trong ngày cũng làm người bệnh khó chịu, mất tập trung.

Tất nhiên vì hiện tượng bệnh cảm nhận trong tai, có thể trong đầu nên việc đầu tiên là khám bác sỹ tai mũi họng để loại trừ các bệnh vùng tai mũi họng có thể gây ra:

- Ráy tai : sau thời số lượng ráy tai nhiều, hoặc chỉ cần số lượng ít, nhưng sát áp màng nhỉ có thể gây áp lực lên màng nhĩ gây ù tai. Vệ sinh tai, lấy ráy tai.

- viêm ống tai ngoài: khi ống tai ngoài viêm vì nước bẩn vô, hay lấy ráy tai không đúng cách, cách bệnh viêm da như eczema ống tai, nấm tai làm viêm ống tai ngoài gây phù nề, đau, chảy dịch, ngứa, và ù tai. Điều trị vệ sinh tai , đặt thuốc tại chỗ, uống thêm giảm viêm, giảm đau, nếu cần thiết bác sỹ chỉ định thêm kháng sinh. Tránh ngoáy tai, rửa tai, chườm nóng tai. (pic.1)

                 (pic.1)

- Các bệnh viêm liên quan đến tai giữa (pic.2): các bệnh lý viêm đường hô hấp trên, nhiều khi đơn thuần giảm siêu vi cho dù không có các triệu chứng thông thường như chảy mũi, ho, sốt, nhưng các con siêu vi có thể tấn công vòi nhĩ trong (Eustachi tube, đường kết nối giữa mũi và tai giữa) hoặc bệnh dị ứng đường hô hấp trên không được chữa trị đúng cũng giảm sự thông thoáng của vòi nhĩ trong gây viêm, phù nề. Khi vòi nhĩ viêm , phù nề, nó không thực hiện được chức năng thông thoáng, cân chỉnh áp suất tai giữa dẫn đến áp suất tai giữa giảm có thể gây kèm giảm thính lực dẫn truyền hoặc/và ù tai. Áp suất giảm trong tai giữa dẫn đến viêm tai giữa dịch thanh dịch cấp, khi âm lực là sức hút dịch từ trong thành mạch và niêm mạc tai giữa ra ổ tai giữa. Bệnh nhân ngoài ù tai ra có thể đau tai, và giảm thính lực, tiếng nghe như dưới nước, hay bị như chụp hộp lên đầu. Những lúc này khám tai, xét nghiệm đo áp suất tai giữa (tympanometria) và dùng thuốc giảm viêm, giảm phù nề tại chỗ qua các thuốc xịt mũi có chứa chất co mạch và corticoid. Có thể chườm nóng, và áp dụng kỹ thuật thở Valsalva (hít sâu, lấy tai bịt mũi, và miệng thở hơi mạnh ép hơi ra phía tai) để tạo áp suất dương vô hòm tai giữa. Viêm tai giữa có mủ cấp, là khi ngoài áp suất ổ tai giữa giảm, thông thoáng của vòi nhĩ giảm ra thì các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào ổ tai giữa (có thể chỉ gây viêm tai giữa, có thể đi kèm với viêm mũi, họng có dịch, đàm). Lúc này ngoài các triệu chứng như ở viêm tai giữa thanh dịch cấp bệnh nhân có thể thêm sốt, hoặc người mệt mỏi hơn, đau đầu. Vì dịch trong tai giữa (không chảy ra tai ngoài) gây giảm thính lực có thể gây chóng mặt vì giảm sự định hướng. Nếu viêm tai giữa cấp và chóng mặt quay cuồng có hội chứng viêm đến tai trong, ngoài giảm thính lực dẫn truyền có thể giảm thính lực thần kinh giác quan nên được chỉ định dùng liều kháng sinh cao và nếu không thuyên giảm thỉ được chỉ định mổ.

          (pic.2)

- Áp suất thay đổi trong tai giữa: ngoài viêm vòi nhĩ, dị ứng gây phù nề vòi nhĩ ra các trường hợp thay đổi áp suất nhanh như trong các trường hợp đi máy bay, lên núi, lặn nước mà vòi nhĩ không đáp ứng được sự biến đổi áp suất bên ngoài có thể gây tăng hay giảm áp suất trong tai giữa nhẹ có gây hiện tượng ù tai, nặng tai, áp lực trong tai, viêm tai giữa thanh dịch cấp tính, nặng hơn có thể gây giảm thính lực dẫn truyền hoặc điếc thần kinh giác quan. Những lúc này dùng các thủ thuật tái tạo áp suất trung cho tai giữa là điều cần thiết (thuốc nhỏ mũi co mạch, áp dụng kỹ thuật thở Valsalva, hoặc bịt mũi miệng lại và nuốt). Tránh bay hoặc lặn khi viêm đường hô hấp trên, hoặc trước trong và sau đó nên dùng thuốc nhỏ mũi co mạch (không qua 10-14 ngày).

- Các bệnh liên quan đến màng nhĩ: viêm tai giữa mủ cấp có thể gây thủng màng nhĩ cấp (dịch mủ chảy ra tai ngoài) và vì giảm thính lực dẫn truyền cấp với thủng màng nhĩ nên ù tai cũng là một triệu chứng. Thủng màng nhĩ không chỉ do viêm mà có thể do tác động bên ngoài như đánh vào tai, vật thể lạ đâm vào tai, viêm tai ngoài (nấm tai (pic.3 https://www.drsethi.com.sg/otomycosis-fungal-infection-ear-canal/ ) không được chữa trị, côn trùng, ấu trùng. Những lúc này tai có ù, giảm thính lực, đau, ngứa, sưng, chảy dịch.

                (pic.3)

- Chấn thương âm thanh: Là sự giảm sút thính giác tạm thời (vài giây đến vài tiếng), nếu bị thời gian nhiều hơn thì nếu không được khám và điều trị có thể bị chấn thương vĩnh viễn do sự tiếp xúc với âm thanh gây ra, có thể âm thanh cường độ mạnh trong thời gian ngắn (tiếng súng, tiếng bom, tiếng mìn, tiếng sét lúc nghe điện thoại ...) hoặc tác động của cường độ âm thanh lớn liên tục hoặc cắt quãng trong thời gian dài (trong các nhà máy, động cơ phản lực…).  thường được gọi là điếc nghề nghiệp. Sự giảm sút thính lực phụ thuộc vào từng cá thể, cường độ , thời gian , nhịp độ tiếp xúc với tiéng ồn. Sự giảm sút thính lực này thường bắt đầu từ tần số 4000 Hz tức là giữa vòng xoắn ốc của người. Nói chung tiếng ồn có tần số cao có hại hơn tiếng ồn có tần số trầm. Dần dần sự giảm sút thính lực mở rộng ra các tần số khác, tức là thương tổn lan rộng ra các vòng xoắn ốc khác, cuối cùng có thể toàn bộ ốctai bị thương tổn, nhất là tiếng động mạnh, tiếp xúc lâu dài. Những công việc tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lâu dài dẫn đến tổn thương thần kinh giác quan nghe làm giảm thính lực và có thể gây ù tai vĩnh viễn.

- Bệnh xơ cứng tai (Otosclerosis): bệnh xơ cứng tai là bệnh có thể gây điếc dẫn truyền và điếc thần kinh giác quan theo năm tháng. Một trong những triệu chứng đầu là giảm thính lực dẫn truyền nhẹ với ù tai một bên tai, và sau đó là hai tai và không có triệu chứng viêm. Bệnh xơ cứng tai hiện diện ở dân da trắng nhiều hơn dân sắc tố da đen hay vàng, và số lượng nữ bị gấp đôi số lượng nam. Khi trong tai giữa hình thành các ổ xốp, viêm, và sơ, vôi hóa xương dẫn đến giảm sự rung động và dẫn tiếng của các xương tai giữa từ màng nhĩ vào tai trong. Đa phần sự xơ , vôi hóa ảnh hưởng đến xương tai trong cùng là xương bàn đạp (có thể các xương tai giữa khác như xương búa, xương đe, hoặc các khớp nối các xương này) hoặc /và ổ bầu dục (nơi xương bàn đạp tiếp cận dẫn tần sóng tiếng vào tai trong). Lý do gây ra bệnh xơ cứng tai có thể vì biến đổi gen, di chuyền, sự thay đổi, tăng hocmoon của estrogen (thai kỳ và cho con bú) gây tác động đến biến triển của xương. Về phần khám bên ngoài không có dấu hiệu gì, chỉ khi khám áp lực tai giữa (tympanometer, áp lực trong tai giữa không đo được vì giảm sự rung động của màng nhĩ), xét nghiệm phản xạ dây thần kinh cơ bàn đạp (n. Stapedius), và xét nghiệm Gelé (âm tính), đo thính lực (giảm thính lực dẫn truyền ở tần số thấp, hoặc nếu nặng thì có giảm thính lực hỗn hợp) mới thấy các kết quả. Bs có thể chỉ định thêm xét nghiệm chụp CT tai giữa độ phân giải cao để định hướng các tổn thương, nhưng đa phần khó thấy. Chữa trị duy nhất là khi giảm thính lực dẫn truyền đạt mức >=25dB thì mổ, xem xét các cử động xương tai giữa và các điểm vôi hóa, và bỏ thay các phần xương tai giữa bị vôi hóa và cấy xương giả từ chất titan thay thế. Nếu giảm thính lực mạnh thì được chỉ định dùng máy trợ thính, hoặc sau khi mổ dùng kèm thêm máy trợ thính. Tuy rằng giảm thính lực do bệnh này gây ra có thể chữa trị nhưng hiện tượng ù tai của bệnh này thì không, vì được cho rằng xơ vữa ở đây không chỉ gây tổn thương ở xương trong tai giữa, mà còn ảnh hưởng đến phần ốc tai của tai trong (cochlea, nơi tần số rung động của tiếng được dịch sang hệ thần kinh nghe).

- U thần kinh thính giác (u dây 8, Acustis neuroma): u thần kinh thính giác có thể bắt đầu từ tai trong, ống tai trong và ở phần não giữa. Các triệu chứng là giảm thính lực thần kinh giác quan, ù tai , cảm giác áp lực hoặc đầy tai, đau tai, có thể kèm chóng mặt, đau đầu. Đa phần là một bên, nhưng cũng có các trường hợp hiếm hai bên. Ngoài các xét nghiệm đo thính lực thông thường và nghiệm pháp đo trên ngưỡng , và đo điện não ốc tai (EcoG) và điện não thính giác (BERA, ASSR) bs có thể chỉ định chụp MRI não hoặc /và tai trong. Điều trị sử dụng liệu pháp xạ phẫu (ví dụ như dao gamma hoặc xạ phẫu bằng dao cyberknife) hoặc phẫu thuật mở, tùy theo tuổi và tình trạng bệnh nhân.

Vì các lý do trên nên bị ù tai, hay giảm thính lực điều đầu tiên là khám tai mũi họng và nếu cần thiết các xác nghiệm liên quan đến nó. Tất nhiên lý do ù tai không phải chỉ nguyên nhân TMH gây ra, mà có những lý do khác cần được gởi đi chuyên môn khác có thể liên quan.

Từ khóa » đau Tai Dẫn đến ù Tai