Vải Dù Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Cơ Bản Về Chất Liệu Vải Này
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã bao giờ thắc mắc: Liệu ô dù và áo mưa được làm từ chất liệu gì mà lại có khả năng chống thấm nước hiệu quả như vậy? Nếu bạn chưa biết thì đó chính là vải dù – chất liệu vải mỏng nhẹ, giá rẻ nhưng lại là “người bạn” cần thiết vào những hôm mưa bão. Mặc dù đã xuất hiện rất lâu đời nhưng hiện chưa có loại vải nào có thể thay thế được.
Tham khảo: Top 79+ Các loại vải thường dùng trong may mặc
Vậy chất liệu vải này có những tính chất gì đặc biệt? Vì sao chúng lại được ưa chuộng để may các loại vật dụng chống nước? Ngoài áo mưa, ô dù chúng còn được sử dụng để làm gì?
Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Vải dù là gì?
- 2 Nguồn gốc của vải dù
- 3 Tính chất của vải dù
- 3.1 Tính chất vật lý
- 3.2 Tính chất hóa học
- 4 Ưu nhược điểm của vải dù
- 4.1 Ưu điểm
- 4.2 Nhược điểm
- 5 Có các loại vải dù nào?
- 5.1 Vải dù 650T
- 5.2 Vải dù 420T
- 5.3 Vải dù 210T
- 6 Ứng dụng của vải dù trong đời sống
- 7 Một số cách bảo quản vải dù
Vải dù là gì?
Vải dù (Parachute fabric) là chất liệu vải được gia công sản xuất từ 2 chất liệu trở lên: cotton, polyester, nylon hoặc tơ nhân tạo các loại vải sợi thô để gia tăng những đặc tính nổi bật của mặt chất liệu. Đây là loại vải sợi thô, thoáng khí và khá bền sử dụng lâu dài. Chúng có khả năng chống thấm nước cao, có thể giặt được và mau khô.
Nguồn gốc của vải dù
Vải dù có nhiều quy cách, nguồn gốc cũng như chất lượng khác nhau. Tại thị trường Việt Nam (vải có mặt ở nước ta từ năm 1980) thì vải dù có xuất xứ từ:
- Được sản trực tiếp tại Việt Nam: loại này thì hiện khá hiếm và ít được các cơ sở sản xuất, may mặc lựa chọn do giá thành cao hơn những đơn vị cung cấp khác
- Nhập khẩu từ Trung Quốc: phần lớn chất liệu dù ở nước ta hiện nay là được nhập từ Trung Quốc do giá thành rẻ và số lượng lớn
- Nhập từ các nước khác: từ các nước như Nhật Bản, Đài Loan…với chất lượng cao nên được người dùng rất ưa chuộng
Tính chất của vải dù
Tính chất vật lý
- Vải có trọng lượng nhẹ
- Bề mặt sáng mịn, không nhăn, không xù lông
- Vải có độ dai và độ đàn hồi cao
Tính chất hóa học
- Không thấm nước, không tan trong nước
- Rất dễ cháy, khi cháy tro vón thành cục và không thể bóp tan
- Không phân hủy tự nhiên
- Nhạy cảm với nhiệt độ, axit và kiềm
Ưu nhược điểm của vải dù
Ưu điểm
- Vải chống thấm nước hoàn hảo, lại không bám bẩn và dễ làm sạch
- Sợi vải rất bền và chắc. Chúng có khả năng chịu lực tốt, sợi vải không dễ bị đứt gãy trong quá trình sử dụng, giúp đảm bảo tuổi thọ sử dụng theo thời gian
- Trọng lượng nhẹ nên có thể dễ dàng sử dụng ở những nơi trên cao hoặc không gian lớn
- Áo cách nhiệt hiệu quả nên rất được ưa chuộng dùng khi trời lạnh hoặc trời nóng
- Giá thành rẻ
Nhược điểm
- Độ co giãn kém, không phù hợp để may trang phục mặc thường ngày
- Dễ cháy hoặc hư hỏng bởi nhiệt độ
- Dễ bị ám mùi
Có các loại vải dù nào?
Vải dù 650T
Là loại vải thường được sử dụng để làm tấm bạt tại những nơi có diện tích lớn như khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng… Đây cũng là chất liệu vải dù chống thấm có giá thành cao nhất hiện nay. Vải được cấu tạo bằng sợi đúc dạng 650T và được tráng lớp uli dày che khít từng kẽ của sợi vải.
Vải dù 420T
Cũng được tráng lớp uli dày nhưng vải được đúc dạng 420T. Chúng được sử dụng rộng rãi để che nắng che mưa cho các khu vực khoảng 30m đổ lại với khả năng chịu lực tốt.
Vải dù 210T
Vải có kết cấu sợi đúc dạng 210T với đặc tính dùng để che mưa, che nắng cho diện tích trong khoảng 25m đổ lại. Chúng có khả năng chịu lực gió khá tốt
Ứng dụng của vải dù trong đời sống
Nhờ khả năng chống thấm nước vượt trội cùng độ bền cao và trọng lượng siêu nhẹ. Vải dù polyester là chất liệu được tin dùng trong sản xuất các dòng balo, túi đeo chéo…
Ví đựng passport dù thậm chí còn được ưa chuộng hơn cả những dòng ví có chất liệu da hay PU hoặc vải thông thường nhờ khả năng chống nước và giúp bạn có thể dễ dàng bảo quản các giấy tờ của mình một cách trọn vẹn và tiện ích nhất. Bên cạnh đó các loại vali dù cũng nhận được sự ưa chuộng của nhiều người bởi khả năng chịu lực và chống nước tốt
Quan trọng nhất có thể kể đến chính là chức năng trong việc sản xuất ô dù và áo mưa. Trọng lượng nhẹ, lại gọn gàng, dễ bảo quản giúp vải dù che nắng trở thành chất liệu sản xuất ô dù quan trọng nhất
Và cuối cùng là tính ứng dụng trong ngành thời trang. Các mẫu áo khoác, quần dài, áo chống nước… được làm từ chất liệu này được rất nhiều người ưa chuộng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Một số cách bảo quản vải dù
- Nên sử dụng khăn ướt để lau chùi vải khi bị dính bẩn
- Nếu phải sử dụng bột giặt. Hãy đảm bảo tính tẩy rửa của chúng thấp để tránh vải bị ra màu hoặc mất cấu trúc
- Nên giặt bằng nước lạnh và phơi ở những nơi có bóng râm
- Nếu là các vất bẩn đơn giản, chúng ta có thể dùng băng dính để làm sạch vải
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để có thể lựa chọn, phân biệt cũng như bảo quản chất liệu vải dù một cách chính xác nhất. Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu hơn, hoặc có nhu cầu đặt may đồng phục tại Đồng Phục Nhất Tâm. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua 4 cách:
- Địa chỉ: 33E Hà Bá Tường, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 0902 66 5857 – 0909 772 860
- Fanpage: https://www.facebook.com/dongphucnhattam
- Email: info@dongphucnhattam.com
Từ khóa » Chất Liệu áo Khoác Dù
-
Áo Khoác Dù Là Gì? Tại Sao Vải Dù Dùng Làm May áo Khoác? - Lados
-
Vải Dù Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng Vải Dù May áo Khoác?
-
Áo Khoác Dù Là Gì? Ưu, Nhược điểm Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Vải Dù Là Gì ? Nguồn Gốc, đặc điểm, Phân Loại Vải Dù
-
Vải Dù Là Vải Gì? Phân Loại Và ứng Dụng Của Vải Dù.
-
Công Dụng Của áo Khoác Dù - Vmanly
-
ÁO KHOÁC DÙ - Chất Liệu : TRƯỢT NƯỚC
-
Áo Khoác Vải Dù Có Nóng Không Khi So Với áo Thun Lạnh? - Hinlet
-
ÁO KHOÁC DÙ CÓ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GÌ ? TẠI SAO NÊN ĐẶT ...
-
Vải Dù Là Gì? Từ A-Z Về Chất Liệu Vải Dù Bạn Cần Biết - Travelgear Blog
-
Áo Khoác Dù đa Năng - Mỏng Mà Lợi Hại! - The CIU
-
Áo Khoác Dù Là Gì - Autocadtfesvb
-
Vải Dù Là Gì? Nguồn Gốc, ưu điểm, ứng Dụng Của Vải Dù Là Gì?