Vải Gấm Và +4 Loại Vải Gấm Phổ Biến Nhất Hiện Nay?

Nội dung

Toggle
  • Vải gấm là gì?
  • Nguồn gốc lịch sử của vải gấm
  • Quy trình sản xuất vải gấm
  • Vải gấm gồm có những đặc tính như thế nào?
  • Top 4 loại vải gấm phổ biến hiện nay
  • Ứng dụng của vải gấm trong may mặc
  • Giá của các loại vải gấm
  • Cách bảo quản và vệ sinh vải gấm

Chắc hẳn nhắc đến những chất liệu may mặc cao cấp không ai là không biết vải gấm. Đây là loại vải có nguồn gốc ra đời sớm nhất. Chất liệu này vừa mang nét cổ điển, vừa đem lại phong vị sang trọng, cầu kì nhưng không kém phần tinh tế, lịch lãm…

Bạn biết gì về vải gấm?

Vải gấm là gì?

Vải gấm có chất liệu từ tự nhiên được dệt từ sợi tơ tầm. Đây là loại vải thượng hạng với kĩ thuật dệt tinh xảo và phức tạp nhất trong các phương pháp dệt lụa tơ tằm chỉ những thợ lành nghề, kĩ thuật cao mới có thể thực hiện được. Vải gấm có hoa văn cầu kì, sáng tạo kết hợp với bảng màu sống động nhưng vẫn đảm bảo được độ mịn và mượt. Mặt vải láng bóng nhẹ, óng ánh tự nhiên.

Vải gấm được rất nhiều người yêu thích lựa chọn để may các mặt hàng thời trang cao cấp. Thế nhưng, khi hỏi về thành phần của chất liệu này thì không phải ai cũng có thể trả lời đúng. Nếu bạn còn mơ hồ về thành phần của chất liệu này thì dưới đây là đáp án dành cho bạn.

Vải lanh là gì? Đặc điểm của vải lanh

Vải chiffon có ưu điểm gì nổi bật

Thành phần chính của chất liệu này được lấy từ tơ tằm tự nhiên. Do đó, kể từ khi xuất hiện, vải gấm chỉ thường được dùng cho vua chúa, giới quý tộc cầm quyền,… Và những trang phục hay phụ kiện làm từ vải gấm cũng được xếp vào hàng cao cấp, xa xỉ.

Vải gấm ngày càng được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn. Từ đó, vải gấm không còn chỉ góp mặt trong các sản phẩm áo gấm thời trang. Mà còn được ứng dụng trong việc sản xuất vật liệu trang trí nội thất, nhà cửa,…

Nguồn gốc lịch sử của vải gấm

Được mệnh danh là một chất liệu có lịch sử ra đời từ rất lâu về trước. Nhưng ít ai biết được chính xác rằng loại vải này đã có mặt cách đây khoảng 5000 năm. Tiên phong bắt nguồn đầu tiên chính là ở những nước Châu Á có thể kể đến như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,… và không thể thiếu Việt Nam. Rồi dần già, với sự phát triển, trao đổi mua bán mà vải gấm đã du nhập vào các nước phương Tây rồi lan toàn thế giới

Ở Việt Nam, làng Vạn Phúc (Hà Đông) được xem như cái nôi của lụa gấm, là nơi dệt gấm nổi tiếng nhất cả nước. Cho ra đời rất nhiều thước lụa đẹp đến tinh xảo mà ít có nơi nào có chất lượng bằng được

Quy trình sản xuất vải gấm

Sản xuất bằng phương pháp thủ công

Sau quá trình ươm sợi tơ, người ta sẽ tiến hành dệt nổi vải qua chiếc khung cửi thiết kế 2 tầng – còn có tên gọi khác là khung hoa. Để rút ngắn thời gian và tiện nhất trong khâu sản xuất thì điều khiển khung phải cần sự phối hợp của cả 2 người. Một người ngồi trên, một người ngồi dưới để đảm bảo tính đồng nhất trong khi dệt.

Trong quá trình này người ngồi trên sẽ kéo hoa, khi nào con thoi kêu 2 tiếng thì người ngồi dưới dệt cho đúng nhịp. Công đoạn này đòi hỏi thao tác của người dệt phải thực sự khéo léo, công phu và tỉ mỉ, thường để đáp ứng loại vải này phải là những người thợ có tay nghề cao.

Vải satin có ứng dụng gì trong may mặc?

Vải lụa có dùng để may váy được không?

Sản xuất bằng công nghệ hiện đại

Người ta đã chế tạo ra thiết bị có tên Jacquard được lắp vào khung dệt để giúp đơn giản hóa quy trình. Từ đó, tiết kiệm được thời gian sản xuất, tiết kiệm nhân công cũng như giảm được giá thành cho vải gấm.

Tuy nhiên, việc sử dụng máy móc vào trong khâu sản xuất không lột tả được vẻ đẹp của “tác phẩm nghệ thuật” mang tên “gấm” như những người nghệ nhân thủ công

Vải gấm gồm có những đặc tính như thế nào?

Ưu điểm

  • Độ bền của vải được đánh giá rất cao. Đây được xem là một chất liệu có độ dày nhất định với các liên kết chặt chẽ
  • Màu sắc của vải rất đa dạng, mình vải có độ bóng bẩy, óng ả
  • Họa tiết được dệt thành những hoa văn ẩn hiện cầu kỳ tinh xảo, mang tính nghệ thuật cao
  • Vải có khả năng giữ nhiệt rất tốt thích hợp vào mùa đông
  • Vải khá linh hoạt với nhiệt độ nên có thể mặc ở nhiều thời tiết khác nhau
  • Thân thiện với môi trường, nhờ thành phần chủ yếu là sợi tơi tằm, quá trình sản xuất thủ công không gây ô nhiễm môi trường, không gây kích ứng da.

Vải phi bóng có đặc điểm gì nổi bật

Phân loại Vải rayon phổ biến hiện nay

Top 7 loại Vải đũi may quần áo nhiều hiện nay

Nhược điểm

  • Vải có độ dày nên đôi khi sẽ mang đến cảm giác bí, nóng khi mặc
  • So với lụa hay đũi thì độ mềm mại, mịn màng của gấm không bằng
  • Tuổi thọ của vải sẽ kém bền nếu bị ướt
  • Khâu bảo quản và vệ sinh phức tạp
  • Vải dễ bị ngả màu, gây nên hiện tượng ố vàng nếu dính mồ hôi
  • Đối với dòng vải gấm polyester vải dễ bám bụi cũng như bí nóng khi mặc và đặc biệt không thân thiện với môi trường
  • Vải thấm nước, phơi lâu khô, ẩm trong thời gian dài sẽ sinh ra một mùi vải rất khó chịu là trở ngại lớn trong quá trình vệ sinh

Top 4 loại vải gấm phổ biến hiện nay

Hiện nay người ta đã cho ra đời khá nhiều các loại vải khác nhau . Dưới đây là 4 loại vải gấm được dùng nhiều nhất

Vải gấm hoa nổi

Là là loại gấm mang nét nghệ thuật, thẩm mỹ cao bởi những hoa văn, họa tiết được thêu nổi trên bề mặt vải. Từ đặc điểm  này, khi may đồ bằng gấm hoa nổi sẽ toát lên được cảm giác cực kỳ sang trọng và tinh tế.

Chất liệu gấm hoa nổi

Vải gấm trơn

Được xem là một chất liệu gấm truyền thống – vải gấm trơn là một trong những loại gấm được sử dụng ở hầu hết khắp nơi trên thế giới. Mặc dù có bề mặt trơn nhẵn có phần đơn điệu. Tuy nhiên chính vì đặc điểm này đã thể hiện được ưu điểm óng ả, tinh tế, đơn giản, sang trọng của chất liệu. Đồng thời, gấm trơn có tuổi thọ được đánh giá rất cao.

Các loại vải thường dùng trong may mặc

Chất liệu gấm trơn

Vải gấm cứng

Nếu những chất liệu khác có độ rũ cao thì đối với gấm cứng mình vải sẽ có phần cứng form hơn. Quy trình sản xuất đơn giản nhiều hơn gấm trơn. Tuy nhiên, phần sang trọng, “điệu đà”, thướt tha của gấm cứng sẽ không bằng

Chất liệu gấm cứng

Vải gấm trắng

Vải có màu sáng, thuần khiết nhất trình là sắc trắng. Kết hợp với chất liệu óng ả, bóng bảy, thướt tha của gấm thì gấm trắng rất được nhiều người ưa chuộng

Chất liệu gấm trắng

Ứng dụng của vải gấm trong may mặc

May thời trang

Đối với ngành thời trang – may mặc, như làm vải may váy, vải may đầm, vải may áo dài, gấm được xem là một chất liệu xa xỉ, cao cấp bậc nhất khi may trang phục. Tại Châu Á, gấm thường được dùng để may những bộ trang phục truyền thống không bao giờ lỗi thời. Chẳng hạn như: Áo dài, áo bà ba, Kimono, sườn xám, Hanbok…

Ngoài ra còn được dùng cho những bộ lễ phục trong các lễ hội làng, trong các hội hè tái hiện lại các lễ nghi của vua chúa ngày xưa…

May chân váy đồng phục công sở giá rẻ tại TPHCM

Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ

Ở những làng gấm Việt Nam, không khó để bắt gặp những đồ dùng thủ công mỹ nghệ phong phú nổi bật được làm từ gấm

Sản xuất đồ trang trí nội thất

Với mình vải óng ả, mượt mà, có độ bóng bẩy, vải gấm được ứng dụng để sản xuất rèm cửa, vỏ bọc chăn ga gối nệm, khăn trải bàn, đệm… Những đồ dùng được làm từ gấm toát lên vẻ đẳng cấp, sang trọng và tinh tế

Giá của các loại vải gấm

Vải gấm có nhiều loại và nhiều phân khúc nên giá cũng nhiều loại khác nhau như

Vải gấm tơ tằm có giá trên 400.000đ/mét từ 410.000đ/mét đến 500.000đ/mét

Gấm lụa Thái Tuấn có giá từ 250.000đ/m đến 300.000đ/mét

Gấm ngũ sắc Thái Tuấn có giá 400.000đ/mét

Vải gấm trắng có giá từ 300.000đ đến 350.000đ/mét

Ngoài ra còn có các loại gấm nhập từ Trung Quốc có giá khá rẻ từ 90.000đ/ đến 150.000đ/mét tuy nhiên chất lượng không thể so với Gấm của Việt Nam mình vì vậy cần phải hỏi kỹ chủ bán vải hoặc học cách nhận diện để không phải mua vải gấm Trung Quốc giá cao nhé. Tốt nhất hãy tìm đến những địa chỉ uy tín có thương hiệu như Gấm Thái Tuấn nhé

Cách bảo quản và vệ sinh vải gấm

Đây là một loại vải khá “khó chiều” nên để có tuổi thọ cao, bạn cần:

  • Hạn chế sử dụng máy giặt và tốt nhất nên giặt vải bằng tay dể đảm bảo độ bền của vải
  • Không nên sử dụng những chất tẩy rửa mạnh lên áo. Nên dùng những chất tẩy có từ thiên nhiênn để không gây hại sản phẩm
  • Nhiệt độ nước giặt gấm phải vừa phải khoảng 30 độ C. Không nên giặt bằng nước quá lạnh vì vải dễ bị co rút, nước quá nóng sẽ mất đi độ bóng của vái
  • Để giữ màu vải cần lộn bề trái khi phơi cũng như phơi ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời
  • Phơi sản phẩm ở những khu vực có gió tự nhiên hoặc thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp để đảm bảo chất lượng vải

Trên đây là những khám phá về chất liệu vải gấm mà đồng phục Tiến Bảo mang lại. Mong rằng, với những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH MAY VÀ THƯƠNG MẠI TIẾN BẢO

Địa chỉ xưởng: 59M đường HT44, Hiệp Thành, Quận 12, Tp.HCM

Website: dongphuctienbao.com

Fanpage: May Áo Đồng Phục Công Ty Tiến Bảo

Điện thoại: 0902 335 112: Mr Tiến

Email: f5.dongphuc@gmail.com

Đánh Giá Nguyễn Văn TiếnNguyễn Văn Tiến

Founder và CEO của Tiến Bảo Uniform. Ông tốt nghiệp chuyên ngành may thời trang của Đại học Công Nghiệp TPHCM và quản trị kinh doanh trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Sau khi ra trường ông làm việc cho các công ty chuyên về may mặc hàng xuất khẩu như công ty Liên doanh Vĩnh Hưng chuyên may thời trang xuất đi Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Năm 2013, ông thành lập Công Ty TNHH May & TM Tiến Bảo và bắt đầu cung cấp các dịch vụ may đồng phục trong và ngoài nước.

dongphuctienbao.com

Từ khóa » Gấm Nhật